K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2020

Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi

Học Tử Trường chừ thú tiêu dao
Qua những hình ảnh có tính ước lệ, cường điệu giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, sớm gõ thuyền, chiều lần thăm khách hiện lên trong dáng vẻ của một con người có tâm hồn khoáng đạt, thích ngao du. Vị mặc khách ấy như thể đang vi vu với gió trăng, trởi bể suốt tháng ngày. Hai từ láy chơi vơi, mải miết càng tô đậm thêm sự say mê, đắm chìm trong giấc mộng hải hồ. Phép liệt kê đã đưa khách viễn du đến những cảnh đẹp của Trung Quốc, rồi lại trở về lướt thuyền tới sông Bạch Đằng. Những vùng đất bắc phương kia, dẫu khách chưa từng đặt chân đến, có khi chỉ biết qua sách vở nhưng đã thể hiện sự hiểu biết rộng của một bậc nho sĩ và cái tráng trí bốn phương của kẻ lãng du. Đi để khám phá thiên nhiên, để mở mang tri thức. Vì thế cứ nơi có người đi, đâu mà chẳng biết, dù vài trăm trong dạ cũng nhiều nhưng tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết. Khát vọng, hoài bão được thưởng ngoạn, ngao du cứ thế mà bay bổng. Nên điển tích Tử Trường không phải để học cách ghi chép sử kí, mà là học cái thú tiêu dao. Sự học ấy là để hòa mình vào thắng cảnh, nghiên cứu lịch sử, trau dồi học thức và cũng để giãi bày tâm sự.

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Tham khảo:

 

Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
7 tháng 5 2023

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, có những màu sắc tươi tắn, rạng rỡ khiến ai cũng yêu quý, thích thú, có những gam màu trầm tối, u buồn làm nền cho những khoảng sắc sáng màu kia. Tuy nhiên, một bức tranh hoàn hảo chỉ khi mang đủ những sắc màu cần thiết, dung hòa và bổ trợ lẫn nhau, cũng như cuộc sống phải có niềm vui, có nỗi buồn để con người ta biết trân trọng, yêu quý. Bolke từng nói: "Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng". Câu nói đặt ra bài học về nhận thức giá trị cuộc đời đúng đắn, khách quan, có giá trị đến tận ngày nay, khiến người đọc phải suy ngẫm, nghĩ ngợi.

Hình ảnh "ánh sáng - bóng tối" được sử dụng ẩn dụ cho những định nghĩa đối lập. Nếu "ánh sáng" là khát vọng sống mãnh liệt, là thành công, là bến bờ thắng lợi, thì "bóng tối" là khổ đau, mất mát, khó khăn thất bại mà ta gặp phải trên đường đời. "Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng", nếu con người chưa từng trải qua những gian nan, trắc trở, chưa từng trải qua những ngày tháng u tối thì không thể có đủ kinh nghiệm, nhận thức để đi tới ánh sáng, không thể thấy hiểu được tầm quan trọng của ánh sáng.

Hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau mà lại song hành tồn tại. Phải trải qua những ngày tháng khó khăn thì bản thân mỗi người mới rèn luyện được ý chí quyết tâm vươn tới mục đích cao cả, hay phải sống trong bóng tối, con người ta mới có động lực đứng lên, thay đổi bản thân, phải ở trong bóng tối mới thu nạp được những bài học đáng quý, lấy đó làm những bước thang vững chắc để chạm tay tới được "ánh sáng" ngoài kia.

Phải trải qua gian lao thử thách, con người mới có đủ bản lĩnh tiếng tới tương lai. Một doanh nhân thành công ắt hẳn phải trải qua những lần thất bại, thậm chí là thất bại thảm hại. Nhưng sợi dây kinh nghiệm càng được kéo dài, con người càng có đủ kiến thức uyên thâm về chuyên môn và tinh thần cứng rắn, sắt thép, như một cây đại thụ đứng chống chọi với bão giông cuộc đời. Đằng sau chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn thứ hai thế giới với hơn 20.000 chi nhánh toàn thế giới KFC là người đàn ông 65 tuổi thất nghiệp với số vốn vỏn vẹn hơn 100 đô la. Sống một cuộc đời nghèo khổ, cho đến khi tuổi đã xế chiều, ông mới có cơ hội được tìm đến ánh sáng. Nếu không có những ngày tháng chôn vùi tìm ra công thức thử nghiệm, không có khát vọng làm giàu, không đứng lên từ bùn lầy, liệu rằng người đàn ông ấy có thể sở hữu doanh nghiệp cá nhân trị giá nửa tỉ đô này hay không?

Con người cảm nhận được bóng tối là con người có thế giới quan toàn vẹn, hiểu được giá trị của ánh sáng. Và chỉ khi gặp thử thách thì mới có kinh nghiệm, có sống trong bùn lầy mới có nghị lực vươn lên. Nữ bác học Marie Curie tuổi trẻ sống trong một căn hộ tồi tàn không có nổi bộ bàn ghế tiếp khách, hàng trăm lần thí nghiệm thất bại, trải qua nỗi đau mất chồng, một mình nuôi con nhỏ, tất cả những khó khăn ấy trở thành động lực để bà không từ bỏ nghiên cứu, tìm ra khi Uranium cực hiếm làm nền tảng khoa học cho nhân loại. Những khó khăn ấy chính là động lực, là cơ hội để bà có thêm kinh nghiệm, thêm kĩ năng, thêm động lực thực hiện ước mơ dang dở của người chồng quá cố. Nữ văn sĩ Helen Keller, sau trận viêm não năm một tuổi, bà trở thành người khiếm thị, khiếm thính và không thể nói. Sống trong bóng tối, không thể giao tiếp với thế giới, nhưng bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và được cô giáo dìu dắt, Helen Keller đã chạm tay được tới "ánh sáng", tốt nghiệp đại học Havard, thành lập và duy trì Hội người mù thế giới, trở thành chính trị gia trẻ tuổi, nhận lời khen của tổng thống Hoa Kì và là nguồn cảm hứng cho nhiều người khuyết tật trên toàn thế giới. Những vĩ nhân từng phải sống trong cực khổ, cảm nhận rõ nét nhất những thử thách, vất vả để có được tương lai thành công, đạt được những ước mơ trong cuộc đời. Chỉ khi ấy, con người mới biết trân quý, nâng niu những gì mình đang có, và chỉ những người đã được tôi rèn trong gian khổ mới có đủ dũng khí để bước tới thành công.

Từ câu nói của Bolke, bản thân chúng ta cần tạo ra mục tiêu để cố gắng, lấy những hạn chế và khó khăn ta đang gặp phải để làm mục tiêu. Con đường nhiều ghềnh thác thường là con đường dẫn tới đỉnh cao. Vì vậy, khi gặp thử thách, ta không nên nản chí, chùn bước để rồi mãi mãi ở trong bóng tối thấp kém mà phải không ngừng phấn đấu, trau dồi bản thân cả về kiến thức và kĩ năng, trở thành một người toàn diện, sẵn sàng đối đầu với cuộc đời. Bên cạnh những tấm gương tiêu biểu, xã hội đồng thời tồn tại không ít những kẻ lười biếng, không có chí cầu tiến, luôn tự hài lòng với cuộc sống hiện tại, dễ nhụt chí khi chỉ mới gặp khó khăn bước đầu. Ngoài ra, còn có những trường hợp sinh ra trong điều kiện khá giả, chưa bao giờ thiếu thốn, khó khăn nên không biết quý trọng những gì mình đang được hưởng, thái độ khinh thường, ngạo mạn. Tất cả những thành phần đó sẽ mãi núp dưới ánh hào quang mà bố mẹ, người khác mang lại, cả đời mãi mãi chỉ là ếch ngồi đáy giếng hoặc sớm trở thành kẻ coi thường người khác, bị xã hội ruồng bỏ, kì thị.Là người học sinh, còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời nhưng bản thân chúng ta cần không ngừng nỗ lực và phấn đấu, không được vì chút khó khăn mà bỏ dở tương lai rạng ngời phía trước. Học tập, đúc rút kinh nghiệm để làm hành trang vững chắc vào đời, đặt ra mục tiêu, lấy đó làm câu hỏi cho những lần ta sắp bỏ cuộc. Có như vậy, chúng ta mới trở thành những công dân toàn cầu, phù hợp với sự biến đổi không ngừng và quy tắc đào thải khắc nghiệt của xã hội hiện thời.

Câu nói ngắn gọn mang nhiều tầng triết lý nhân sinh sâu sắc, đưa ra quan điểm về nhận thức của con người chỉ hoàn thiện khi nhìn ra được mặt tích cực trong tình huống tiêu cực, biến nó thành động lực để theo đuổi ước mơ. Đồng thời, tác giả cũng muốn nhắn nhủ con người về tầm quan trọng của sự biết ơn, trân trọng cả những điều khó khăn trong cuộc đời vì đó chính là hành trang vững chắc, giúp ta luôn đứng vững và trường tồn ngay cả trong bão giông, gian khổ.

Bạn tham khảo nhé.Người đến từ năm 2023 trl bạn:)

21 tháng 7 2021

đề kiểu gì vậy em?

4 tháng 3 2020

Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi

Học Tử Trường chừ thú tiêu dao
Qua những hình ảnh có tính ước lệ, cường điệu giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, sớm gõ thuyền, chiều lần thăm khách hiện lên trong dáng vẻ của một con người có tâm hồn khoáng đạt, thích ngao du. Vị mặc khách ấy như thể đang vi vu với gió trăng, trởi bể suốt tháng ngày. Hai từ láy chơi vơi, mải miết càng tô đậm thêm sự say mê, đắm chìm trong giấc mộng hải hồ. Phép liệt kê đã đưa khách viễn du đến những cảnh đẹp của Trung Quốc, rồi lại trở về lướt thuyền tới sông Bạch Đằng. Những vùng đất bắc phương kia, dẫu khách chưa từng đặt chân đến, có khi chỉ biết qua sách vở nhưng đã thể hiện sự hiểu biết rộng của một bậc nho sĩ và cái tráng trí bốn phương của kẻ lãng du. Đi để khám phá thiên nhiên, để mở mang tri thức. Vì thế cứ nơi có người đi, đâu mà chẳng biết, dù vài trăm trong dạ cũng nhiều nhưng tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết. Khát vọng, hoài bão được thưởng ngoạn, ngao du cứ thế mà bay bổng. Nên điển tích Tử Trường không phải để học cách ghi chép sử kí, mà là học cái thú tiêu dao. Sự học ấy là để hòa mình vào thắng cảnh, nghiên cứu lịch sử, trau dồi học thức và cũng để giãi bày tâm sự.

13 tháng 3 2020

Gợi ý

1. Hình tượng khách với những cuộc ngao du.

- Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ - khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.

- Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.

- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc - Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.

- Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt - Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.

- Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.

2. Hình tượng khách qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng.

- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: Hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”.

- Tâm trạng của khách:

+ Phấn khởi, thích thú khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng

+ Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống

+ Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.

→Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng

→Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc

3. Hình tượng khách và niềm tự hào về những chiến công của quá khứ.

- Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.

- Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Cho thấy cái nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách.

4. Hình tượng khách qua sự suy ngẫm về hưng vong của đất nước.

- Khách đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình

- Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử

- Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ

- Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc

→Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách.

11 tháng 4 2020

* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

  Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

  + Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

  + Thời gian: hoàng hôn

=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn

=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.

-  Biện pháp tu từ nhân hóa:

  + Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”  gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

  + Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».

- “Lại”:

  + Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

  + Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.

-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

  + Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.

  + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

11 tháng 4 2020

Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.

- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.

+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.

+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.

b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.

- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.

- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.

13 tháng 12 2021

mn giúp mình nhanh với ạ