K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2023

- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đầu :

+ Nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi

+ So sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

+ Liệt kê : biển lúa, cánh cò, mây mờ

=> Tác dụng: khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước. 

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các biện pháp tu từ:

- Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi

- BPTT so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

- Ẩn dụ: biển lúaần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn

Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2

- Sử dụng phép nhân hóa so sánh phong phú, có hiệu quả.
=> Giúp cho văn bản trở thành một bức tranh tự nhiên, sinh động với những hình ảnh hùng vĩ, tươi đẹp của thiên nhiên, với những hình ảnh mạnh mẽ của con người cùng với những hình ảnh vượt thác vô cùng hào hùng.

4 tháng 5 2019

So sánh và nhân hóa.

So sánh có tác dụng là:giúp cho câu văn gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng hơn.Mục đích của sự so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau. Mà để nhằm diễn tả hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc hiểu biết sự vật một cách sinh động

Nhân hóa có tác dụng là:nhân hóa khiến sự vật, sự viêc trở nên sinh động gần gũi với đời sống con người. Biện pháp nhân hóa cũng đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao.

Đây là tác dụng khái quát của phép nhân hóa và so sánh.

15 tháng 10 2021

TL:

sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

tác dụng làm vật trở nên sinh động hơn

^HT^

TL

-Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

-Tác dụng làm vật trở nên sinh động hơn

Hoktot~

3 tháng 2 2022

Phép điệp từ điệp ngữ “mùa xuân”,”lộc”,”người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khi gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân. 

3 tháng 2 2022

Tham khảo:

Từ mùa xuân thiên nhiên đất trời, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng. Tác giả hướng tình cảm tới những con người cụ thể - những con người làm nên lịch sử:

 

"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”.

Các điệp ngữ “mùa xuân”,”lộc”,”người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khi gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân. Nhà thơ đã sáng tạo cặp hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân để nói về hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Đó là người chiến sĩ và người lao động – bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, quê hương. Từ “lộc” được dùng với hai lớp nghĩa : tả thực chồi non, nhành biếc và ẩn dụ cho sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, thành quả tốt đẹp là mùa xuân. “Lộc” trên cành lá ngụy trang theo bước chân người cầm súng ra trận,“lộc” trải dài trên những nương mạ theo bàn tay người ra đồng. Như thế, người chiến sĩ, người lao động đã đem mùa xuân, gieo mùa xuân đến mọi miền đất nước.Họ trở thành những con người làm ra mùa xuân, bảo vệ mùa xuân. Và họ đã làm nên cái giai điệu chính của bản hợp xướng mùa xuân, tạo nhịp điệu hối hả, hào hùng:

 

"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

Nghệ thuật điệp ngữ “tất cả” cùng các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bật không khí khẩn trương, náo nức của đất nước trong những năm tháng gian lao, hào hùng. Cách ngắt nhịp 2/1/2 làm cho câu thơ vang lên một nhịp điệu tươi vui, mạnh mẽ. Đó là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.

Phân tích khổ 2 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 2

Thông qua khổ thơ thứ 2 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ta thấy vần thơ giản dị nhưng tuyệt vời, tác giả mô tả một mùa xuân cách mạng của quê hương đất nước:

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng

Hai câu đầu tác giả nhấn mạnh đến mùa xuân chiến đấu, mùa xuân của "người cầm súng" với "Lộc giắt đầy quanh lưng". "Lộc" có nghĩa đen là một chồi xanh, non tơ, biểu tượng sức sống khi mùa xuân đến. Ở đây, từ "lộc" biểu hiện cho một niềm tin, một thành quả đo cách mạng đem lại, là kết quả. Người chiến sĩ với "Lộc giắt đầy quanh lưng" khi ra chiến trường với một mong muốn cao nhất là phải chiến thắng quân thù.

"Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ". Với mùa xuân của những người lao động sản xuất thì từ "lộc" tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, tượng trưng cho sự "trúng mùa" của công việc sản xuất. Mọi người dân lao động đều mong muốn mình phải cống hiến sức lực, tài năng, để lao động xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc.

 

Trong khổ thơ này, "mùa xuân chiến đấu" đối xứng với "mùa xuân sản xuất", "người chiến sĩ' đối xứng với "người lao động sản xuất", tác giả đã nêu bật nhiệm vụ hàng đầu của đất nước ta lúc bấy giờ là phải vừa chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa phải ngày đêm lao động sản xuất, xây dựng quê hương sau chiến tranh, góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh. Bởi vậy, mọi người đều tự giác, tự nguyện:

"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao"

Câu thơ giản dị, điệp ngữ "tất cả như diễn tả sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động. Từ "xôn xao" vừa gợi tả vừa gợi thanh – âm thanh nhỏ mà có chiều sâu của cuộc sống đang phát triển, đang reo vui. Lời thơ nhỏ nhẹ, chứa chất suy tư tha thiết chân thành mà vẫn sâu lắng.