K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống, hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi, và yêu quí những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

“Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống, hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi, và yêu quí những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng , bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này.

[…] Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn trong trạng thái phải chịu đựng một áp lực quá tải do cuộc sống mang lại. Ngay từ khi đang còn là một đứa trẻ, người ta đã bị cuốn theo một nhịp sống gấp gáp của thời đại. Chính vì vậy, đã nảy sinh những căn bệnh mang tính thời đại như bệnh stress, làm tổn thương đến cuộc sống của biết bao con người. Trong một hoàn cảnh như vậy, việc xây dựng cho mình một cuộc sống đơn giản – một cuộc sống nhàn nhã theo đúng nghĩa: nhàn tâm, làm việc có khoa học, biết dừng lại ở mức đủ, biết mình biết người, có thái độ ứng xử đúng đắn, văn hóa – là việc làm có ích cho mỗi người. Điều này không những phù hợp với xu thế văn minh của thời đại mà cũng rất phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta.”

(Theo Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.16 -17)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh stress đã nảy sinh từ những nguyên nhân nào?

Câu 3. Câu văn “Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian sống của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? Trình bày trong 5 dòng.

0
Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh...
Đọc tiếp

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm tới nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Quan tâm tới tha nhân(*) làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi, ấm áp tình người. Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người khác đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có. (3) Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. Cần có ý thức về trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực. (Trích báo Thể thao - Văn hóa, ngày 20/01/2015) (*) tha nhân: người khác

Câu hỏi:

a. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

. b. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn (1) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

c. (1.0 điểm) Hãy nêu ý chính của đoạn (2). d. (1.0 điểm) Kể ra 3 hành động “quan tâm đến tha nhân” mà mỗi học sinh nên thực hiện mỗi ngày.

0
NG
16 tháng 10 2023

1.Mỗi khi ai hỏi em rằng: Người phụ nữ mà em yêu thương nhất trên đời này là ạ? Thì em luôn không chút ngần ngại trả lời rằng: Người mà con yêu thương nhất chính là mẹ của con. Mẹ của con là một nhà nội trợ. Công việc mỗi ngày của mẹ chính là nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc mọi người. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng nó thực sự rất vất vả. Mỗi ngày mẹ đều dậy từ rất sớm, và đến khuya mới đi ngủ. Tất nhiên, là mẹ cũng chẳng có ngày nghỉ nào cả. Vậy mà, trên khuôn mặt mẹ, lúc nào cũng là nụ cười tươi rạng rỡ và ánh mắt tràn đầy tình yêu thương nồng đượm cho em và gia đình. Tình yêu của mẹ dành cho em, thể hiện qua những món ăn ngon, chiếc áo trắng tinh thơm tho, chiếc chăn bông ấm áp… Và hơn cả, là những lời động viên, sự tin tưởng, ủng hộ vô điều kiện từ hậu phương vững chắc. Có lẽ chính vì thế, mà em yêu thương mẹ của mình rất nhiều. Tình yêu thương ấy sống trong từng giọt máu, từng tế bào, từng hơi thở. Mỗi khi phải xa mẹ, dù chỉ là một ngày, em cũng nhớ mẹ rất nhiều. Lúc nào, em cũng muốn được ở cạnh mẹ, được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve mái tóc và thủ thủ những điều nhỏ nhặt. Thế nên, mỗi ngày em đều cố gắng học tập và phấn đấu trở thành một đứa con ngoan, để được thấy nụ cười hạnh phúc trên gương mặt mẹ.
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập. 
3.

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

4.

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:Trong nhà, bố là người gần gũi với em nhất. Những ngày em còn nhỏ, sau giờ làm, bố thường đọc truyện cho em nghe hoặc cùng em vẽ tranh, xếp hình. Khi em lớn hơn một chút, cuối tuần nào bố cũng đưa đi chơi. Khi thì hai bố con đi nhà sách, khi thì đi thăm vườn thú, lúc lại...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.

1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Trong nhà, bố là người gần gũi với em nhất. Những ngày em còn nhỏ, sau giờ làm, bố thường đọc truyện cho em nghe hoặc cùng em vẽ tranh, xếp hình. Khi em lớn hơn một chút, cuối tuần nào bố cũng đưa đi chơi. Khi thì hai bố con đi nhà sách, khi thì đi thăm vườn thú, lúc lại ra ngoại ô. Năm lên bảy tuổi, bố tặng em một chiếc chuông gió có những quả chuông bằng men sứ xanh bóng, điểm hoa văn ngộ nghĩnh, vui tươi. Bố nói rằng bố mong tiếng cười của em mãi trong trẻo như tiếng chuông ngân rung trong gió. Mỗi lần em tự tay làm tặng bố một món quà hay một tấm thiệp xinh xắn, bố vui lắm. Bố ôm em và nở một nụ cười thật tươi. Em luôn mong bố mạnh khoẻ để hai bố con có thêm thật nhiều chuyến đi thú vị.

                                                                                                                         Nguyên Linh

a. Câu văn đầu tiên khẳng định điều gì?

b. Tìm các việc làm:

– Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố đối với bạn nhỏ.

– Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bố.

c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

1
NG
15 tháng 10 2023

a. Câu văn đầu tiên khẳng định trong nhà, bố là người gần gũi nhất với bạn nhỏ.

b. Các việc làm:

- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố với bạn nhỏ:

+ Đọc truyện cho bạn nhỏ nghe, cùng bạn nhỏ vẽ tranh, xếp hình.

+ Dẫn bạn nhỏ đi nhà sách, thăm vườn thú, ra ngoại ô.

+ Tặng bạn nhỏ một chiếc chuông gió có những quả chuông bằng men sứ xanh bóng,...

+ Luôn mong bạn nhỏ có tiếng cười trong trẻo

- Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bố: tự tay làm tặng bố một món quà, một tấm thiệp xinh xắn, mong bố luôn mạnh khỏe.

c. Câu cuối đoạn văn bày tỏ cảm xúc, tình cảm của bạn nhỏ với bố.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ… (2) Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đờikhông phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt. (Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92) Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả tình yêu thương có sức mạnh như thế nào? Câu 3. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

0
 Câu 37. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?A.Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.B.Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.C. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.D. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột.Câu 38. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là: A. Quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước...
Đọc tiếp

 Câu 37. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

A.Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

B.Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.

C. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.

D. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột.

Câu 38. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là:

 A. Quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác.

 B. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

 C. Quan hệ hai bên cùng có lợi giữa nước này với nước khác.

 D. Quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác.

 Câu 39. Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?

A. Tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.

C. Tôn trọng và thân thiện

D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.

3
27 tháng 10 2021

37 C

27 tháng 10 2021

37.C

38. B

39. C

24 tháng 11 2021

bạn bè: biết lắng nghe, giúp đỡ, vui vẻ, hòa đồng

giáo viên: tôn trọng, lắng nghe thầy cô

24 tháng 11 2021

- Thân thiện , luôn giúp đỡ , không gây xích mích với bạn bè

- Lắng nghe những lời góp ý của thầy cô :) Cố gắng vươn lên trong học tập , ngoan ngoãn chăm chỉ :3

 

Câu 1 (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “…Em thân yêu! Buổi sáng ấy, khi kênh thời sự đưa tin trên toàn thế giới đã có hơn một trăm triệu người mắc Covid-19 và hơn hai triệu người bị "tử thần Covid" cướp đi sự sống; còn ở đất nước mình, dịch đang bùng phát trở lại và có thêm nhiều ca mắc mới thì đó cũng chính là lúc mẹ trở dạ sinh em. Chao ôi! Chị không thể nhớ nổi...
Đọc tiếp

Câu 1 (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “…Em thân yêu! Buổi sáng ấy, khi kênh thời sự đưa tin trên toàn thế giới đã có hơn một trăm triệu người mắc Covid-19 và hơn hai triệu người bị "tử thần Covid" cướp đi sự sống; còn ở đất nước mình, dịch đang bùng phát trở lại và có thêm nhiều ca mắc mới thì đó cũng chính là lúc mẹ trở dạ sinh em. Chao ôi! Chị không thể nhớ nổi cảm xúc của mình lúc đó như thế nào nữa. Chỉ biết rằng, rất nhanh chóng, phòng cách ly của mẹ biến thành phòng để sinh em. Các cô, các bác y tá, bác sĩ đều khẩn trương nhất có thể. Còn chị, chị ở phòng bên này ngóng sang bên đó, chờ đợi em trong cuộc hành trình đến với thế giới này. Chị hết đứng lên, ngồi xuống không yên. Đúng là ai chưa từng chờ đợi trong lo âu, phấp phỏng thì sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được thời gian chờ đợi nặng nề, lê thê đến thế nào. ...Em à! Chị thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển "khu vực cách ly đặc biệt" kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người…” (Trích bức thư gửi em bé sinh ra trong bệnh viện, nơi người mẹ đang điều trị Covid19 của Đào Anh Thư (học sinh lớp 8A2, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, Hà Nội) a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. b. Chỉ ra thành phần khởi ngữ trong câu sau: “Còn chị, chị ở phòng bên này ngóng sang bên đó, chờ đợi em trong cuộc hành trình đến với thế giới này” c. Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn: “Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người” ĐỀ THI THỬ LẦN 1 d. Trong đoạn trích tác giả viết: “Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì”. Theo em, những anh hùng thầm lặng đó là ai? Hãy bộc lộ tình cảm của em về những con người đó bằng 3- 5 câu văn. Câu 2 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. Câu 3 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về 2 đoạn thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (Sang thu, Hữu Thỉnh) “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)

1
11 tháng 3 2022

1.

a. PTBĐ chính: tự sự

b. KN: Còn chị

c. BPTT liệt kê: ăn ngon, mặc đẹp, thỏa sức vui chơi

=> Tác dụng: liệt kê ra những nhu cầu của con người để phủ định chúng.

d. Những anh hùng thầm lặng đó chính là những y bác sĩ, những tình nguyện viên ngày đêm chống giặc, những nhà hảo tâm không ngại gian khổ, vất vả, nguy hiểm để hỗ trợ tuyến đầu chống giặc. Đối với những người anh hùng thầm lặng đó, em cảm thấy rất biết ơn họ, trân trọng sự hi sinh, nỗ lực của họ... 

2. HS viết đoạn văn 200 chữ bàn về ý nghĩa của tình yêu thuơng. Gợi ý:

+ Giải thích tình yêu thương là gì?

+ Biểu hiện của tình yêu thương.

+ Ý nghĩa của tình yêu thương.

+ Dẫn chứng cụ thể.

+ Bài học liên hệ bản thân

NG
27 tháng 9 2023

1.

Bà ngoại là người mà em rất yêu quý. Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe. Những câu chuyện của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn em từ thuở còn thơ bé. Em rất yêu mến và kính trọng bà. Mỗi lần sang nhà bà, em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em. 

2.
Em tiến hành đọc soát đoạn văn và sửa lỗi nếu có. 
Bài tập đọc hiểuĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầuCàng nhiều tuổi, tôi càng nhận ra mức độ tác động của thái độ sống đối với cuộc đời của mỗi người. Theo tôi, thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế. Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác...
Đọc tiếp

Bài tập đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Càng nhiều tuổi, tôi càng nhận ra mức độ tác động của thái độ sống đối với cuộc đời của mỗi người. Theo tôi, thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế. Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác nghĩ, nói hoặc làm. Nó hơn cả vẻ bề ngoài, tài năng hoặc kĩ năng. Nó có thể tạo dựng hoặc phá hủy cả một gia đình, một doanh nghiệp. Điều đáng chú ý nhất, đó là mỗi ngày chúng ta đều có quyền lựa chọn thái độ sống cho ngày hôm đó. Quá khứ chắc chắn ta không thay đổi được. Chúng ta cũng không thể thay đổi được sự thật rằng mỗi người có cách hành xử khác nhau. Chúng ta cũng không thể biến đổi những gì không thể biến đổi. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là thay đổi thái độ sống của chính mình. Tôi tin cuộc sống là 10% những gì xảy ra với tôi, và 90% còn lại nằm ở cách tôi phản ứng với sự việc đó. Và với bạn cũng tương tự như thế - ta là người quyết định thái độ sống của ta.

Charles Swindoll

(Trong sách Bài học cuộc sống của Brian E. Bartes, NXB Phụ nữ, 2014, tr.24)

Câu 1: Xác định kiểu văn bản, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Xác định chủ đề của đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả diễn đạt của một biện pháp tu từ trong đoạn sau: Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác nghĩ, nói hoặc làm. Nó hơn cả vẻ bề ngoài, tài năng hoặc kĩ năng. Nó có thể tạo dựng hoặc phá hủy cả một gia đình, một doanh nghiệp.

1
30 tháng 1 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Chủ để của đoạn trích: Thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế