K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2018

Tiếng "chăng bắt vần với tiếng "khăng" 

Theo kiến thức cạn hẹp của mình thì như vậy đấy.

16 tháng 1 2018

 khăng và chăng 

Bài  2: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu sau: a)                                                   Thuyền ơi có nhớ bến chăng                                    Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao) b)                                       Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ? (Ca dao)    c)                                       Thác bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc...
Đọc tiếp

Bài  2: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu sau:

a)                                                   Thuyền ơi có nhớ bến chăng

                                   Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Ca dao)

b)                                       Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

   c)                                       Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

                                      (Tố Hữu)

 d)                                                           Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

                                      (Tố Hữu)

e)                                                         Uống nước nhớ nguồn.                     Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

0
25 tháng 5 2018

c, Thuyền: ẩn dụ cho ra đi- người con trai

Bến: ẩn dụ cho người ở lại- người con gái

→ Tấm lòng chung thủy, đợi chờ của người con gái dành cho con trai

14 tháng 10 2020

Phép tu từ ở đây là ẩn dụ bn nha.

Vì từ “bến” và từ “thuyền” có ý nghĩa là chỉ người ( chỉ người con trai và người con gái ) ở đây tác giả dùng phép ẩn dụ cho kín đáo chứ ko ai nói: “Anh về có nhớ em chăng, 

Em thì một dạ khăng khăng đợi anh” nha bn

30 tháng 7 2021

Tác giả đã sử dụng thành công BPNT ẩn dụ hình tượng.Thuyền: chỉ người con trai,bến:chỉ người con gái.BPNT làm cho câu văn thêm GH,GC và sinh động. Nó gợi ra trc mắt ng đọc hình ảnh nỗi nhớ nhung của người con gái đối với người chồng khi đi lm xa nhà,xa quê hương. Qua đó ta càng thêm ngưỡng mộ tình thủy chung của người con gái đối với người chồng.

 

- phép tu từ : ẩn dụ

ẩn dụ tương đồng

thuyền là chỉ người con trai ; bến chỉ người con gái

=> tác dụng : phép ẩn dụ làm cho sự diễn đạt của câu thơ tăng sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng mạnh với ng đọc

Phép tu từ: ẩn dụ:

Ẩn dụ phẩm chất -  tương đồng về phẩm chất

[thuyền : người con trai; bến : người con gái]

Tác dụng: phép ẩn dụ trên làm cho sự diễn dạt của câu thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm,gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe. Giúp cho tác giả có thể thể hiện rõ ràng nỗi niềm nớ thương bằng 2 đối tượng thuyền và bến.

Nghĩa thực : thuyền hỏi bến có nhớ đến bến hay không ,vì bến thì đứng mà thuyền thì luôn có sự chuyển động
Nghĩa bóng :<nghĩa đen > :chàng ra đi,chàng về nhà chàng rồi có còn nhớ đến các kỷ niệm giữa chàng và thiếp hay không ?xa nhau vậy chàng có lưu luyến những kỷ niệm của 2 mình không ?
Còn thiếp thì vẫn một lòng một dạ son sắt thủy chung ,sống trong yêu thương và chờ đợi chỉ một mình chàng .
Câu hỏi mở ra là có nhớ chăng nhưng thực chất trong lòng cô gái đó còn có ý nhắc nhở chàng hãy nhớ đến thiếp nhé .
Câu ca dao nói lên tình chung thủy nam nữ ,cô gái này yêu chàng trai kia đến cháy lòng,"khăng khăng" ,"một dạ" có nghĩa là cương quyết lắm thay,chung thủy lắm thay

2 tháng 11 2021

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền 

Xác định từ ẩn dụ

 

9 tháng 3 2018

“Có thể nói đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ – nhân hóa giao kết, giao hòa bằng những tình cảm sâu nặng. Thuyền thì “về”, còn bến luôn đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờ có thể đổi thay, phai nhạt… Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thủy của lứa đôi trong cuộc đời…”

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện hơn thì câu ca dao trên hoặc ý nghĩa của hình ảnh “bến”, “thuyền” trong văn học dân gian Việt Nam lại không hề như ta nghĩ.

Chúng ta có thể thấy, ca dao hay tục ngữ Việt Nam đều là những câu nói đúc kết sự quan sát, kinh nghiệm của nhân dân, mượn hình ảnh tự nhiên, khách quan để thể hiện đời sống nội tâm của con người.

Mà “bến đò” từ xưa đến nay, không bao giờ đón một con thuyền duy nhất. Thậm chí, một bến có thể đón rất nhiều thuyền, đò cùng một lúc. Điều đó chắc chắn các tác giả dân gian cũng đều nhìn ra.

Nếu “bến” mà chỉ đón duy nhất một con thuyền thì đó chẳng còn là cái bến nữa (hoặc là cái bến… “vô tích sự”).

Ngược lại, “con thuyền” tuy là hình ảnh động, là thứ mang tính linh hoạt, thay đổi nhưng xét cho cùng thì trong một thời điểm nhất định, con thuyền chỉ có thể cập một bến duy nhất.

Điều đó khiến tôi băn khoăn rằng liệu từ xưa đến nay, chúng ta có giải nghĩa, bình luận câu ca dao trên sai hay không? Hay câu ca dao này lại là một câu nói “mỉa mai”, bóng gió của các tác giả dân gian giống như câu:

“Đàn ông nông nổi giếng khơi

Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”

Thế nên, chẳng may một ngày nào đó, người đàn ông phải đi xa, hỏi người thương của mình rằng “Em sẽ đợi anh về chứ?” thì có lẽ câu trả lời “kinh khủng” nhất mà người đó chẳng bao giờ muốn nhận được đó là:

“Em sẽ đợi anh như bến đợi thuyền”

9 tháng 3 2018

"Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. “thuyền”, “bến” không phải là để chỉ thuyền và bến, mà nó là hình ảnh để nhân vật trữ tình gửi gắm tình cảm, mượn hình ảnh thuyền và bến để nói chuyện đôi lứa. Ở đây có sự so sánh ngầm giữa các đối tượng có tính tương đồng, “thuyền” là nhân vật nam (thuyền: thường di chuyển, chỉ người con trai), “bến” là nhân vật nữ (cố định, chỉ người con gái ở lại đợi chờ). Thay vì nói: Chàng ơi có nhớ thiếp chăng Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Thì cách nói trên ý nhị hơn, kín đáo hơn.

Tham khảo:

Bài ca dao:

“Thuyền ơi có nhớ bến chăng,

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ”

đã neo giữ trong tâm hồn hàng triệu con người Việt Nam xưa nay.

Có thể coi đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ – nhân hoá giao kết, giao hoà bằng những tình cảm sâu nặng. Thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờcó thể đổi thay, phai nhạt. Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thuỷ của lứa đôi trong cuộc đời.

 

Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ làm cho giọng thơ ngân vang bồi hồi tha thiết:

“Thuyền ơi có nhớ hến chăng”

Chữ “ơi" và chữ “chăng” đã hoà thanh tạo nên nhạc điệu du dương, réo rắt ấy. Tiếng gọi"thuyền ơi’’ xao xuyến vang lên, lan xa trong không gian, thấm sâu tỏarộngtrongtâm hồn người. Câu hỏi tiếp theo “có nhớ bến chăng” đầy ắp nỗi thươngnhớ của đôi lứa ởhai phía chân trời. Sóng cứ vỗ, nước mải miết trôi, bến mồ côi phủ mờ sương khói thời gian. Thuyền đi xa từ dạo ấy, nay đang lênh đênh trên dòng sông nào, ngọn thác nào, góc bể chân trời nào xa lắc? Thuyền đi mãi đi mãi chưa về. Thuyền ơi có nhớ bến chăng”, câu ca cất lên như một lời than tự thương mình và thương người thấm đầy lệ.

Ẩn dụ thuyền nhớ bến, bến nhớ thuyền mang tình người, tình vợ chồng trong cảnh ngộ li biệt đầy bi kịch. Thuyền “có nhớ bến chăng”, còn bến thì vẫn nhớ, vẫn thương thuyền đang lênh đênh nơi chốn nào, và biết bao giờ mới trở lại? Cũng như thuyền và bến, vợ – chồng có gắn bó với nhau, có yêu thương nhau tha thiết sâu nặng thì mới có nỗi thương nhớ da diết ấy.

Dòng nước chảy xuôi là vô tận. Dòng chảy thời gian là vô cùng. Con thuyền lênh đênh không bến. Bến mồ côi, bến đợi, bến hẹn phủ mờ sương khói tháng năm. Thuyền xa bến, thuyến nhớ bến cũng như chồng xa vợ, vợ chồng thương nhớ nhau, đó là bi kịch biệt li trong cõi nhân gian xưa nay. 

Chúc bạn học tốt!

14 tháng 6 2021

dài thế ạ