K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2020

- Buổi sáng :

+ 6h30' thức dậy , đánh răng , rửa mặt , vệ sinh cá nhân .

+ 6h50' ăn sáng , chuẩn bị bài đầy đủ trước khi học online .

+ 8h - 10h25' : học online ( ở chỗ mik học giờ này còn ở chỗ bạn học giờ nào thì tự thay nhé ! )

- Buổi trưa :

+ 10h30' - 11h' : nấu cơm .

+ 11h - 11h30' : ăn trưa , rửa bát .

+ 11h30' - 13h30' : ngủ trưa .

- Buổi chiều :

- 14h - 16h25' : học online ( tự thay giờ )

- 16h30' - 19h : nấu cơm , thể dục thể thao , tưới rau ( hoa ) , trông em , tắm giặt , ăn tối , rửa bát.

- Buổi tối :

+ 19h15’ – 22h30’ ( hoặc 23h ) : học bài ( gồm : làm bài tập về nhà , đọc trước bài mới )

+ 22h30’ ( hoặc 23h ) : đi ngủ

Chúc bạn học tốt

7 tháng 5 2020

Các bạn làm cho mình đi mình cần gấp ai làm hay mình k cho

7 tháng 5 2020

Khi con nghỉ học tránh dịch Covid-19  nếu biết tận dụng thì chính thời gian này, cha mẹ và con cái có những kỷ niệm khó phai, con làm thêm được việc mới,  có ý nghĩa dù nhỏ.

Con trai tôi lớp 7 đã biết nấu ăn từ lâu, nhóc nhỏ lớp 3 thì chưa nhưng thỉnh thoảng được cha mẹ hướng dẫn. Việc nấu cơm chua bao giờ tự làm, thế nhưng những ngày nghỉ vừa qua, con đã nấu hai bữa cơm. Hai bữa cơm không hoàn hảo, một bữa nhão, một bữa khô nhưng tôi lại động viên con cứ làm, từ từ rồi sẽ quen. Những ngày qua, nhóc em đã nấu cơm “sành” hơn, đó cũng là niềm vui khi “con lớn hơn từng ngày trong mùa ... dịch”.

Trong khi đó, một giảng viên ở khu vực Tậy Nguyên kể: “Con gái tôi năm nay đang học lớp 4. Con có “tâm hồn ăn uống” nên đã biết làm được vài món đơn giản nhưng trong năm học do con học ngày 2 buổi nên ít khi có thời gian để tự vào bếp. Tranh thủ dịp nghỉ dài ngày hiếm hoi này, tôi cho con tự làm những món mà con thích. Vậy là con hào hứng làm món trứng ốp la ăn với bánh mì vào buổi sáng. Con không chỉ làm cho mình mà còn làm cả cho em và mẹ. Khi mấy đứa nhỏ trong xóm đến chơi, con lại khoe mình đã biết làm trứng ốp la cho cả nhà. Nhìn vẻ mặt con lúc ấy, tôi thấy vui vì mình đã để con có cơ hội trổ tài. Ôn bài kiểu này, con chẳng kêu chán chút nào!”.

Nghỉ học tránh dịch Covid-19, con đã biết nấu cơm ! - ảnh 1

Các "cầu thủ" nhí đeo khẩu trang chuẩn bị đá bóng

THÁI HOÀNG

Có nhiều thời gian cho sách, hoạt động thể lực

Con thích đi đọc sách ở thư viện nên cứ hè đến là lại đòi mẹ chở đi 3, 4 lần/tuần. Vì hạn chế đến nơi đông người nên thay vì đến phòng đọc thiếu nhi, tôi mượn sách về nhà cho con đọc. Thay vì mượn truyện, tôi chọn cho con mấy cuốn sách kỹ năng sống để xem thái độ con thế nào. Con tỏ ra rất thích thú và đọc ngấu nghiến chỉ trong 1 ngày là xong 1 cuốn. Đọc xong con đọc lại lần 2. Con còn hý hoáy viết lại một vài chỉ dẫn mà con thích rồi đố mẹ.

Nghĩ lại thì kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19 này giống như kỳ nghỉ hè sớm của con. Con được chơi với em, xem hoạt hình với em, được đọc nhiều sách, làm món ăn con thích, ngủ muộn hơn, dậy muộn hơn và nhiều điều thú vị khác nữa.

Ôn bài trong sách giáo khoa chỉ là một phần nhỏ trong những ngày nghỉ tránh dịch Covid-19 của con. Nhờ đó con được làm những điều con yêu thích. Nhờ bị đứt tay khi cắt rau, bị dầu bắn khi làm món trứng ốp la, con hiểu hơn giá trị của món ăn mà bố mẹ đã vất vả dành cho con.

Những ngày nghỉ học phòng chống dịch Covid-19, những đứa trẻ trong khu phố tôi ở vẫn thường tập trung trước sân nhà tôi đá bóng, ném bóng và những trò chơi trẻ con khác. Những ngày này, đường thông thoáng là dịp để trẻ con vận động nhiều hơn, vừa rèn luyện sức khỏe vừa chống virus khi thỏa thích hoạt động giữa cái nắng, cái gió.

Ấn tượng nhất là sự xuất hiện những  đứa trẻ vừa mang khẩu trang vừa đá bóng. Để phòng chống virus corona, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường nhắc nhở con ra đường đeo khẩu trang nên  "cầu thủ" nhí  đeo khẩu trang đá bóng trở thành điều ấn tượng khó phai trong những ngày trẻ  nghỉ học phòng dịch Covid-19 ở khu phố tôi.

Tạo sân chơi cho các con trong dịp nghỉ để phòng tránh  dịch, cũng là dịp dạy những đứa trẻ ít nhiều về việc phòng tránh virus và vệ sinh cá nhân hằng ngày.

 Kỳ nghỉ  học tránh dịch Covid-19 bất đắc dĩ này hóa ra cũng đem lại khá nhiều lợi ích mà mẹ chưa từng nghĩ đến.

28 tháng 4 2021

Ngày mai (2/3), con lại được đến trường sau kỳ nghỉ Tết dài dằng dặc vì dịch Covid-19. Dù đến trường, con vẫn phải đeo khẩu trang, giãn cách và thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch nhưng mẹ chắc rằng, con sẽ vui lắm vì được gặp lại thầy cô, bạn bè.

Và quan trọng hơn là con được thay đổi cách học online mà không chỉ với con, mà nhiều học sinh đã cảm thấy “quá tải”. Dù thường xuyên động viên con phải cố gắng thích nghi với mọi hoàn cảnh nhất là trong điều kiện dịch dã như thế này, cố gắng tập trung nghe giảng để tích lũy kiến thức, nhưng mẹ cũng không thể trách mắng hay phạt con mỗi khi nhìn thấy con uể oải trong các tiết học online, thấy con mất tập trung, thậm chí gà gật…

Mẹ trách sao được khi con đã rất cố gắng, đã tự giác bằng cách mang máy tính ra phòng khách học, bật to míc để chống lại cám dỗ của bản thân. Mà không chỉ có con, mà nhiều bạn lớp con cũng trong tình trạng “tâm hồn treo ngược cành cây” khi học như vậy. Hầu như các câu hỏi, nhiều bạn không tập trung nên không biết cô hỏi gì, khiến cả lớp cười vỡ bụng vì cô hỏi một đằng, con trả lời một nẻo hoặc không liên quan.

Con còn nhớ, có những bạn nhỏ bằng tuổi con, thậm chí em bé hơn con rất nhiều nhưng đã phải xa vòng tay cha mẹ nhiều tháng trời vì dịch dã. Đến cả khi muốn gặp mẹ, cũng phải đứng rất xa. Rồi cả khi những giọt nước mắt ướt đầm vai áo mẹ và con, họ cũng không thể nào sát lại được gần nhau. Đó là sự hy sinh không nhỏ để các con có được ngày đến trường hôm nay.

Vì thế, mẹ mong con đến trường với rất nhiều niềm vui, nhưng cũng đừng quên sự hy sinh cao đẹp của rất nhiều người để con có được niềm vui, con nhé!

Mẹ mong con luôn ý thức được điều này, để luôn làm những điều nhỏ bé mà bất cứ ai cũng có thể làm được, là chấp hành các quy định về phòng chống dịch của nhà trường và xã hội, từ những việc đơn giản như đeo khẩu trang, sát khuẩn, thực hiện giãn cách... Chỉ cần như thế là con cũng đã góp sức mình vào việc giữ sự bình yên cho chính bản thân và xã hội.

Mỏi tay quá gửi E nhaleungoam

28 tháng 4 2021

đây là ah viết theo mẹ nha E có thể thay từ mẹ vào từ con
 

9 tháng 6 2021

      Hà Nội, ngày..tháng..năm..

Kính gửi các y bác sĩ!

Vào thời điểm chống dịch covid-19 này, ai ai cũng lo sợ và có người còn bị thất nghiệp. Mọi người đều ở trong nhà để tránh bị lây dịch bệnh. Nhưng ít ai biết, những anh hùng áo trắng vẫn đang ngày đêm chống lại cơn đại dịch covid-19 đó không ai khác chính là các y bác sĩ đang ở tuyến đầu phòng chống đại dịch bệnh. 

    Các y bác sĩ không cần phải ra chiến trường mới là anh hùng mà các y bác sĩ vẫn luôn là anh hùng áo trắng của dân tộc Việt Nam! Cháu mong các y bác sĩ sẽ có thật nhiều sức khỏe đấy đẩy lùi đại dịch covid!!

 

3 tháng 5 2020

TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH COVID-19 EM ĐÃ LÀM RẤT NHIỀU VIỆC CÓ ÍCH :

-DỌN NHÀ

-NẤU ĂN 

-RỬA BÁT ĐŨA

-TRỒNG CÂY XANH

EM CÒN RẤT VUI KHI ĐƯỢC VỀ THĂM ÔNG BÀ THƯỜNG XUYÊN.

-DỌN DẸP ĐƯỜNG PHỐ XUNG QUANH MÌNH

5 tháng 5 2020

Cảm ơn bạn!

12 tháng 5 2021

TK:

I. Mở bài

- Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.

2. Biểu hiện tình đoàn kết

* Khi có chiến tranh

- Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).

* Khi hòa bình

- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.

3. Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết

– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.

– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết còn người tạo nên sức mạnh vượt trội.

- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.

- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Làm sao có được sự đoàn kết ?

+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.

+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

- Lên án người không có sự đoàn kết:

+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.

+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.

III. Kết bài

- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.

Cùng nhau đẩy lùi dịch Co-vid-19!!!!!!!!!!!!!!!!!