K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2019

tretrau

6 tháng 11 2019

ko đăng linh tinh

Đọc nội quy đi 

cái đầu ***

24 tháng 5 2019

- Giọng văn linh hoạt:

   + Lúc của chủ tướng nói với tướng sĩ, binh lính.

   + Lúc là người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng khi nước bị giặc xâm lược.

  - Dùng giọng ân tình, gần gũi để khuyên răn thiệt hơn: "các ngươi ở cùng ta… lúc vui cười".

  - Giọng nghiêm khắc trách cứ, cảnh cáo những hành động sai lầm, thái độ thờ ơ, tác trách của quân sĩ khi đất nước lâm nguy.

  - Thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt để khích tướng, thức tỉnh quân sĩ: " không biết lo", " không biết thẹn".

   → Dù Trần Quốc Tuấn có sử dụng giọng ân cần khuyên răn hay giọng nghiêm nghị trách giận thì tất cả đều nhằm gợi lên ý thức, trách nhiệm của tướng sĩ với non sông, xã tắc., kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực.

Tham Khảo:

Trong nền văn học trung đại của nước nhà, có rất nhiều bài thơ hay và tiêu biểu, những tác phẩm đó đều được ông cha ghi lại và lưu truyền để con cháu mai sau được học hỏi, tiếp thu tinh thần văn hoá, dân tộc của thời đại. Trong đó, hai bài thơ "Sông núi nước nam" và bài thơ "Phò giá về kinh" là những thi phẩm xuất sắc của văn học giai đoạn này. Ra đời trong những thời điểm khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều thể hiện được tinh thần dân tộc, tình yêu nước và lòng tự hào trước những chiến công hào hùng của quân dân ta, bởi vậy mà khi đánh giá về hai tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: "Tuy ra đời ở 2 thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ lại có nhiều điểm tương đồng".

Bài thơ "Sông núi nước nam" đến hiện tại vẫn chưa có sự khẳng định nào chắc chắn về tác giả của bài thơ, song theo nhiều sách cho rằng đó là sáng tác của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt. Theo nhiều lời kể của người xưa thì vào năm 1077, khi nhà Tống đưa quân sang xâm lược đất nước ta dưới sự chỉ huy của teen cầm đầu là Quách Quỳ, Lý Thường Kiệt theo lệnh nhà vua đem quân ra chặn chân giặc ở phòng tuyến dòng sông Như Nguyệt, thuộc huyện Yên Phòng, Bắc Ninh ngày nay. Trong cuộc đấu, để khích lệ tinh thần của quân đội mình cũng như làm lung lay ý chí chiến đấu của kẻ thù, Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ này. " Sông núi nước Nam" được cất lên lần đầu tiên tại đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát- những vị tướng anh hùng, nghe tiếng thơ, tinh thần của nghĩa quân càng được khơi dậy, ý thức dân tộc càng lớn và lòng căm thù giặc càng sâu sắc. Còn bài thơ "Phò giá về kinh" được sáng tác bởi Trần Quang Khải, sau hai chiến thắng lẫy lừng Chương Dương và Hàm Tử, trong dịp ông trên đường đón Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long vào năm 1285. Tuy sáng tác vào những hoàn cảnh và thời gian khác nhau, song ta vẫn thấy được ở cả hai bài thơ đều có những điểm giống nhau, bởi vậy mà có người từng nhận xét rằng: "Tuy ra đời ở 2 thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ lại có nhiều điểm tương đồng."

Thật vậy, trước hết, ta có thể thấy cả hai bài thơ đều được sáng tác từ những người anh hùng của dân tộc, họ không chỉ mưu lược tài giỏi mà còn có tài năng về thơ văn, đặc biệt là một tinh thần đấu tranh quyết chí và một trái tim trung thành tuyệt đối với nước vì dân. Cả Trần Quang Khải và Lý Thường Kiệt đều là những vị tướng đích thân cầm quân giết giặc. Nếu Lý Thường Kiệt từng nổi danh với chiến công triệt hạ ba căn cứ lớn là Ung Châu, Liêm Châu, Khâm Châu của quân Tống vào năm 1076 hay chiến thắng vang dội trong cuộc chiến trừng phạt quân chiêm Thành năm 1069 thì Trần Quang Khải cũng là một lĩnh tướng trí tuệ và dũng mãnh, dưới triều đại nhà Trần, ông đã phụng sự hết sức mình cho đất nước, lãnh đạo quân đội đánh bại quân giặc trong nhiều trận chiến, đặc biệt là trận Chương Dương và các trận phòng thủ ở Thanh Hoá, Nghệ An. Bởi vậy mà họ hiểu hơn ai hết giá trị của những chiến công, giá trị của hoà bình, giá trị của tự do với mỗi quốc gia dân tộc.

Thứ hai, cả hai bài thơ đều khẳng định được chiến thắng tất yếu của nhân ta ta, tuy cách thể hiện khác nhau nhưng đều tựu chung về thắng lợi của quân đội chính nghĩa và thảm bại của quân tàn ác, phí nghĩa:

Lý Thường Kiệt viết:

" Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời"

Hành động xâm phạm một lãnh thổ của quốc gia là trái với đạo lý nhân nghĩa, trái với ý người, đi ngược lại với ý trời. Hành động ấy không thể dung thứ, những kẻ ngang nhiên gây họa rồi một ngày cũng bị đánh" tơi bời" mà thôi. Với Trần Quang Khải, tác giả lấy những chiến công của quân ta để khẳng định sự thua cuộc tất yếu của giặc:

" Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù"

Một khí thế hào hùng với cuộc chiến oanh liệt như được tác giả dựng trước mắt chúng ta. Dù là nước nhỏ, quân đội không đông nhưng bằng mưu cao với tinh thần đoàn kết một lòng, quân đội nhà Trần luôn trong tư thế chủ động: "cướp giáo giặc", "bắt quân thù". Những hành động dứt khoát, dũng mãnh, khí thế ấy khiến giặc phải" hồn lạc phách xiêu", bại trận ê chề, đau đớn.

Qua cả hai bài thơ ta thấy được đằng sau những chiến thắng ấy là ý thức dân tộc, là tinh thần đấu tranh bền bỉ quật cường và ý chí quyết tâm giành thắng lợi của nhân dân ta, dẫu cho ở thời gian nào đi nữa.

Điểm tương đồng thứ ba ở hai bài thơ phải kể đến là sự khẳng định về độc lập, chủ quyền dân tộc. Ở "Nam quốc sơn hà" , tác giả khẳng định lãnh thổ nước nhà bằng lời lẽ đanh thép, chắc chắn:

" Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"

Trời, đất, nước Nam là của vua Nam, do vua Nam cai trị, điều ấy là hợp lẽ tự nhiên, trời cao đã định không gì có thể chối bỏ được. Lũ giặc kia sang xâm phạm là hành động phi đạo đức ,tàn ác, gian tà trắng trợn. Tố cáo tội ác của giặc cũng là để khẳng định lại một lần nữa nước Nam là của vua Nam, không ai được phép xâm lấn bờ cõi này. Đến với "Phò Giá về kinh", Nguyễn Quang Khải khẳng định chủ quyền bằng ươc mơ, khát vọng đất nước thịnh trị, yên vui. Bởi đất nước có hết xâm lăng thì chủ quyền mới vững bền, lãnh thổ mới giữ trọn.

" Non nước ấy ngàn thu"

Thứ tư, cả hai bài thơ đều có tác dụng rất lớn trong việc khích lệ, kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân trong việc đoàn kết, đứng lên chiến đấu vì đất nước, vì Tổ quốc mình. Nếu ở "Nam quốc sơn hà" là lời hiệu triệu dân tộc dẹp tan quân thù bằng cách mạng chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình trước những bàn tay máu lạnh của quân xâm lược thì ở "Phò giá về kinh", tác giả kêu gọi mọi người hãy đề phòng, cảnh giác, khi hoà bình không được chủ quan mà cần cảnh giác cao độ, luyện sức, luyện tài để bảo vệ dựng xây, phát triển đất nước.

Hai bài thơ chính là vũ khí vô cùng sắc bén chống giặc ngoại xâm, cổ vũ tinh thần tập thể, lòng yêu nước, ý thức cá nhân trong mỗi con dân đất Việt.

Ngoài ra, ta còn thấy ở đây điểm tương đồng về nghệ thuật, mỗi bài đều chỉ có bốn câu nhưng có sức cô đọng, hàm súc, nội dung, tư tưởng được thể hiện rõ. Ngôn ngữ hùng hồn, đanh thép nhưng không hề thô cứng mà tự nhiên, xúc động.

Qua bao thời gian mà những vần thơ ấy vẫn còn mãi, trở thành những áng văn bất hủ ngàn đời. Chúng em hôm nay đây, những thế hệ trẻ được sống trong hoà bình, trong một môi trường yên vui, không bom đạn, không giáo mác chiến tranh khi đọc những vần thơ đều bùi ngùi khó tả. Em hiểu hơn về những hy sinh của cha ông đi trước, thêm tự hào bởi tinh thần đấu sĩ nơi chiến trường của dân tộc và càng ý thức hơn về trách nhiệm của chúng em hôm nay. Phải gắng sức học tập, dựng xây non nước ngàn thu bền vững, giàu mạnh, tiếp nối những chiến công năm xưa của những người hùng vĩ đại.

--------------------HẾT---------------------

30 tháng 3 2021

Ý 1:

- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cực khổ.

- Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.

- Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

=> Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

 

 

Ý 2:

Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ do:

- Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.

=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.



 

 

30 tháng 3 2021

cảm ơn bạn

 

29 tháng 9 2023

- Những vị tướng trong lịch sử nước ta mà em biết:

+ Ngô Quyền (898 – 944)

+ Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)

+ Trần Hưng Đạo (1230 - 1300)

+ Quang Trung (1753 - 1792)

+ Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)

+ Lê Trọng Tấn (1914 -1986)

+ Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967).....

- Trong đó, Nguyễn Chí Thanh là vị tướng mà em ngưỡng mộ. Ông sinh năm 1914 và mất năm 1967, ngoài những sự tự hào về chiến công của ông trên chiến trường, em còn tự hào vì ông là người con của mảnh đất Huế thương.

5 tháng 8 2023

- Một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc là: Ngô Quyền; Lê Hoàn; Lý Thường Kiệt; Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Huệ,...

- Tham khảo: Em ấn tượng nhất với Nguyễn Huệ. Vì:

+ Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

+ Không chỉ thể hiện tài năng trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà cải cách, với những chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều (năm 1788) cho đến khi từ trần (năm 1792), công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí quật khởi, tự cường của ông.

5 tháng 11 2016

Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt vốn có họ tên thật là Ngô Tuấn, người làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau ông dời nhà về định cư phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội). Ngô Tuấn tự là Thường Kiệt, sau vì có công, được triều đình ban thưởng rất trọng hậu, lại còn cho lấy theo họ của Hoàng Đế nhà Lý, đương thời liền nhân đó ghép họ được ban với tên tự mà gọi là Lý Thường Kiệt, mãi rồi thành quen, khiến cho không ít hậu sinh quên mất cả họ lẫn tên thật của ông. Ông sinh năm Kỷ Mùi (1019), mất năm Ất Dậu (1105), hưởng thọ 86 tuổi.
4 danh tướng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam

Trong cuộc nam tiến của dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt có công đệ nhất, vì đã mở đường cho các đời Trần, Hồ, Lê, Nguyễn sau này.
Ngày 24/2/1069, vua Lý ThánhTông hạ chiếu thân chinh Chiêm Thành. Quân có 5 vạn, Lý Thường Kiệt được chọn làm đại tướng quân và đi tiền phong, kiêm chức nguyên soái (theo Việt sử lược).
Tháng 4, Lý Thường Kiệt đưa quân ta đuổi đến biên giới nước Chân Lạp (vùng Phan Thiết) và bắt được vua Chiêm, cầm tù cả thảy 5 vạn quân (theo Việt sử lược và bia thần phổ Lý Thường Kiệt). Vua Chiêm xin dâng đất chuộc tội. Ba châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh thuộc Chiêm Thành từ đó nhập về nước ta. Nay là địa phận Quảng Bình và phía bắc Quảng Trị.
Không chỉ vậy, ông còn là một người tài năng trong đối nội và đối ngoại. Nhân lúc vua Nhân Tông còn bé, nhà Tống âm mưu cướp nước ta. Lý Thường Kiệt lo toan đoàn kết trong nước để kết thúc nhân tâm.
Việc đầu tiên là xóa sự hiềm khích, năm 1074, ông mời Lý Đạo Thành từ Nghệ An trở về, giữ chức Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự, cùng coi việc dân và quân trong nước.
Việc thứ hai, là tôn kẻ học giả, chiêu dụ hiền tài, mở khoa thi Minh kinh bác học (năm 1075) để khuyến khích và tuyển nhân tài. Đây là khoa thi Nho đầu tiên ở nước ta. Để yên biên giới phía Bắc, các tù trưởng đều được vua gả công chúa cho. Nhờ chính sách ấy, lòng dân miền trung du tây và bắc đều qui hướng về nhà vua. Đồng thời cất quân đi đánh những tù trưởng không chịu thần phục triều đình.
Mặt khác nhà Lý vẫn duy trì chính sách hòa hoãn, chấp nhận triều cống cho nhà Tống để giữ hòa hiếu. Bia thần phổ Lý Thường Kiệt viết: " Ông bấy giờ, trong thì cầm đại chính, ngoài thì coi sư lữ. Dốc một lòng lấy sự yên xã tắc làm vui. Trong ngoài đều được yên ổn "
Khi quân Tống lộ rõ âm mưu, ông là người đầu tiên và cũng gần như là duy nhất đưa đại quân đánh sang đất phương Bắc để phá vỡ âm mưu của giặc. Sách Việt điện uy linh chép rằng Lý Thường Kiệt nghe tin người Tống muốn đem quân xuống rình nước ta, để gây việc binh. Ông lập tức tâu vua : " Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc ".
Với tài thao lược, nghi binh Lý Thường Kiệt đã đưa thủy quân tiến đánh hai thành Khâm châu và Liêm Châu, sau đó tiến vào nội địa công phá thành Ung châu. Trận công thành Ung châu - một thành lớn, phòng bị kỹ của nhà Tống là một trận chiến mang tính kinh điển, thể hiện nghệ thuật quân sự độc đáo.
Không chỉ vậy, trong cuộc Bắc phạt này (từ 27/10/2075 đến 1/3/1076), ông còn tận dụng được sự ủng hộ của dân Tống. Theo bia thần phổ Lý Thường Kiệt: " dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Thường Kiệt đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh quân ta lan khắp ".
Sau khi giáng cho địch những đòn nặng nề, Lý Thường Kiệt đã kéo đại quân về nước (tháng 3/1076) chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Dựa trên những phân tích mục tiêu và đường tiến quân của địch, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Ông cho đắp đê cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giạu, dày đến mấy từng. Thành đất, lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, dài gần trăm cây số. Trước thành đất, lũy tre, có thủy quân đậu thuyền, sẵn sàng tiếp chiến với quân Tống, nếu chúng qua sông.
Phòng tuyến Như Nguyệt là trở thành nơi quyết chiến cuối cùng của quân ta và quân Tống. Khí thế giặc rất mạnh, tưởng chừng như có lúc phòng tuyến Như Nguyệt bị vỡ. Sách Việt điện uy linh viết: Muốn cổ vũ binh sĩ, Lý Thường Kiệt sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Trương Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc vang bài thơ
" Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư ;
Như hà nghịch lộ lai xâm phạm !
Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư. "
Sách chép tiếp: "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đảm, không đánh đã tan." Bài thơ đã được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
Sau khi chặn đứng mọi cuộc tấn công của giặc, biết quân Tống đã mệt mỏi, cạn kiệt lương thực, ông bèn "dùng biện sĩ để bàn hòa. Không nhọc tướng tá, khỏi tốn máu mủ, mà bảo an được tông miếu " (theo bia chùa Linh Xứng). Quân Tống buộc phải nghe theo và rút quân về nước vào năm 1077.
Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần viết: Trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nươc nhà trong thế kỷ thứ XI ; Trong chính trị, Lý Thường Kiệt là đấng đại danh thần, là chỗ dựa tin cậy và vững chắc của nhà Lý, nhất là dưới thời trị vì của Hoàng Đế Lý Nhân Tông (1072-1127) ; Trong lịch sử văn học, Lý Thường Kiệt là cây đại bút, tác giả của Nam quốc sơn hà - áng hùng thi có giá trị thiêng liêng như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà.
Trong bộ bách khoa toàn thư đồ sộ của mình là Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí), nhà bác học Phan Huy Chú viết về Lý Thường Kiệt như sau :"Ông là người giàu mưu lược lại rất có biệt tài làm tướng súy, từng làm quan trải thờ đến ba đời Hoàng Đế (gồm Lý Thái Tông : 1028-1254 , Lý Thánh Tông : 1054-1072 và Lý Nhân Tông: 1072-1127), phá Tống, bình Chiêm, công lao đức vọng ngày một lớn, được sủng ái, thật xứng là người đứng đầu các bậc công hầu vậy ".

Chúc bạn học tốt , nếu 1 số tài liệu ko cần thiết cho bài của bạn , bạn có thể lược bớtok

Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt vốn có họ tên thật là Ngô Tuấn, người làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau ông dời nhà về định cư phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội). Ngô Tuấn tự là Thường Kiệt, sau vì có công, được triều đình ban thưởng rất trọng hậu, lại còn cho lấy theo họ của Hoàng Đế nhà Lý, đương thời liền nhân đó ghép họ được ban với tên tự mà gọi là Lý Thường Kiệt, mãi rồi thành quen, khiến cho không ít hậu sinh quên mất cả họ lẫn tên thật của ông. Ông sinh năm Kỷ Mùi (1019), mất năm Ất Dậu (1105), hưởng thọ 86 tuổi.

Trong cuộc nam tiến của dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt có công đệ nhất, vì đã mở đường cho các đời Trần, Hồ, Lê, Nguyễn sau này.

Ngày 24/2/1069, vua Lý ThánhTông hạ chiếu thân chinh Chiêm Thành. Quân có 5 vạn, Lý Thường Kiệt được chọn làm đại tướng quân và đi tiền phong, kiêm chức nguyên soái (theo Việt sử lược).

Tháng 4, Lý Thường Kiệt đưa quân ta đuổi đến biên giới nước Chân Lạp (vùng Phan Thiết) và bắt được vua Chiêm, cầm tù cả thảy 5 vạn quân (theo Việt sử lược và bia thần phổ Lý Thường Kiệt). Vua Chiêm xin dâng đất chuộc tội. Ba châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh thuộc Chiêm Thành từ đó nhập về nước ta. Nay là địa phận Quảng Bình và phía bắc Quảng Trị.

Không chỉ vậy, ông còn là một người tài năng trong đối nội và đối ngoại. Nhân lúc vua Nhân Tông còn bé, nhà Tống âm mưu cướp nước ta. Lý Thường Kiệt lo toan đoàn kết trong nước để kết thúc nhân tâm.

Việc đầu tiên là xóa sự hiềm khích, năm 1074, ông mời Lý Đạo Thành từ Nghệ An trở về, giữ chức Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự, cùng coi việc dân và quân trong nước.

Việc thứ hai, là tôn kẻ học giả, chiêu dụ hiền tài, mở khoa thi Minh kinh bác học (năm 1075) để khuyến khích và tuyển nhân tài. Đây là khoa thi Nho đầu tiên ở nước ta. Để yên biên giới phía Bắc, các tù trưởng đều được vua gả công chúa cho. Nhờ chính sách ấy, lòng dân miền trung du tây và bắc đều qui hướng về nhà vua. Đồng thời cất quân đi đánh những tù trưởng không chịu thần phục triều đình.

Mặt khác nhà Lý vẫn duy trì chính sách hòa hoãn, chấp nhận triều cống cho nhà Tống để giữ hòa hiếu. Bia thần phổ Lý Thường Kiệt viết: " Ông bấy giờ, trong thì cầm đại chính, ngoài thì coi sư lữ. Dốc một lòng lấy sự yên xã tắc làm vui. Trong ngoài đều được yên ổn "

Khi quân Tống lộ rõ âm mưu, ông là người đầu tiên và cũng gần như là duy nhất đưa đại quân đánh sang đất phương Bắc để phá vỡ âm mưu của giặc. Sách Việt điện uy linh chép rằng Lý Thường Kiệt nghe tin người Tống muốn đem quân xuống rình nước ta, để gây việc binh. Ông lập tức tâu vua : " Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc ".

Với tài thao lược, nghi binh Lý Thường Kiệt đã đưa thủy quân tiến đánh hai thành Khâm châu và Liêm Châu, sau đó tiến vào nội địa công phá thành Ung châu. Trận công thành Ung châu - một thành lớn, phòng bị kỹ của nhà Tống là một trận chiến mang tính kinh điển, thể hiện nghệ thuật quân sự độc đáo.

Không chỉ vậy, trong cuộc Bắc phạt này (từ 27/10/2075 đến 1/3/1076), ông còn tận dụng được sự ủng hộ của dân Tống. Theo bia thần phổ Lý Thường Kiệt: " dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Thường Kiệt đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh quân ta lan khắp ".

Sau khi giáng cho địch những đòn nặng nề, Lý Thường Kiệt đã kéo đại quân về nước (tháng 3/1076) chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Dựa trên những phân tích mục tiêu và đường tiến quân của địch, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Ông cho đắp đê cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giạu, dày đến mấy từng. Thành đất, lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, dài gần trăm cây số. Trước thành đất, lũy tre, có thủy quân đậu thuyền, sẵn sàng tiếp chiến với quân Tống, nếu chúng qua sông.

Phòng tuyến Như Nguyệt là trở thành nơi quyết chiến cuối cùng của quân ta và quân Tống. Khí thế giặc rất mạnh, tưởng chừng như có lúc phòng tuyến Như Nguyệt bị vỡ. Sách Việt điện uy linh viết: Muốn cổ vũ binh sĩ, Lý Thường Kiệt sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Trương Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc vang bài thơ

" Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư ;

Như hà nghịch lộ lai xâm phạm !

Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư. "

Sách chép tiếp: "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đảm, không đánh đã tan." Bài thơ đã được xem là bản tuyên ngôn độc lậpđầu tiên của dân tộc ta.

Sau khi chặn đứng mọi cuộc tấn công của giặc, biết quân Tống đã mệt mỏi, cạn kiệt lương thực, ông bèn "dùng biện sĩ để bàn hòa. Không nhọc tướng tá, khỏi tốn máu mủ, mà bảo an được tông miếu " (theo bia chùa Linh Xứng). Quân Tống buộc phải nghe theo và rút quân về nước vào năm 1077.

Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần viết: Trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nươc nhà trong thế kỷ thứ XI ; Trong chính trị, Lý Thường Kiệt là đấng đại danh thần, là chỗ dựa tin cậy và vững chắc của nhà Lý, nhất là dưới thời trị vì của Hoàng Đế Lý Nhân Tông (1072-1127) ; Trong lịch sử văn học, Lý Thường Kiệt là cây đại bút, tác giả của Nam quốc sơn hà - áng hùng thi có giá trị thiêng liêng như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà.

Trong bộ bách khoa toàn thư đồ sộ của mình là Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí), nhà bác học Phan Huy Chú viết về Lý Thường Kiệt như sau :"Ông là người giàu mưu lược lại rất có biệt tài làm tướng súy, từng làm quan trải thờ đến ba đời Hoàng Đế (gồm Lý Thái Tông : 1028-1254 , Lý Thánh Tông : 1054-1072 và Lý Nhân Tông: 1072-1127), phá Tống, bình Chiêm, công lao đức vọng ngày một lớn, được sủng ái, thật xứng là người đứng đầu các bậc công hầu vậy ".

@@sen phùng