K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2015

tick mk nha 

20 tháng 11 2015

Nguyễn Sinh Sắc là đúng rồi

2 tháng 12 2017

hình ảnh thầy giáo Nguyễn Tất Thành với phương pháp dạy học truyền cảm hứng, khai mở cho các em học sinh những hiểu biết về lịch sử dân tộc, tình yêu Tổ quốc, hun đúc ý chí và rèn luyện nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Tác phẩm cũng cho thấy tâm tư, tình cảm của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đất nước đang trong vòng nô lệ.

Giáo sư, Tiến sĩ Sử học, Nhà giáo Ưu tú Mạch Quang Thắng chia sẻ: "Nhà văn Sơn Tùng viết bằng cái tâm sáng, nhiệt thành, ngòi bút đầy cảm xúc, có sức lay động tình nhân ái... Chỉ mấy chục trang viết thôi, nhưng quả thực, nhà văn Sơn Tùng đã tái hiện được quãng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời Bác Hồ".

Sinh năm 1928 tại Diễn Châu, Nghệ An, nhà văn Sơn Tùng là tác giả của những tác phẩm về Hồ Chí Minh được bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến như: Búp sen xanh, Bông sen vàng, Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng, Tấm chân dung Bác Hồ, Bác về, Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh, Bác Hồ cầu hiền tài, Từ làng Sen…

TK MK NHA

2 tháng 12 2017

TT - Là một nhà giáo, tôi tự hào về một điều: Bác Hồ của chúng ta đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh.

jSe5Tre4.jpg

Trên đường vào Sài Gòn, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết từ tháng 9-1910 đến 2-1911 - Ảnh tư liệu

TT - Là một nhà giáo, tôi tự hào về một điều: Bác Hồ của chúng ta đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh.

Nghe đọc nội dung toàn bài:
 

Theo cha (cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc) vào Huế, người thanh niên Nguyễn Tất Thành được học Trường Quốc Học - một ngôi trường dành cho những bậc công tử và những người có tài thời ấy.

Đến năm 1909, anh lại theo cha vào Bình Định. Tại đây, anh được vào học Trường tiểu học Pháp - Việt Qui Nhơn. Một thời gian sau người cha lại bị triệu hồi về Huế. Từ đây, mới 19 tuổi, người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu một cuộc sống tự lập.

Được mọi người giúp đỡ, khi học xong anh không ra Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trong bức thư gửi về quê nhà cho chị Thanh và anh cả Khiêm, anh Thành tâm sự: "Em đã nhận được một chân dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết... Em sẽ ở đây một thời gian để rồi đi tiếp vào Sài Gòn".

Trên bục giảng, thầy Thành hết lòng truyền đạt tri thức và tư tưởng tiến bộ, gieo vào tâm trí thế hệ tương lai một nỗi niềm trăn trở về vận mệnh đất nước. Thầy dạy: "Chữ là mắt. Người không có chữ coi như bị mù. Không có chữ con người ta bé nhỏ trước tất cả và mãi mãi sẽ là vật sai khiến, vật hi sinh của bọn thống trị. Cho nên các trò phải học, học chữ để nên người, để giúp dân cứu nước".

Sxyb65xJ.jpg

Các bạn trẻ nghe nói chuyện về Bác Hồ ở Trường Dục Thanh - Ảnh: V.T.B.

Tuy không xác định ở Phan Thiết lâu dài song thầy Thành vẫn sống và làm việc hết mình với những con người nơi đây. Với học trò, thầy như người bạn tin cậy, luôn luôn giúp đỡ, ôn tồn khuyên bảo khi học trò có lỗi; khuyến khích khi học trò tiến bộ.

Những ngày nghỉ, thầy đưa học trò đi tham quan để bổ sung kiến thức về xã hội và dân tộc VN. Thầy lui tới thăm hỏi, gắn bó với bà con nông dân chân lấm tay bùn và người xung quanh. Thầy cắt tóc, tắm gội cho các em nhỏ, têm trầu giúp các cụ già... Và qua đó thầy hiểu hơn về cảnh sống cơ cực, lầm than thống khổ của đồng bào mình lúc ấy.

...Một hôm tiếng trống Trường Dục Thanh ngân vang trong sương sớm, học trò tề tựu đông đủ nhưng thầy Thành không đến. Mọi người lo lắng. Và tất cả cùng hồi hộp lắng nghe thầy hiệu trưởng đọc bức thư mà thầy Thành để lại.

Bức thư có đoạn viết: "Các trò thân yêu, thầy biết các trò rất yêu quí thầy. Nhưng thầy không thể ở lại Trường Dục Thanh lâu hơn được nữa. Thầy phải đi, đi rất xa. Ước mơ về một ngày mai nước nhà độc lập đang kêu gọi thầy dấn bước ra đi... Thầy đi xa nhưng lòng vẫn nhớ, vẫn gần các em. Thầy mong các em học giỏi, chăm ngoan, biết kính người già, nhường em nhỏ, yêu quí mọi người". Phải chăng để tránh một cuộc chia tay nặng lòng kẻ ở người đi nên thầy Thành đã lên đường đi vào Sài Gòn một cách lặng lẽ...

Và ngày 5-6-1911, chiếc tàu buôn Latusơ - Tơrơvin buông hồi còi dài chào từ biệt bến cảng Nhà Rồng mang theo người thầy giáo, người thanh niên yêu nước, người con ưu tú của dân tộc VN Nguyễn Tất Thành với tên mới: Văn Ba.

Từ người thanh niên yêu nước trở thành người thầy dạy học, người thầy cách mạng, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã sống cuộc sống người thầy đẹp đẽ như thế.

18 tháng 4 2021

- Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. - Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề. - Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. -> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng đúng đắn ở giai đoạn sau.

8 tháng 5 2022

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

 

8 tháng 5 2023

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

* Phan Bội Châu:

- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

* Phan Châu Trinh:

- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 

* Nguyễn Tất Thành:

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

 

2 tháng 5 2022

Tham khảo

a Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Quá trình ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911-1917

– 5/6/1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước

– 1911 đến 1917: Bác đi khắp các nước qua châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.năm 1917 Bác trở về Pháp học tập ѵà Ɩàm việc tại Pháp 

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì Bác đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn be.Trong nước có nhiều cuộc khởi nghĩa ѵà phong trào đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại

-Con đường cứu nước của các bậc tiền bối trước đó: Phan Bội Châu chọn con đường sang phương Đông (Nhật Bản) xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp

- Còn Nguyễn Tất Thành thì chọn con đường đi sang các nước phương Tây: đi vào tất cả các giai cấp và tầng lớp,đi vào phong trào quần chúng giác ngộ,đoàn kết họ đứng lên dành độc lập bằng sức mạnh là chính mình.


 

2 tháng 5 2022

dạ cảm ưn pé nha

13 tháng 8 2023

Tham Khảo:

Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu:

Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX. (ảnh 1)

Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh:

Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX. (ảnh 2)

Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành:

Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX. (ảnh 3)

13 tháng 8 2023

Tham khảo
Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu
loading...

10 tháng 4 2019

Đáp án D

6 tháng 6 2019

Mình ko biết,xin lỗi vì mik hok ở Thanh Hóa

k mik nhé

6 tháng 6 2019

Nguyễn Tất Thành nằm ở đất nước Việt Nam

Hiệu trưởng trường Nguyễn Tất Thành là con người.

6 tháng 8 2018

Đáp án A