K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2020

tra lời dùm mik câu nì:

giải tích vì sao nhân vật ''tôi''khi xem tranh của em gái lại có những cảm giác ''ngỡ ngàng,hãnh diện,xấu hổ''

12 tháng 2 2020

Ngỡ ngàng: Em gái vẽ mik, mik trở thành người thân thuộc nhất đối với em gái. Bức tranh vẽ mik rất đẹp, đoạt giải nhất, đc treo nơi trang trọng nhất ở phòng tranh.

Hãnh diện: Hình ảnh mình trong tranh quá đẹp, quá hoàn hảo.

Xấu hổ: - Thấy mình không xứng đáng với hình ảnh trong tranh và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

- Nhận ra lôic lầm của chính mình

NG
29 tháng 9 2023

Việc làm của Hải Thượng Lãn Ông đúng với câu: Thầy thuốc như mẹ hiền là: Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền.

28 tháng 2 2018

Nội dung bài thơ nói tới hình ảnh đôi bàn tay bé nhỏ, đẹp xinh lại rất có ích trong cuộc sống

Đáp án C

8 tháng 9 2021

CÂU C NHA 

BÀI 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Ru cho mềm ngọn gió thuRu cho tan đám sương mù lá câyRu cho cái khuyết  tròn đầyCái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau. Bàn tay mang phép nhiệm mầuChắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi. Ru cho sóng lặng bãi bồiMưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâuRu cho đời nín  cái đauÀ ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.                                                          (Trích “À ơi tay mẹ” –...
Đọc tiếp

BÀI 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết  tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

 

Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.

 

Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín  cái đau

À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.

                                                          (Trích “À ơi tay mẹ” – Bình Nguyên)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2: Khổ thơ đầu của đoạn trích gieo vần ở những tiếng nào?

Câu 3: Trong đoạn trích, lời ru của mẹ hướng đến những mục đích gì?

Câu 4: Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ sau:

Ru cho cái khuyết  tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

Câu 5: “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

Câu 6:  Viết khoảng 5,6 câu văn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của lời ru được thể hiện qua đoạn thơ trên?

1

câu 1 : thể thơ lục bát

chỉ bít lm câu 1

1.Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:                                                                                                                                                  Bàn tay nhân ái        “Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về...
Đọc tiếp

1.Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:                                                                            
                                                                      Bàn tay nhân ái
        “Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
         Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi.
- Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.
- Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.”
                                                                                   (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
1. Người ta đã đưa ai đến bên một cụ già đang hấp hối?

(0.5 Points)

A. người con trai cụ

B. một thanh niên là bạn của con trai cụ

C. một bác sĩ trẻ tuổi

D. một thanh niên xa lạ (là anh lính)

2.2. Hình ảnh cụ già lên như thế nào khi cô y tá đưa anh thanh niên đến gặp cụ?

(0.5 Points)

A. Cụ mệt mỏi và đau đớn vì không gặp được con trai mình trước khi qua đời.

B. Tuy cụ rất mệt nhưng cụ cảm thấy hạnh phúc và toại nguyện.

C. Ông cụ mệt mỏi và tức giận vì biết chàng trai kia không phải con trai mình.

D. Ông cụ mệt mỏi và đau đớn vì biết mình sắp chết.

3.3. Điều gì làm cho cô y tá ngạc nhiên?

(0.5 Points)

A. Cụ già đột ngột qua đời trong khi bệnh tình đang tiến triển tốt.

B. Con trai cụ kịp về để nhìn mặt cụ lần cuối.

C. Chàng trai ngồi bên cạnh cụ suốt đêm chính là con trai cụ.

D. Chàng trai ngồi bên cạnh cụ già suốt đêm không phải là con trai cụ.

4.4. Tại sao anh thanh niên đã ngồi suốt đêm bên cụ già?

(0.5 Points)

A. Vì anh không còn nơi nào để đi nữa.

B. Vì bác sĩ yêu cầu anh làm như vậy.

C. Vì anh tưởng rằng đó là bố của mình.

D. Vì anh nghĩ cụ đang rất cần có ai đó ở bên cạnh vào lúc đó.

5.5. Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?

(0.5 Points)

A. Tình yêu thương và sự đồng cảm, sẻ chia sẽ giúp con người vượt qua được sự cô đơn, buồn bã.

B. Hãy biết trân trọng cuộc sống của bản thân mình và biết trân trọng những người làm ngành y.

C. Luôn nỗ lực trong mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.

D. Sống trên đời cần phải biết giúp đỡ những người xung quanh chúng ta, nhất là khi họ đau ốm.

6.6. Câu "Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!” có mấy quan hệ từ?

(0.5 Points)

A. 1 quan hệ từ

B. 2 quan hệ từ

C. 3 quan hệ từ

D. quan hệ từ

7.7. Tìm nhóm từ đồng nghĩa với từ “mãn nguyện”?

(0.5 Points)

A. buồn bã, u sầu

B. ủ ê, rầu rĩ

C. hạnh phúc, viên mãn

D. mãn nhãn, mãn hạn

8.8. Có mấy từ láy trong đoạn văn sau: "Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện."?

(0.5 Points)

A. 2 từ láy

B. 3 từ láy

C. 4 từ láy

D. 5 từ láy

9.9. Câu văn “Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?” có mấy đại từ xưng hô?

(0.5 Points)

A. 1 đại từ xưng hô

B. 2 đại từ xưng hô

C. 3 đại từ xưng hô

D. 4 đại từ xưng hô

10.10. Từ “mắt” trong câu “Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên.” cùng nghĩa với từ “mắt” trong câu nào dưới đây?

(0.5 Points)

A. Qua ảnh vệ tinh, chúng tôi nhìn thấy mắt bão.

B. Bà đợi quả na mở mắt mới hái xuống.

C. Chiếc xe đạp bị hỏng một mắt xích.

D. Đôi mắt của cô bé ấy tròn, long lanh và đen láy.

11.11. Có mấy tính từ trong câu "Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”.?

(0.5 Points)

A. 1 tính từ

B. 2 tính từ

C. 3 tính từ

D. 4 tính từ

12.12. Các từ "dáng vẻ, bệnh tật, mệt mỏi, chia sẻ" có điểm chung là gì?

(0.5 Points)

A. danh từ

B. động từ

C. từ ghép tổng hợp

D. từ ghép phân loại

13.13. Có mấy quan hệ từ trong câu "Rồi ông mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện."?

(0.5 Points)

A. 1 quan hệ từ

B. 2 quan hệ từ

C. 3 quan hệ từ

D. 4 quan hệ từ

14.14. Các từ "bàn tay, gương mặt, cụ già, dáng vẻ" có điểm chung là gì?

(0.5 Points)

A. danh từ

B. tính từ

C. từ ghép phân loại

D. từ ghép tổng hợp

15.15. Xét theo mục đích nói, câu “- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?” là:

(0.5 Points)

A. câu hỏi

B. câu kể

C. câu cầu khiến

D. câu cảm thán

16.16. Trong câu: “Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt.” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

(0.5 Points)

A. so sánh

B. nhân hoá

C. so sánh và nhân hoá

D. Không sử dụng biện pháp nghệ thuật.

17.17. Dấu phẩy trong câu "Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh." có tác dụng gì?

(0.5 Points)

A. ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu

B. ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

C. ngăn cách các vế câu ghép

D. Các đáp án trên đều sai.

18.18. Câu "Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết." thuộc kiểu câu kể nào đã học? 

(0.5 Points)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Ai như thế nào?

19.19.  Vị ngữ của câu "Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết." là:

(0.5 Points)

A. y tế đến làm các thủ tục cần thiết

B. đến làm các thủ tục cần thiết

C. làm các thủ tục cần thiết

D. cần thiết

20.20. Chủ ngữ của câu "Một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đã đến bên giường của một cụ già bệnh nặng." là:

(0.5 Points)

A. Một anh thanh niên

B. Một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi

C. Một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng

D. Một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đã đến bên giường

2
31 tháng 12 2021

câu 1:C.một thanh niên xa lạ (là anh lính).

Câu 2:B. Tuy cụ rất mệt nhưng cụ cảm thấy hạnh phúc và toại nguyện.

Câu 3:D. Chàng trai ngồi bên cạnh cụ già suốt đêm không phải là con trai cụ.

Câu 4:D. Vì anh nghĩ cụ đang rất cần có ai đó ở bên cạnh vào lúc đó.

Câu 5:A. Tình yêu thương và sự đồng cảm, sẻ chia sẽ giúp con người vượt qua được sự cô đơn, buồn bã.

mik lm vậy thôi nhé,cứ tua lên xuống mỏi lắm

 

5 tháng 1 2022

1c    2b   3d   4d   5a mình mỏi tay lắm lên mình chỉ làm thế thôi

. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi ( câu 1 đến câu 3 )“Bàn tay mẹ chắn mưa saBàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng Vẫn bàn tay mẹ dịu dàngÀ ơi này cái trăng vàng ngủ ngonÀ ơi này cái trăng trònÀ ơi này cái trăng còn nằm nôi Bàn tay mẹ thức một đờiÀ ơi này cái Mặt Trời bé conMai sau bể cạn non mònÀ ơi tay mẹ vẫn còn hát ru… ”(Bài thơ À ơi tay mẹ - Tác giả Bình Nguyên) Câu 1( 1.0 điểm): Xác...
Đọc tiếp

. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi ( câu 1 đến câu 3 )

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng

 

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi

 

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru… ”

(Bài thơ À ơi tay mẹ - Tác giả Bình Nguyên)

 

Câu 1( 1.0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1.0 điểm): Trong đoạn thơ, người mẹ đã gọi con mình bằng những từ ngữ nào ? Qua cách gọi đó người mẹ muốn nói gì với con?

Câu 3(1.0 điểm): Tìm hai từ ghép có mặt trong hai câu thơ sau và đặt câu cho hai từ ghép vừa tìm được.

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”

Câu 4 (1 điểm): Từ tình cảm của mẹ dành cho con, em sẽ làm những gì để trở thành người con hiếu thảo với cha mẹ.

2
18 tháng 11 2021

thể thơ: lục bát

mik chỉ bt nhiêu đây thôi, xl bn nha :((

bucminh

18 tháng 11 2021

a, Thể thơ : Lục bát

    PTBĐ : Biểu cảm 

b,Trong đoạn thơ, người mẹ đã gọi con mình bằng những từ ngữ

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi

 

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru… ”

=> Những hình ảnh so sánh cho thấy vai trò quan trọng của đứa con với người mẹ. Con đem đến hy vọng, sự sống cho mẹ. Ta có thể cảm nhận được tình cảm của người mẹ, nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ.

c, Từ ghép đó là : Bàn tay , mưa sa

d, Cái này bạn có thể tự viết nhé!!

11 tháng 11 2018

Câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thể hiện sức mạnh gắn bó sâu nặng của tình đồng chí.

       + Cử chỉ cảm động chứa chan tình cảm chân thành, sự cảm thông giữa những người lính.

       + Cái bắt tay không phải thông thường mà là những bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để cùng vượt qua giá lạnh, buốt giá.

    - Phản ánh tình đồng chí sâu đậm, có chiều sâu, để đi tới chiều cao cùng sống chết cho lí tưởng.

→ Tình thương, sự đoàn kết, chia sẻ thông qua “tay nắm bàn tay”.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi                                                  Bão bùng thân bọc lấy thân                                           Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm                                                Thương nhau tre không ở riêng                                            Lũy thành từ đó mà nên hỡi người                                                  Chẳng may thân gãy cành rơi                                      ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi

                                                  Bão bùng thân bọc lấy thân

                                           Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

                                               Thương nhau tre không ở riêng

                                            Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

                                                  Chẳng may thân gãy cành rơi

                                       Vẫn nguyên cái gốc chuyền đời cho măng

                                                    Nòi tre đâu chịu mọc cong

                                        Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

                                              Lưng trần phơi nắng phơi sương

                                          Có manh áo cộc tre nhường cho con

                                                                                     (Trích che Việt Nam – Nguyễn Duy)

Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 3. Nêu 2 biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạnn thơ trên.

Câu 4. Hai dòng thơ:”Lưng trần phơi nắng phơi sương/có manh áo cộc tre nhường cho con”biểu đạt vấn đề gì?

1

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2: Nội dung chính: Ca ngợi và thể hiện sự trân trọng của tác giả về cây tre Việt Nam - biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ nhân hóa qua từ "níu", "lưng trần phơi nắng, phơi sương", "nhường".

- Biện pháp so sánh "nòi tre đâu chịu mọc cong/ chưa lên đã nhọn như chông lạ thường".

Câu 4: Hai dòng thơ trên biểu đạt vấn đề: phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, dù trong hoàn cảnh nào cũng cố gắng dành cho con những điều tốt đẹp nhất. 

10 tháng 5 2022

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán

- "Đó là bàn tay của bác nông dân".

Một em khác cự lại:

-  "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.