K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2017

Chọn đáp án: A

11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: C

Bài 2. Cho đoạn văn sau:   “Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây  bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm… của buổi tựu trường.   Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.(Tôi đi học – Thanh Tịnh)a. Đoạn văn có chép thiếu 1 từ ở dấu 3 chấm, em hãy bổ sung từ...
Đọc tiếp

Bài 2. Cho đoạn văn sau:

   “Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây  bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm… của buổi tựu trường.

   Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

(Tôi đi học – Thanh Tịnh)

a. Đoạn văn có chép thiếu 1 từ ở dấu 3 chấm, em hãy bổ sung từ còn thiếu và giải thích ý nghĩa của từ đó.

b. Chỉ ra trường từ vựng thiên nhiên trong đoạn văn trên.

c. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 2 và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

d. Em hãy viết 1 đoạn văn quy nạp từ 5 – 7 câu ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016,tr.5) Các đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phương tiện nào? Chỉ rõ những phương tiện đó.

0
22 tháng 9 2021

Tham khảo:

Với việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã cho ta thấy được những cảm xúc trong ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi. Những thứ cảm xúc bồi hồi ấy đã được so sánh với những cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Từ đó, người đọc có thể hình dung dễ dàng đó là những cảm xúc trong sáng, tươi tắn và trong trẻo và bồi hồi, xao xuyến của nhân vật tôi trong ngày thiêng liêng đó của mình

22 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng. Những cảm xúc trong ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi đã được so sánh với những cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Từ đó, người đọc có thể hình dung dễ dàng đó là những cảm xúc trong sáng, tươi tắn và trong trẻo và bồi hồi, xao xuyến của nhân vật tôi trong ngày thiêng liêng đó của mình. Hình ảnh so sánh đã làm cho người đọc thấy ấn tượng khó quên về ngày khai trường trong tâm trí tác giả.

Tham Khảo:

 

Nhà văn thật tài tình khi dẫn dắt cảm xúc của chúng ta xuyên suốt, liền mạch theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.” Mùa thu, mùa của sự dịu dàng, thanh bình, mùa của những cái nắng vàng nhạt không cháy da cháy thịt như mùa hè nữa, đó cũng là mùa tựu trường của không chỉ nhân vật tôi mà của tất cả các bạn học sinh khác nữa. Và cái cảm giác, cái dư vị mà “tôi” cảm thấy rõ rệt nhất, không thể nào bị pha trộn được đó là “những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” hay “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học.” Những xúc cảm đầu đời, những trải nghiệm thú vị như đang ùa về theo từng thước phim quay chậm được Thanh Tịnh miêu tả thật nhẹ nhàng, sâu lắng, thật trong sáng nhưng cũng rất rụt rè, sợ sệt.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hằng năm cứ vào cuối thu , lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.          Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng .          Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Hằng năm cứ vào cuối thu , lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

          Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng .

          Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết . Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường , lòng tôi lại tưng bừng rộn rã . Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp . Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần , nhưng lần này tự nhiên thấy lạ . Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : Hôm nay tôi đi học.

(Trích “Tôi đi học”)

Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ trên đường tới trường.

Câu 3: Chỉ ra câu ghép được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 4: Vì sao câu văn em vừa tìm được ở câu 3 là câu ghép?

1
29 tháng 11 2021

1. PTBĐ: Miêu tả và biểu cảm

2. 

Em tham khảo:

Khi cùng mẹ trên con đường tới trường

Con đường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
Nhân vật “tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay.
Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.
Bỗng thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa.
Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường. Nhân vật "tôi" cảm thấy mình bé nhỏ so với nó, đâm ra lo sợ vẩn vơ. 

3. ''Hằng năm cứ vào cuối thu , lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.''

4. Câu này chị chưa hiểu câu hỏi lắm?

30 tháng 11 2021

dạ e cảm ơn ạ

 

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.          Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”…Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào đã học?  Cho biết tác giả của đoạn trích đó là ai?   Văn bản...
Đọc tiếp

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

          Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”…

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào đã học?  Cho biết tác giả của đoạn trích đó là ai?   Văn bản thuộc thể loại gì ? Chủ đề của văn bản đó là gì?

Câu 2: Hãy tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên? Biện pháp tu từ nào cũng được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên của em có sử dụng ít nhất là một từ tượng hình, một từ tượng thanh và gạch chân

0
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường (1).Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.(2)        Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ...
Đọc tiếp

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường (1).

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.(2)

        Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết (3). Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã (4). Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp (5). Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ (6). Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học (7).”

                                                                         (Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Câu (1) gợi cho em những cảm xúc gì?

Câu 3: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (2).

Câu 4: Hãy viết đoạn văn khoảng 8 - 12 câu, nêu cảm nghĩ của em về tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu mở rộng thành phần, gạch chân dưới câu đó.

0