K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2017

Đáp án: D

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

9 tháng 4 2020

 Tìm hiểu đề và lập dàn ý

– Lập dàn bài

– Viết bài

– Đọc lại và sửa chữa

2. Dàn bài của một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần :

– Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Chú ý phần kết bài phải hô ứng, nhất quán với phần mở bài).

3. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Lập luận chứng minh

Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.

Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..

Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.

II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh

Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;

– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;

– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;

– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.

Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.

Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.

III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:

– Tìm hiểu đề và tìm ý;

– Lập dàn bài;

– Viết bài;

– Đọc lại và sửa chữa.

IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh

– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:

– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Gợi ý làm bài:

a) Tìm hiếu đề và tìm ý

– Xác định yêu cầu chung của để bài.

Đề nêu ra một tư tưởng thê hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.

– Từ đó, hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?

– Muốn chứng minh, có hai cách lập luận:

+ Nêu dẫn chứng xác thực.

+ Nêu lí lẽ.

b) Lập dàn bài

– Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sông mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.

– Thân bài (phần chứng minh)

+ Xét về lí lẽ:

(+1) Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

(+2) Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được việc gì.

+ Xét về thực tế:

(+1) Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công (nêu dẫn chứng).

(+2) Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).

– Kết bài: Mọi người nêu tư tưỏng ý chí và nghị lực, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đòi làm được việc lớn.

c) Viết bài

Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài.

– Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau:

+ Đi thẳng vào vấn đề.

+ Suy từ tâm lí con người.

– Thân bài:

+ Trước hết, phải có các từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nôi phần Mở bài: thật vậy hoặc đúng như vậy…

+ Viết đoạn phân tích lí lẽ.

+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.

– Kết bài.

+ Sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…

+ Chú ý: Kết bài nên hô ứng với phần Mở bài:

(+1) Nếu Mở bài đi thẳng vào vấn đề thì Kết bài cũng nêu ngay bài học.          ,

(+2) Nếu Mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?

(+3) Nếu Mở bài bằng cách suy từ tâm lí con người thì có thể kết bằng ý: Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.

d) Đọc lại và sửa chữa.

Sau khi làm bài xong, các em nên đọc lại và sửa chữa.

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

 Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

 
23 tháng 8 2017

- Nói như vậy là không đúng, người nói tỏ ra không hiểu cách về làm văn chứng minh.

- Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải để dẫn chứng thể hiện được điều mình muốn chứng minh.

- Câu ca dao trên làm theo thể thơ lục bát, tiêu biểu cho sự giàu đẹp về thanh điệu của tiếng Việt. Tuy nhiên, cần phân tích diễn giải thì câu ca dao mới có giá trị chứng minh.

12 tháng 4 2020

a, sự thật(chứng cứ xác thực)

b, những lí lẽ, bằng chứng chân thực

c, lựa chọn, thẩm tra, phân tích

10 tháng 4 2020

a, Văn nghị luận                        b, Lí lẽ, bằng chứng                                   c, Thừa nhận

NG
2 tháng 12 2023

- Nhan đề chính là nội dung: Đặt ra câu hỏi Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? và đi lí giải câu hỏi đó.

- Ở văn bản này, người viết đưa ra các nội dung nhằm bảo vệ những loài động vật.

- Để bảo vệ, người viết đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng:

+ Những loài động vật nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

=> Dẫn chứng: đứng nhìn lũ kiến hành quân tha mồi về tổ, buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi.

+ Động vật gắn liền cuộc sống con người.

=> Dẫn chứng: gà gáy báo thức, chim hót trên cây, lũ trâu cày ruộng gắn với người nông dân lao động thôn quê hay như công viên có rất nhiều loài động vật là nơi trẻ nhỏ thích đến.

+ Động vật có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, môi trường sinh tồn của con người.

=> Dẫn chứng: Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người.

- Vấn đề bài viết nêu lên có liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em. Vì môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa và các loài cũng bị đe dọa về môi trường sống.

- Để giải quyết vấn đề đó, chúng ta cần có những hành động thiết thực như:

+ Trồng cây xanh bảo vệ môi trường.

+ Kêu gọi bảo vệ môi trường sống động vật.

+ Không sử dụng sản phẩm của những loài động vật quý hiếm.

a) Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

    Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Thất bại là mẹ của thành công.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

hok tốt!!

a. Luận điểm: khuyên con người không sợ sai lầm.

Những câu văn mang luận điểm:

  • Nhan đề của bài văn: Không sợ sai lầm
  • Nếu bạn muốn sông một đời mà không phạm chút sai lầm nào, thì đó là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. 
  • Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
  • Thất bại là mẹ của thành công.
  • Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ sau:

  • Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
  • Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi. - Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! - Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
  • Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. - Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm?
  • Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.
  • Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.
  • Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.
  • Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả.
  • Có người phạm sai lầm thì chán nản. - Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.
  • Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác đế tiến lên. Như vậy, với các luận cứ trên ta nhận thấy: Đây là những luận cứ rất có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống của con người
16 tháng 12 2018

Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi:

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí

- Lối viết phong phú, nhiều hình ảnh, dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế

- Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng

15 tháng 3 2020

Trước hết, tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lấy dẫn chứng rõ ràng cụ thể sự giản dị của Bác được thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống. Bữa cơm của Bác hết sức đạm bạc, “chỉ có vài ba món ăn rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”, đó chính là biểu hiện của sự quý trọng lao động và thành quả người lao động làm ra. Căn nhà nhỏ giản dị, đơn sơ mà lúc nào cũng lộng gió thời đại và chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Nơi ở của Bác thật gần gũi với thiên nhiên, với ánh sáng, hương thơm, cây cỏ, cuộc sống của Bác mới tao nhã làm sao. Lối sống của Bác cũng hết sức dung dị, những việc hàng ngày Bác làm giản dị biết mấy mà cũng sâu sắc biết mấy. Bất cứ chuyện gì dù nhỏ hay lớn nếu có thể tự làm Bác đều tự mình làm lấy, không cần đến sự giúp đỡ của ai. Từ những việc lớn như lo cho vận mệnh đất nước cho đến việc nhỏ như viết thư cho các cháu miền Nam Bác luôn làm bằng một trái tim yêu thương bao la vô bờ, đó là sự quan tâm chân thành, sâu sắc.

   Sự giản dị đó không có nghĩa là Bác đang rời xa cuộc sống giống như các nhà Nho ẩn dật xưa, mà cuộc sống của Bác là “đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Đây chính là nét đẹp sáng ngời trong lối sống của Bác để thế hệ sau cùng noi theo học tập.

   Không chỉ giản dị trong đời sống và trong quan hệ với mọi người, Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết. Những chân lí luôn được Bác truyền đạt bằng hình thức ngôn ngữ hết sức dễ hiểu, ngắn gọn, súc tính như: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” hay “Nước Việt Nam là một dân tộc, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi của thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” ,…

   Trong đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ, người viết đã có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chứng minh với giải thích, bình luận, lựa chọn dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. Tác giả có sự gần gũi, am hiểu về lối sống con người Bác nên có những dẫn chứng hết sức giản dị, giàu sức thuyết phục, tác động đến nhận thức, tình cảm của người đọc

16 tháng 3 2020

. Dẫn chứng xác đáng để chứng minh đức tính giản dị của Bác:

* Trong đời sống thường nhật:
- Trong bữa cơm và đồ dùng, thì "bữa cơm chỉ có vài ba món", "lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào", "cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất".
- Lời bình "Ở việc làm nhỏ đó...người phục vụ", cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân dân và công sức của những người phục vụ mình.
- Ngôi nhà của Bác "vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng", và lúc nào cũng chan hòa ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, thể hiện lối sống yêu và gần gũi chan hòa với thiên nhiên, cùng tâm hồn thanh bạc và tao nhã của Người.
- Trong làm việc, công tác Bác là người "suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc", Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác => Hồ Chủ tịch là một người tận tụy, cần mẫn, yêu lao động.
- Trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân,...

* Trong lời nói và bài viết:
- Đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi", mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.