K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2021

chụp rõ hơn đi

17 tháng 10 2021

b: \(f\left(-x\right)=\dfrac{2\left(-x\right)^2-4}{-x}=\dfrac{2x^2-4}{-x}=-f\left(x\right)\)

Do đó: f(x) là hàm số lẻ

18 tháng 5 2017

Chị tham khảo nhé ! ^^

  1. Vùng Tây Bắc: gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình.
  2. Vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ.
  3. Vùng đồng bằng sông Hồng: gồm 11 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình,Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
  4. Vùng Bắc Trung bộ: gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
  5. Vùng Nam Trung bộ: gồm 6 tỉnh Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
  6. Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.
  7. Vùng Đông Nam bộ: gồm 8 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh.
  8. Vùng Tây Nam bộ: gồm 13 tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.
18 tháng 5 2017

Lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam có thể chia thành tám vùng theo hệ sinh thái nông nghiệp.

  1. Vùng Tây Bắc: gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình.
  2. Vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ.
  3. Vùng đồng bằng sông Hồng: gồm 11 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
  4. Vùng Bắc Trung bộ: gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
  5. Vùng Nam Trung bộ: gồm 6 tỉnh Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
  6. Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.
  7. Vùng Đông Nam bộ: gồm 8 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh.
  8. Vùng Tây Nam bộ: gồm 13 tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.
23 tháng 8 2018

Ta có \(x.\left(x^2+x+1\right)-x^2.\left(1+x\right)-x-7\)

\(=x^3+x^2+x-x^2-x^3-x-7\)

\(=\left(x^3-x^3\right)-\left(x^2-x^2\right)-\left(x-x\right)-7\)

\(=-7\)

Do đó  giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến

Vậy...

23 tháng 8 2018

Mik ghi nhầm " biểu thức nào sau đây ko phụ thuộc vào biến" mới đúng nha

Giúp mik giải 2 bài tập này nha mn , xin luôn đó 😢😢😢😢 Dạng hình nha . Bài 1 Cho ABC ( ab lớn hơn ac ) trên AC lấy điểm D sao cho AB = AD lấy M là trung điểm của BD a ) Chứng minh ∆ ABM = ∆ ADM b ) Chứng minh AM là đường trung trực của đoạn thẳng BD c ) Trên tia đối của tia BA lấy E sao cho BF = BD . Gọi F là giao điểm của AM và BC . Chứng minh E , F , D , thẳng hàng Bài 2 Cho ∆ ABC có 3 góc nhọn ( AB lớn...
Đọc tiếp

Giúp mik giải 2 bài tập này nha mn , xin luôn đó 😢😢😢😢

Dạng hình nha .

Bài 1

Cho ABC ( ab lớn hơn ac ) trên AC lấy điểm D sao cho AB = AD lấy M là trung điểm của BD

a ) Chứng minh ∆ ABM = ∆ ADM

b ) Chứng minh AM là đường trung trực của đoạn thẳng BD

c ) Trên tia đối của tia BA lấy E sao cho BF = BD . Gọi F là giao điểm của AM và BC . Chứng minh E , F , D , thẳng hàng

Bài 2

Cho ∆ ABC có 3 góc nhọn ( AB lớn hơn AC ) . Gọi M là trung điểm của BC . Vẽ tia AM , trên tia AM lấy điểm D sao cho MA = MD

a ) Chứng minh ∆ AMB = ∆ DMC

b ) Vẽ AH vuông góc vuông góc BC tại H , DK vuông góc BC tại K . Chứng minh AH = DK

c ) Gọi E là trung điểm của AH , F là trung điểm của DK . Chứng minh E , M , F , thẳng hàng

Gúippppp mik nha mn cầu xin mn luôn đó 😢😢😢😢😢😢

Cảmmmmmm ơnnnn mn nhiềuuuuuu luônnnnn nhaaaa !!!!!!!

1
31 tháng 12 2019

Bạn tham khảo bài tương tự mà mình làm đây nhé:

Bài 1:

Chương II : Tam giác

Bạn thay điểm E thành điểm F và điểm K thành điểm E nhé.

a)

Xét tam giác ABM và tam giác ADM có:

AB = AD (gt)

BM = DM (vì M là trung điểm của BD)

AM là cạnh chung

=> Tam giác ABM = Tam giác ADM (c . c . c)

b) Xét tam giác ABD có:

AB = AD (gt)

=> Tam giác ABD cân tại A.

Có M là trung điểm của BD

=> AM là đường trung tuyến của tam giác ABD.

=> AM đồng thời là đường trung trực của tam giác ABD.

=> AM là đường trung trực của đoạn thẳng BD.

c) Theo câu b) ta có tam giác ABM = tam giác ADM.

=> BAM = DAM (2 góc tương ứng)

Hay BAE = DAE.

Xét tam giác ABE và tam giác ADE có:

AB = AD (gt)

BAE = DAE (cmt)

AE là cạnh chung

=> Tam giác ABE = Tam giác ADE (c . g . c)

=> ABE = ADE (2 góc tương ứng).

=> BE = DE (2 cạnh tương ứng).

Ta có:

ABE + EBF = 1800 (vì 2 góc kề bù)

ADE + EDC = 1800 (vì 2 góc kề bù)

Mà ABE = ADE (cmt)

=> EBF = EDC.

Xét tam giác EBF và tam giác EDC có:

EB = ED (cmt)

EBF = EDC (cmt)

BF = DC (gt)

=> Tam giác EBF = Tam giác EDC (c . g . c)

=> BEF = DEC (2 góc tương ứng)

Lại có: BED + DEC = 180 (2 góc kề bù)

Mà BEF = DEC (cmt).

=> BED + BEF = 1800

Mà BED + BEF = FED.

=> FED = 1800

=> E, F, D thẳng hàng (đpcm).

Chúc bạn học tốt!

7 tháng 1 2020

Bài 1:

Mình có hình cho câu a) thôi nha.

a) Xét 2 \(\Delta\) \(ABD\)\(ACD\) có:

\(AB=AC\left(gt\right)\)

\(BD=CD\) (vì D là trung điểm của \(BC\))

Cạnh AD chung

=> \(\Delta ABD=\Delta ACD\left(c-c-c\right)\)

=> \(\widehat{BAD}=\widehat{CAD}\) (2 góc tương ứng).

=> \(AD\) là tia phân giác của \(\widehat{BAC}.\)

b) Vì \(\widehat{BAD}=\widehat{CAD}\left(cmt\right)\)

=> \(\widehat{MAD}=\widehat{NAD}.\)

Xét 2 \(\Delta\) \(AMD\)\(AND\) có:

\(AM=AN\left(gt\right)\)

\(\widehat{MAD}=\widehat{NAD}\left(cmt\right)\)

Cạnh AD chung

=> \(\Delta AMD=\Delta AND\left(c-g-c\right)\)

=> \(\widehat{AMD}=\widehat{AND}\) (2 góc tương ứng).

\(\widehat{AMD}=90^0\left(gt\right)\)

=> \(\widehat{AND}=90^0.\)

=> \(DN\perp AN\)

Hay \(DN\perp AC.\)

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 6 2019

Trả lời

10%=10/100=1/10=0,1.

Uk vậy cố gắng kiếm điểm lại nhé !

16 tháng 12 2018

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả. Chao ôi! Những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày. Những bạn gái mặc chiếc áo dài thướt tha đi thong thả trong sân trường đầy nắng vàng. Ngoài sân, tiếng chim ríu ran hòa với tiếng lá cây xào xạc tạo thành một bản hợp ca chào đón ngày lễ trọng đại này. Tiếng nói chuyện của các cô cậu học sinh rộn vang cả sân trường: " Thời gian trôi nhanh thật đấy, thấm thoắt mà nhữngmấy tháng hè trôi qua rồi..." Bạn hãy cố gắng, nỗ lực thật nhiều trong học tập, chăm chú học hành hơn. Và điều đó là phần quà quí báu nhất mà các bạn tặng cho Thầy. Chúng ta hãy dâng lên Thầy những bông hoa điểm mười tươi thắm nhất. Và nguyện sẽ luôn học hành chăm chỉ, mãi mãi là trò ngoan của thầy, của cô các bạn nhé!

16 tháng 12 2018

Hồi đầu năm lớp 7, học bài Cổng trường mở ra, hẳn mỗi chúng ta không quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học. Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại những kỉ niệm ngày đầu tiên cắp sách đến trường : “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp…”. Câu văn đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ trong sáng ấy đã ngân nga, trầm bổng trong lòng người mẹ và vương vấn khôn nguôi trong tâm trí học sinh chúng ta. Nhiều bạn thắc mắc : đó là văn của ai, ở trong tác phẩm nào ? Giờ đây, vào ngay trang đầu của sách Ngữ văn 8, chúng ta tìm được xuất xứ và tác giả của câu văn ấy. Thú vị quá ! Thú vị hơn nữa là, qua truyện ngắn đậm chất hồi kí Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh, chúng ta được sống lại những kỉ niệm tuổi thơ mơn man, trong sáng ở buổi tựu trường đầu tiên.

Ngay mấy dòng đầu tác phẩm, nhà văn đã so sánh một cách ấn tượng : “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra, dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẻ và mến thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên tới trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến, mới lạ, suốt đời không thể quên.

Trên con đường cùng mẹ tới trường, nhân vật “tôi” – cậu bé lớp năm, lớp đầu cấp tiểu học ấy – đã nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình thế nào ? Buổi mai ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh… Con đường làng dài và hẹp vốn rất quen thuộc, tự nhiên cậu bé thấy lạ, thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi. Vì sao vậy ? Vì chính “lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học”. Đối với một em bé mới chỉ biết chơi đùa, qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với bạn,… đi học quả là một sự kiện lớn, một đổi thay quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ. Vì thế “tôi” cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay. Vì thế, “tôi” muốn thử sức mình, xin mẹ cho được cầm bút, thước như các bạn khác. Một ý nghĩ non nớt, ngây thơ nảy nở trong đầu : “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”. Ý nghĩ ấy thoáng qua… nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Lại một so sánh thú vị nữa ! Ý nghĩ của một em nhỏ mới cắp sách tới trường muốn nhận thức về một nhiệm vụ trong cuộc sống, được mường tượng trong hình ảnh “một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” như muốn biểu hiện nét dịu dàng, trong sáng và khát vọng vươn tới của một tâm hồn trẻ thơ.

Đi hết con đường làng, cậu học trò nhỏ tới sân trường. Nhìn quang cảnh nhà trường, khi nghe gọi tên, rồi phải rời tay mẹ đi vào lớp học, tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác mới lạ trong “tôi” mới thực sự vô cùng xáo động. Nhà văn đã dùng nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết cụ thể biểu hiện những cung bậc tâm trạng ấy của cậu bé. Trước hết, cậu thấy “ngôi trường trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm… sân nó rộng, mình nó cao“, sừng sững “như cái đình làng”. Rồi cảm thấy mình nhỏ bé làm sao và “đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Tiếp sau, cậu bé thấy học trò, thầy cô giáo, người lớn, trẻ con đông đúc, thấy mấy bạn mới cũng đang sợ sệt lúng túng, e ngại như mình. “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ“. Hình ảnh so sánh thứ ba này của tác giả thật tinh tế. Nó vừa tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như cái tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ, hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang,… Vì thế, khi nghe gọi đến tên mình, cậu học trò “tự nhiên giật mình và lúng túng”. Nhà văn đã dùng rất nhiều động từ đặc tả tâm trạng của nhân vật : ngập ngừng, e sợ, rụt rè, lúng túng, dềnh dàng, run run,…. Riêng từ láy lúng túng điệp tới bốn lần : “Chung quanh là những cậu bé… lúng túng” ; “Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng” ; “Chúng tôi được người ta ngắm nhìn… đã lúng túng, càng lúng túng hơn“,… Đây là một từ có nghĩa khái quát, đã được nhà văn sử dụng chính xác, diễn tả nhiều tâm trạng, miêu tả chân thực cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩ, cảm giác,… hồn nhiên, trong sáng của cậu học trò trong buổi tựu trường đầu tiên. Nó gợi cho . người đọc chúng ta nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Nó giúp chúng ta hiểu sâu thêm nỗi lòng nhân vật và tài năng kể chuyện của tác giả. Đỉnh cao của tấm trạng lúng túng là khi các cậu học trò nhỏ rời bàn tay, buông chéo áo của người thân để đứng vào hàng chuẩn bị vào lớp thì… “một cậu ôm mặt khóc”, “tôi dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo…” và… “trong đám học trò mới vài tiếng thút thít đang ngập ngừng…”. Thú vị làm sao ! Vừa 1ÚG nãy, trên đường tới trường, các cô, các cậu náo nức, muốn tỏ ra mình đã lớn, cũng vừa lúc nãy, cảm thấy hãnh diện vì mình được nhiều người chú ý, vậy mà giờ đây lại khóc. Tiếng khóc như một phản ứng dây chuyền, rất tự nhiên, rất ngây thơ và giàu ý nghĩa. Nó là sự tiếc nuối những ngày chơi đùa thoải mái, sự lưu luyến những người thân yêu,… Nó cũng là những e sợ trước một thời kì thử thách không ít khó khăn, hay nó cũng là một niềm vui, niềm quyết tâm để bước vào một thế giới khác lạ mà đầy hấp dẫn ? Miêu tả cụ thể ba dạng khóc : “ôm mặt khóc”, “nức nở khóc” và “thút thít”, thêm một lần nữa, cây bút văn xuôi Thanh Tịnh truyền cảm biết bao, trữ tình biết baọ, thấu tỏ lòng người biết bao ! Thực ra, đây đâu phải ông viết văn, mà là ông đang sống lại những kỉ niệm của chính mình, ông giãi bày tuổi thơ của chính mình. Những kỉ niệm ấy trong sáng và chân thực vô cùng.

Đến những phút cuối của buổi tựu trường, cảm giác của nhà văn (cũng là của nhân vật “tôi”, cậu học trò nhỏ) càng trong sáng và chân thực hơn. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau. Thấy “một mùi hương lạ xông lên trong lớp”, “hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ”, nhưng cậu bé nhìn bàn ghế chỗ mình ngồi “tự nhiên lạm nhận làm vật riêng của mình”, nhìn người bạn ngồi bên “không cảm thấy xa lạ chút nào”,;.. Có thể nói, đoạn văn kết thúc câu chuyện ngấn gọn mà hiện lên nhiều hình ảnh rất đẹp và giàu ý nghĩa. Một chú chim nhỏ hót mấy tiếng rụt rè, vỗ cánh bay cao. Mắt “tôi” thèm thuồng nhìn theo… Kỉ niệm bẫy chim giữa đồng lúa vẫy gọi… Tiếng phấn và chữ viết của thầy giáo nhắc nhở, níu giữ, đưa về,… Cuối cùng là “tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc…”. Phải chãng đây là phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.

Dẫn dắt, đón chào các em vào cái thế giới ấy là những người mẹ, những phụ huynh, các thầy, cô giáo. Mẹ “tôi” nắm tay “tôi” đưa từ nhà đến trường. Các phụ huynh khác đều chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho con em, đều trân trọng tham dự buổi lễ khai trường. Trái tim mỗi người như cũng bồi hồi, xao xuyến theo từng nhịp đập trái tim của con trẻ. Còn các thầy cô giáo từ “ông đốc” – thầy hiệu trưởng – đến người thầy giáo trẻ phụ trách lớp năm và các thầy, cô giáo khác, ai cũng dịu dàng, từ tốn, bao dung đón chào và động viên các em nhập trường, vào học, theo từng lớp. Nếu ví các bạn nhỏ ngày đầu đi học là những cánh chim đang chập chững rời tổ để bay vào bầu trời bao la nhiều nắng gió thì cha mẹ, các thầy, cô giáo chính là .những bàn tay nâng đỡ, những làn gió đưa, những tia nắng soi đường để cánh chim được cất lên mạnh dạn, khoáng đạt trên bầu trời. Nhờ những bàn tay vững vàng, những làn gió mát, những tia nắng chan chứa tình thương và trách nhiệm ấy, cậu học trò trong câu chuyện này đã nhanh chóng hoà nhập vào cái thế giới kì diệu của mái trường. Và bạn đọc chúng ta, khi đọc tác phẩm, cũng thích thú biết bao khi được sống lại những kỉ niệm trẻ thơ mơn man trong buổi tựu trường đầu tiên.

Vậy đấy, học truyện ngắn Tôi đi học vào những ngày đầu của năm học, chúng ta thấm thìa rằng : Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là ở buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng tâm hổn rung động thiết tha, một ngòi bút giàu chất thơ, một bố cục thống nhất, với các cung bậc tâm trạng, nhân vật, các sự việc, chi tiết, các hình ảnh và những biện phắp tu từ chặt chẽ, hài hoà, tập trung vào chủ đề của tác phẩm.