K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2020

nhanh mình cho

14 tháng 2 2020

pa lăng là j vậy bạn

4 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đề 1:

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21.6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh'' bằng đá hồng màu mận chín. Lăng được xây theo kiểu kiến trúc hiện thực - xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên bản của Lăng Lênin.

Lăng được xây dựng trên nền cũ của toà lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, nhà nước đã chính thức khởi công xây lăng vào 2 tháng 9 năm 1973. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình do người dân tộc Mường đem về: Đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiên Hoá, Ngòi Thia, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: Đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá nhỏ núi Non Nước...; nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: Cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên - Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm.

Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thầm. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh có dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. Hai bên cửa là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây hoa vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chù tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai chiến sĩ canh vệ đứng gác.

Chính giữa lăng là thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính khung bảng gỗ quý điêu khắc hoa văn các đám mây, đặt trên một bục đá. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo ka ki, dưới chân có đặt một đôi dép cao su.

Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, lá Quốc kỳ được kéo lên vào lúc 6 giờ sáng và hạ xuống lúc 9 giờ tối hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là tượng đài Liệt Sỹ.

Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn nơi Người từng sống và làm việc. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.

Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng cửa đất nước. Chúng ta có thể cảm nhận được không khí trang nghiêm ở đây và cả sự tồn kính của nhân dân đối với Người khi vào lăng viếng Bác.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa nóng từ (1 - 4 đến 31 - 10): Từ 7h30 đến 10h30; mùa lạnh (từ 1 - 11 đến 31 - 3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00; ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: Tháng 10 và tháng 11.

Khách viếng thăm phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh, tẳt máy điện thoại di động, các chất gây cháy nổ... để đảm bảo công tác an ninh và giữ trật tự trong lăng.

Vào thăm Bác trong lăng, trong lòng luôn chan chứa biết bao cảm xúc. Là con cháu Việt Nam, chúng ta hãy học tập thật tốt để mai sau gìn giữ và phát triển đất nước, xứng đáng là "Cháu ngoan Bác Hồ".

Đề 2:

Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và có lịch sử lâu đời nhất Hà Nội. Chùa nằm trên một hòn đảo phía Nam Hồ Tây, với kiến trúc đẹp hết sức hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh hồ Tây, chùa không chỉ có giá trị trên nhiều mặt như kiến trúc, lịch sử, văn hóa mà còn là một địa điểm thu hút đông đảo Phật tử và khách tham quan du lịch trong và ngoài nước bậc nhất của Hà Nội.

Chùa được xây dựng đầu tiên vào thời vua Lý Nam Đế (544-548) cạnh bờ tả bãi sông Hồng, lúc đó có tên là chùa Khai Quốc. Đến triều Lê Thế Tông thế kỷ 15 đổi lại tên là An Quốc. Năm 1615 do sông Hồng bị sạt lở để tránh nguy cơ bị sụp đổ nhân dân địa phương đã dời toàn bộ ngôi chùa về đảo Kim Ngư đó chính là địa điểm như ngày hôm nay, đến thế kỷ 17 đời vua Lê Hy Tông chùa đổi tên thành Trấn Quốc.

Chùa đã được sửa chữa và mở rộng trong các năm 1624, 1628 và 1639. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Trấn Quốc đã có từ trước.

Kết cấu và nội thất chùa được bố trí theo một nguyên tắc hết sức chặt chẽ, có nhiều dãy nhà với 3 ngôi nhà chính là Tiền đường, nhà Thiêu hương, và Thượng điện nối thành hình chữ Công, bên trong Chính điện có nhiều tượng Phật lớn, nhỏ được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Tiếp sau là gác chuông, bên phải có nhà thờ Tổ, bên trái là nhà Bia, hiện còn lưu giữ 14 tấm bia, phía sau vườn chùa có một số mộ tháp có niên đại vào thế kỷ 18.

Trong khuôn viên chùa còn có Bảo tháp lục độ xây 1998, gồm 11 tầng cao 15m. Mỗi tầng có những vòm cửa trong có đặt tượng Phật A Di Đà bằng đá quý, đỉnh tháp có đài sen 9 tầng cũng làm bằng đá quý. Đối diện có cây Bồ đề do tổng thống Ấn Độ tặng chùa khi đến thăm Hà Nội năm 1959. Và chùa cũng vinh dự khi đón tổng thống Ấn Độ Patil (năm 2008) đến thắp hương, tham quan và tổng thống LB Nga Medvedev (năm 2910) đến thăm nhân chuyến công du đến Việt Nam.

Giữa mây nước hồ Tây chùa Trấn Quốc hiện lên như một viên ngọc quý. Giữa những dòng chảy xô bồ của cuộc sống mỗi du khách khi bước chân vào chùa Trấn Quốc là tìm lại với thiên nhiên, tìm lại những giây phút tĩnh lặng của chốn thiền môn, là tìm lại những giá trị của lịch sử văn hóa mà cha ông đã ngàn năm xây dựng tôn tạo. Quả không sai nếu có người cho đây là danh thắng bậc nhất kinh kỳ.

4 tháng 3 2021

Đề 1 

Dàn ý bạn có thể tham khảo

1. Mở bài: Giới thiệu chung về lăng Bác.

2. Thân bài: Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, biện pháp so sánh...

Bài viết cần nêu được các ý cơ bản sau:

* Ý định xây dựng lăng Bác của Đảng và Nhà nước là để Bác mãi còn với nhân dân Việt Nam.

* Quá trình khởi công và xây dựng.

- Khởi công ngày 2/9/1973.

- Địa điểm: Ngay quảng trường Ba Đình nơi Người đọc Tuyên ngôn độc lập.

- Các kiến trúc sư hàng đầu của Liên Xô (cũ) và bạn bè quốc tế đã giúp đỡ nhiệt tình.

- Nhân dân trong cả nước đều hết lòng đóng góp xây dựng lăng.

- Ngày khánh thành: 21 - 8 -1976.

* Cấu tạo và kiến trúc lăng.

- Gồm 3 lớp, chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới được tạo dáng bậc thềm tam cấp. Tiếp theo là hàng cột vuông bằng đá hoa cương. Lớp giữa có phòng đặt thi hài Bác và cầu thang lên xuống.

- Mặt chính có dòng chữ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín.

+ Đường vào lăng có 3 lối: Đường Hùng Vương, đường Ngọc Hà, đường Đội Cấn.

+ Cây và hoa quanh lăng Bác được đem về từ khắp các vùng miền trên cả nước.

+ Lăng Bác trong tình cảm của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế: Người dân Việt Nam có dịp về Hà Nội đều cố gắng đến viếng lăng Bác; đã có nhiều bài thơ hay, bài hát hay viết về lăng Bác; bạn bè quốc tế đến Việt Nam vào viếng lăng Bác với lòng ngưỡng mộ.

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm và ý thức giữ gìn lăng Bác.

24 tháng 4 2023

Thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa: Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm sáng tạo ra chữ Chăm cổ gọi là A-kha Ha-y-áp. Sau hơn 1000 năm sử dụng, người Chăm hoàn thiện A-kha Ha-y-áp thành A-kha Thơ-ra làm chữ viết phổ biến của vương quốc.

Người Chăm sử dụng chữ viết rất sớm. Từ thế kỷ II, bia Võ Cạnh (Nha Trang) khắc chữ Phạn trở thành phương tiện ghi chép chính thống suốt thời gian tồn tại của quốc gia Champa, rất được xem trọng. Điều đáng chú ý là, trên cơ sở chữ Phạn, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. Chữ viết Chăm cổ gồm có 16 nguyên âm, 31 phụ âm và 32 dấu âm sắc. Bia khắc chữ Chăm cổ đầu tiên là bia ở Đồng Yên Châu (Quảng Nam), dựng vào thế kỷ IV. Đây là tấm bia cổ nhất ghi bằng chữ địa phương ở Đông Namá .

Người Champa hầu như không biết làm giấy. Bia đá trở thành chất liệu để con người ghi lại những sự việc trong đời mình, do đó hầu như các triều vua đều có dựng bia, các đền chùa có dựng bia. Champa không có văn học và giáo dục, mặc dầu trong nhân dân còn truyền tụng nhiều câu chuyện cổ tích hoặc dân gian.

Người Chăm theo lịch Xaca của ấn Độ, tính bắt đầu từ ngày tháng 3 (hay 3 tháng 3) năm 78. Mỗi năm gồm 12 tháng và cũng có tên gọi như lịch âm của Trung Quốc và Việt Nam, mỗi tuần có 7 ngày.

 
24 tháng 4 2023

rảnh vãi đánh tay cả đoạn này 

19 tháng 1 2023

Em đồng tình với ý kiến như vậy. Cách giới thiệu đó giúp cho người đọc dễ hình dung ra công việc của anh thanh niên, đồng thời ý chỉ đây là công việc gian khó, ít người làm và anh là người hiếm hoi làm công việc này. Công việc cộng với thời tiết khắc nghiệt nên chỉ có một mình anh sống trên đỉnh núi và cô độc một mình.

19 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc mục 1-a trang 91 SGK.

Lời giải chi tiết:

- Năm 1069: vua Chăm Pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt

- Từ 1113 đến 1220, Chăm -pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng

- Từ 12220-1353: Thời kỳ thịnh trị của vương triều Vi-giay-a, Cham-pa củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ.

- Cuối thế kỉ XIV- năm 1471: Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ.

- Từ 1471- đầu thế kỉ XVI: Lãnh thổ Chăm pa bị thu hẹp và bị chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.

4 tháng 2 2023

- Năm 1069: vua Chăm Pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt

- Từ 1113 đến 1220, Chăm -pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng

- Từ 12220-1353: Thời kỳ thịnh trị của vương triều Vi-giay-a, Cham-pa củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ.

- Cuối thế kỉ XIV- năm 1471: Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ.

- Từ 1471- đầu thế kỉ XVI: Lãnh thổ Chăm pa bị thu hẹp và bị chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.

14 tháng 1 2023

Sưu tầm tư liệu,hình ảnh:

Thông tin tư liệu về C.Cô-lôm-bô

- C. Cô-lôm-bô (1451 – 1506) là nhà hàng hải, nhà thám hiểm nổi tiếng người Italia.

- Trong thời gian từ năm 1492 – 1502, ông đã tiến hành 4 cuộc hành trình sang châu Mỹ. Ông là người phát hiện ra châu Mỹ nhưng cho đến khi qua đời, ông vẫn lầm tưởng đó là Ấn Độ.

 Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về C. Cô-lôm-bô và Ph. Ma-gien-lăng để giới thiệu với thầy cô và bạn cùng lớp. (ảnh 1)

(*) Thông tin tư liệu về Ph. Ma-gien-lăng

- Ph. Ma-gien-lăng là một nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha nhưng sau đó đã sang Tây Ban Nha nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho chuyến đi đến “quần đảo gia vị” (thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay).

- Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.

+ Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522.

14 tháng 1 2023

Cop thêm"Tham khảo" vô ạ

19 tháng 5 2022

Tham khảo:

- Khu đền tháp Chămpa Mỹ Sơn được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

*Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu).

Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chàm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

19 tháng 5 2022

Tham khảo:

- Khu đền tháp Chămpa Mỹ Sơn được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

*Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu).

Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chàm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

6 tháng 2 2019

đảo cò Chi Lăng Nam

Đảo cò Chi Lăng Nam ở Hải Dương được mệnh danh là điểm du lịch sinh thái “độc nhất vô nhị” của miền Bắc, với hàng vạn chú cò, vạc, chim nước cùng quần tụ giữa không gian xanh mát của một vùng quê thanh bình.

Nằm giữa lòng hồ An Dương mênh mông sóng nước với diện tích trên 20ha, Đảo cò Chi Lăng Nam là một dải đất nổi rộng hơn 7.000 m2, được phủ kín bởi những rặng tre xanh nghiêng mình soi bóng, trở thành ngôi nhà chung của nhiều loài chim, đông nhất là tập đoàn cò, vạc.

- Người dân Chi Lăng Nam vẫn lưu truyền sự tích về vùng đất này. Truyện kể rằng vào đầu thế kỷ 15, những trận đại hồng thủy đã làm dải đê lớn ven sông Hồng trải qua 3 lần vỡ đê liên tiếp, tạo thành hòn đảo nổi giữa hồ. Và đất lành thì chim đậu, từng đàn chim từ khắp nơi tụ về đây cư trú.

Theo ước tính, hiện nay Đảo cò Chi Lăng Nam có tới 12.000 con cò gồm nhiều giống khác nhau như: cò trắng, cò ruồi, cò nghênh, cò ngàng nhỏ, cò bợ, cò diệc, cò lửa, cò đen, cò hương... và hơn 5.000 con vạc gồm: vạc lưng xanh, vạc xám, vạc sao... cùng với một số loài chim nước khác như: diệc xám, chim chả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo... Ngoài ra, lòng hồ An Dương còn có nhiều loài cá như: cá chép, cá nheo, cá quả, cá vược, cá bơn, cá chạch...

Ngoài ra, thiên nhiên nơi đây còn đan xen hài hòa với đền, chùa, miếu mạo, cùng các nghề truyền thống như gột cá, làm bánh tráng, bánh đa, ươm trồng cây cảnh... đủ để Chi Lăng Nam phát triển thành một vùng du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngày 8/7/2014, Đảo cò xã Chi Lăng Nam đã được công nhận Di tích quốc gia, diện tích khoanh vùng bảo vệ là 67,1 ha.

Hàng năm, cứ đến mùa gió heo may thổi về vào khoảng tháng 9 âm lịch, là các loài cò, vạc và chim nước lại bay về quần tụ ở Đảo cò Chi Lăng Nam cho đến tận tháng 4 năm sau. Đặc biệt vào tháng 12, những ngày đất trời lập đông là thời điểm tập trung số lượng chim lớn nhất trong năm.

Đến tham quan đảo cò Chi Lăng Nam mùa này, ấn tượng đầu tiên với du khách sẽ là cảm giác choáng ngợp trước khung cảnh hàng vạn chú chim đậu san sát trên các tầng cây, trông xa như những cành hoa điểm đầy bông trắng. Nhộn nhịp nhất là lúc bình mình vừa ló dạng, và hoàng hôn chiều ráng.

- Sáng sớm, từng đàn cò kéo nhau đi kiếm ăn, tung đôi cánh trắng chao lượn giữa không trung rồi mất hút. Tà dương, khi những tia nắng cuối ngày ngả dài trên mặt hồ phẳng lặng, từng đàn cò lại nối nhau bay về tổ, cất tiếng kêu huyên náo cả một vùng. Đây còn là lúc “giao ca” giữa cò và vạc.

Trên một chiếc xuồng cỡ nhỏ để không làm náo động không gian, người chèo xuồng sẽ chầm chậm dạo quanh hồ, cho du khách thỏa thích quan sát cuộc sống sinh động của các loài chim. Bạn sẽ càng thích thú khi được xem tổ, ngắm những chú cò con tập tễnh, đôi chân vẫn còn chưa vững...

- Nếu đi ít người, bạn có thể thong thả đạp vịt, tự mình khám phá thiên nhiên kỳ thú nơi đây. Và nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về tập tính loài cò, vạc thì hãy ở lại một đêm bên Đảo cò Chi Lăng Nam. Đặc biệt, sẽ là một kỷ niệm khó quên khi xuồng lướt nhẹ trên mặt hồ sóng sánh ánh trăng.


Với cảnh quan hữu tình và thế giới sinh động của các loài chim, Đảo cò Chi Lăng Nam sẽ mang đến cho bạn những phút giây thư thái, hòa mình cùng thiên nhiên.
Đảo cò Chi Lăng Nam - khu du lịch đón khách Đảo cò Chi Lăng Nam - khu du lịch đón khách Đảo cò Chi Lăng Nam là nơi đạp vịt khá lý tưởng Đảo cò Chi Lăng Nam là nơi đạp vịt khá lý tưởng
Đảo cò Chi Lăng Nam - du khách đi xuồng ngắm chim Đảo cò Chi Lăng Nam - du khách đi xuồng ngắm chim Đảo cò Chi Lăng Nam - cò đậu đầy câu khô Đảo cò Chi Lăng Nam - cò đậu đầy câu khô
Đảo cò Chi Lăng Nam - cò kiếm ăn bên bờ hồ Đảo cò Chi Lăng Nam - cò kiếm ăn bên bờ hồ Đảo cò Chi Lăng Nam trong buổi hoàng hôn Đảo cò Chi Lăng Nam trong buổi hoàng hôn

Welcome to all travelers from all over the world who have visited Sapa, in our beautiful country!
The air was cool in the mornings and the weather was warmer at noon and afternoon, but by night the weather was quite cold and snowy. It is an extremely memorable memory that everyone wants to experience once in their life. The natural beauty here - peaceful and romantic scenery with mountains surrounded by dew has left a strong impression on the hearts of all visitors who have been and are here. If you have come here, you cannot miss the opportunity to sit on the cable car and enjoy the breathtaking beauty of the scenery here. The market is where lots of activities take place and you can buy souvenirs as gifts for your relatives or friends. I assure you that you will be very surprised at the English speaking ability of the people here, especially small children. Besides, you also have the opportunity to enjoy specialties here, such as sapa armpits, pork rice and cider, ... Wish you enjoy a fun and exciting trip!

Dịch:

Xin kính chào quý vị du khách từ muôn phương đã đến thăm Sa pa, trên đất nước xinh đẹp của chúng tôi!
Buổi sáng khí trời khá mát mẻ và thời tiết trở nên ấm hơn vào buổi trưa và buổi chiều nhưng đến buổi tối thời tiết bên ngoài khá lạnh và có cả tuyết. Đó là một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ mà chắc hẳn ai cũng muốn trải nghiệm 1 lần trong đời. Vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây - khung cảnh yên bình và lãng mạn với những dãy núi bao quanh là sương đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng tất cả du khách đã và đang ở đây. Nếu đã đến đây bạn không thể bỏ lỡ cơ hội được ngồi trên cáp treo và tận hưởng vẻ đẹp đến nghẹt thở của khung cảnh nơi đây. Chợ là nơi có rất nhiều hoạt động diễn ra và bạn có thể mua đồ lưu niệm để làm quà cho người thân hoặc bạn bè. Tôi cam đoan rằng bạn sẽ rất ngạc nhiên với khả năng nói tiếng anh của người dân nơi đây, đặc biệt là trẻ em nhỏ. Bên cạnh đó bạn cũng có cơ hội được thưởng thức đồ ăn đặc sản nơi đây như là thịt lợn cạp nách sapa, cơm lam và rượu táo mèo,... Chúc các bạn tận hưởng một chuyến du lịch vui vẻ và thú vị!