K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2018

Đài vừa báo bão xong thì cơn bão số sáu cũng ập đến. Bầu trời vần vũ, mưa gió quay cuồng gào rít tung bụi mịt mù. Bà con trong xóm nháo nhác chuẩn bị đủ thứ chống bão. Nào gậy gộc, tre nứa, nào cuốc xẻng loảng xoảng va vào nhau.

Từng cơn gió lốc kéo đến, sấm chớp ầm ầm rung chuyển cả bầu tròi. Cây cối nghiêng ngả. Gió thổi ù ù rồi mưa ập đến nhanh như chớp. Mưa ào ào như thác. Trận này chưa qua trận khác đã kéo đến, xối xả ngày càng mạnh. Tưởng chừng bao nhiêu nước ở sông biển, ông trời đều hút lên rồi đổ cả xuống đây. Cây cối vặn mình răng rắc trong mưa. Nhìn ra xa chỉ một màn trắng xóa. Mưa to quá, nước lênh láng ngập hết đồng ruộng, con đường làng cũng nhòa đi trong mưa. Suốt mấy ngày, mưa sầm sập, hết trận này đến trận khác. Nước sông dâng lên nhanh đỏ ngầu, sôi sục. Nước xiết quá khiến con đê trở nên mong manh như sắp tan vỡ ra thành từng mảnh vụn. Thanh niên trai tráng trong làng được huy động ra để giữ đê.

Tiếng gọi, tiếng loa ồn ã cả một khúc sông. Hàng trăm, hàng nghìn người vác bao đất, tre, gộc ra chấn bờ đê lại. Nhưng mưa mỗi ngày một to hơn làm sự cố gắng của bà con cũng vô ích. Đê vỡ. Nước tràn ngập vào vườn, vào sân rất nhiều nhà. Mọi người vội đưa trâu bò, lợn gà lên trên nóc. Nước ngập khắp xóm làng. Cả làng tôi bị chìm ngập trong nước. Đứng trên nóc nhà nhìn ra, cả một vùng mênh mông như biển vậy. Khủng khiếp quá!

Những thân cây chuối, cây phi lao bị lật gốc trôi lềnh bềnh. Mãi bốn năm ngày sau máy bay cứu tế mới tới, nước cũng rút dần. Cơn bão qua đi, bà con tập trung sửa chữa lại đê điều. Cả làng xóm tiêu điều xơ xác hẳn. Nước cuốn đi vô số của cải của mọi người. Thủy thần cũng chẳng trừ nhà tôi, cây chuối, cây na gãy tan tành, các cây hoa màu khác cũng thối hết, tác hại quá mức. Quả thật chưa có trận mưa bão nào tai hại đến thế trong vòng năm mươi năm nay. Các cụ bảo thế.

Cơn bão khủng khiếp đã qua đi hơn 6 tháng nhưng cho đến bây giờ tác hại của nó vẫn còn ảnh hưởng đến mùa màng và cuộc sống của người dân quê tôi.

2 tháng 11 2018

em đang ở nhà học bài bỗng lũ lụt kéo đến vỡ đê và rồi ngập xóm

em đang chạy thoát thì ...á ..cứu tôi..xin lỗi vì em ko thể viết hết bài văn này nhưng em muốn trăn trối 1 điều,hãy tích đúng cho em

4 tháng 11 2018

1 hôm,em đang ngồi ở cuối làng để đó những tia nắng ấm thì 1 trận lũ kéo .con đê bỗng bị vỡ ra.Mọi người chạy toán loạn ,em cũng đang chạy ...á....nước nhấn chìm tôi rồi....ặc ặc....xin lỗi vì em đã ko thể làm hết đoạn văn này nhưng em có 1 lời trăn trối.hãy tích cho em.

22 tháng 7 2018

Xin lỗi các bạn là '' Lấy trộm bút của bạn nha ''

22 tháng 7 2018

Tôi cũng như bao người khác đều có một ký ức tuổi thơ về quê hương, làng xóm. Trong đó ký ức của tôi về sinh hoạt và vui chơi ở nơi ngôi chùa Làng, cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.

Đó là ngôi chùa của Làng, ngôi chùa tương đối cổ kính, không biết được xây dựng từ khi nào nhưng khi tôi lớn lên là ngôi chùa đã hiện diên và cổ kính rồi, tôi được biết theo “ Địa phương ký làng Sơn Tùng” của tác giả chú Văn Hữu Tuất  thì ngôi chùa làng đầu tiên được thành lập rất sớm vào khoảng năm 1754 (Giáp Tuất) do Ngài Tin Đức Bá Đoàn Phúc Hòa Vệ Long Võ cùng bà con dân làng trùng tu xây dựng.

Năm 1756 (Bính Tý) đời vua Lê Cảnh Hưng thứ 16, Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát (Chúa Đàng trong) ban bố tấm biển” Sắc tứ Sơn Tùng tự” và 4 câu đối…Vào ngày 25/2 – năm Kỷ Sửu chùa làng bị đốt cháy hoàn toàn, toàn bộ tài liệu quí giá bị thiêu rụi, chỉ sót lại tấm bia đá và cái chuông hiện đang còn để tại chùa.

Đầu thập niên 1960, Khuông hội Phật giáo làng Sơn Tùng xây dựng chùa mới trên nền chùa xưa, đúc tượng Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Đại hồng chung…các ngài có công xây dựng lại chùa là các ngài: Văn Hữu Đối, Đoàn Quang Kháng, Văn Hữu Hạch, Hồ Đăng Chinh và Hồ Đăng Quát các ngài nay đã qua đời.

Chùa được tọa lạc ngay trung tâm dân cư của làng Sơn Tùng, ngôi chùa nhìn vào toát lên vẽ tôn nghiêm, hiền hòa và dễ gần gũi; có khuôn viên, quang cảnh thoáng mát, 2 bên sân chùa là 2 hàng cây nhãn tỏa bóng mát xum xê. Tôi vẫn còn nhớ thuở nhỏ ngày nào, vào mùa hè lũ nhỏ chúng tôi đi học hè ở trường làng (trụ sở làng bây giờ) trường ở gần chùa, vào những lúc trưa hè, trời nắng gắt chúng tôi kéo nhau vào núp dưới hàng cây Nhãn xanh tỏa bóng mát nghe tiếng Ve hè kêu inh ỏi, chúng tôi càng thỏa sức vui chơi nô đùa, hồn nhiên. Phía trước chánh diện chùa cách chừng 300m có một Hồ sen rộng chừng 100m2, sen nở trắng phau, tỏa hương thơm ngát, nước hồ trong xanh. Sau những lần nô đùa, chạy nhảy, lũ trẻ chúng tôi kéo nhau xuống hồ lấy nước uống, lấy gương sen để ăn.

Tôi vẫn còn nhớ mãi, khi bước vào tuổi niên thiếu, ao ước làm sao để được tham gia lớp “oanh vũ” để được đến chùa sinh hoạt gia đình Phật tử, sau đó tôi cũng được diện cho mình một bộ áo lam tay ngằn, quần đùi để đi oanh vũ. Vui làm sao, hồn nhiên làm sao chiều chủ nhật hàng tuần tôi được sinh hoạt vòng tròn trước sân chùa do các đàn anh, đàn chị “Huynh trưởng” phụ trách, nhiều lắm, đến giờ tôi còn nhớ một vài anh chị đó là anh Văn Hữu Bích, anh Hồ Thiêu, anh Văn Luy, anh Đoàn Phước Dụng, chị Văn Thị Huê, Hồ Thị Túy…Nói chung phong trào Phật tử và sinh hoạt gia đình Phật tử ở làng ta trước năm 1975 phát triển rất mạnh, hoạt động vô tư, tình cảm, trách nhiệm, thương yêu và hồn nhiên.

Sau giải phóng một thời gian dài, do tình hình kinh tế khó khăn chung của đất nước, trong đó có dân làng ta. Việc tu sửa, quan tâm xây dựng phát triển, tôn tạo của chùa có những hạn chế nhất định; phong trào tham gia khuông hội, gia đình Phật tử chưa được nhiệt tình hưởng ứng.

Đến năm 2008, bằng sự nỗ lực, quyết tâm của con dân trong làng đã huy động mọi nguồn lực, mọi sự ủng hộ từ toàn thể nhân dân trong làng, con dân đi làm ăn xa, các nhà hảo tâm đã sửa chữa và tổ chức “Đại Lễ Chẩn Tế Trai Đàn” hết sức hoành tráng và trang nghiêm nhằm để cầu siêu bạt độ cho hương linh con dân trong làng và nguyện cầu an lành, thạnh đạt, bình yên, mưa thuận gió hòa, ăn nên làm ra, con cháu học hành thành đạt…

Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với kinh tế của nhân dân trong làng có phần cải thiện nên phong trào tham gia tự nguyện cúng dường, đóng góp công, sức, tiền của để sửa chữa, tô quét lại ngôi chùa và vật kiến trúc của chùa ngàycàng khang trang và đẹp đẽ, đặc biệt là tượng đá “ Phật Quan Âm Bồ Tát” do đệ tử Đoàn Mai Lương cúng dường được dựng ngay trước sân chùa.

Chùa cũng thành lập được Ban Nghi lễ ( Khuôn hội) gồm có 07 người, do ông Văn Ích làm Trưởng Ban, ông Hồ Khoảng làm trưởng Ban Nghi lễ và 5 thành viên gồm ông Hồ Phò, ông Hồ Chiến, ông Đoàn Khách, ông Đoàn Phước Lư và ông Bình. Mặc dù Ban Nghi lễ chỉ có 07 người nhưng hoạt động, duy trì hương đăng, kinh kệ các ngày đại lễ, lễ Phật, vía Phật, ngày rằm…đồng thời nhiệt tình giúp đỡ các gia đình phật tử trong làng có nhu cầu tụng niệm phục vụ tang lễ, cúng giỗ…đã tạo nên nét văn hóa tâm linh gần gũi với mọi nhà.

Bên cạnh đó, hoạt động của gia đình Phật tử lớp thiếu sinh trong làng cũng được chùa quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ và hoạt động xây dựng phong trào, số lượng thiếu sinh khoảng 15-17 em; tuy nhiên, so với các địa phương khác thì phong trào gia đình Phật tử ở làng ta vẫn còn khiêm tốn nhiều mặt, do thiếu thủ lĩnh, thiếu đàn anh dẫn dắt, hầu hết số thanh niên trưởng thành đều đi làm ăn xa.

Sau bao nhiêu năm tôi xa cách ngôi chùa, những lần về thăm quê, tôi đều đến thăm, viếng ngôi chùa thân thương ở làng, khi đó bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ ấu của tôi hiện ra, làm cho tôi cảm xúc dâng trào, khó tả nổi, chỉ biết ngậm ngùi, thương nhớ và đầy lưu luyến. Đây là tâm trạng của tôi cũng như bao bao nhiêu người con xa quê hương khi nghĩ về quê hương, nơi có ngôi chùa làng thân thương.

4 tháng 11 2018

cơ hội kiếm tk đó mấy bạn,cố lên

6 tháng 4 2022

Đoạn văn thuộc phần đầu của truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Nhà văn đã đưa ra các yếu tố cụ thể về không gian, thời gian và tình cảnh thực tại đang xảy đến. Cách gọi của Phạm Duy Tốn: làng X, phủ X giúp ta hiểu rằng đây không phải một làng nào cụ thể cả. Nhưng đồng thời, tái hiện khugn cảnh thê lương của những người nông dân trong công cuộc hộ đê, nhà văn đã phản ánh một hiện thực chua xót với nhân dân. Hình ảnh liệt kê trong đoạn trích cho bạn đọc cảm nhận được những nhọc nhằn, vất vả của họ. Thiên nhiên khắc nghiệt làm người nông dân khổ cực vô cùng. Nhưng chua xót của người dân trong xã hội ấy chẳng dừng lại ở đó. Mở đầu bằng một đoạn văn đầy hiện thực, ta càng chua xót cho tình cảnh, số phận của hàng nghìn con người vất vả, nhọc nhằn. 

tham khảo nha.

Đọc đoạn trích sau:          Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. (a) thuộc phủ X. (b) xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.        Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

          Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. (a) thuộc phủ X. (b) xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

        Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

          Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

1.     Xác định các từ láy trong đoạn trích và cho biết tác dụng?         

2.     Tìm trong đoạn trích các câu đặc biệt và cho biết công dụng?

3.     Qua đoạn trích, hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?

4.     Xác định trạng ngữ trong câu in đậm và cho biết tác dụng?

Nhanhhhhhhh

1
15 tháng 4 2022

2.

Câu đặc biệt:

Gần một giờ đêm

Công dụng:

+giúp xác định được thời gian diễn ra sự việc

3.

Qua đoạn văn,em thấy hình ảnh con người và thiên nhiên:

Cảm nhận về thiên nhiên: đẹp, thơ mộng
Cảm nhận về con người:  hiền lành, bình dị,vừa dũng mãnh

4.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.

TN:từ chiều đến giờ

Tác dụng:

+Miêu tả hình ảnh thê thảm của người dân khi đê bị vỡ

+ Làm tăng sự khốn khổ của nhân dân

 

10 tháng 10 2017

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a) Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

- Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - lom, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước là do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cùng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b) Ngập lụt

Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c) Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d) Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

đ) Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biếu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cùng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cấu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là:

- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập tụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

13 tháng 8 2018

Hiện nay, lũ lụt đang hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.Đặc biệt là Miền Trung,lũ lụt gây tang thương cho bao nhiêu người.Làm thiệt hại cho bao nhiêu nhà dân.Chính vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn nạn phá rừng.Tích cực trồng nhiều cây xanh vì rừng có thể ngăn lũ lụt tràn về đất liền.Bên cạnh đó,tất cả mọi người phải có ý thức chung tay bảo vệ môi trường cũng là một phần để ngăn chặn lũ lụt.Những người dân nằm trong khu vực bị lũ lụt"càn quét"đã phải chịu rất nhiều đau thương.Vì vậy,chúng ta cần phải giúp họ về cả vật chất lẫn tinh thần.Để họ có thể cải thiện đời sống sau những cơn bão kinh khủng.