K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2018

Tôi có duyên với Trường sa từ thuở nhỏ, nhưng không biết có nợ với miền biển đảo đã mất Hoàng Sa từ khi nào, chỉ biết mỗi khi nghĩ đến là lòng quặn đau như nhớ về những người thân đã khuất.

 Với những người thân đã khuất, tôi còn có những kỷ niệm vui buồn, để sau những lần thắt ruột đó, thì những êm ái lại trở về thầm thì an ủi tôi. Với Hoàng sa - Trường sa thì không may mắn như vậy, biết đến và nhung nhớ chỉ trong một ước mơ. Tôi chưa được một lần được chạm đến, chưa một lần thấy mặt, dù tôi đã từng có nhiều dịp đi tàu du lịch từ Tokyo về Sài gòn, hoặc từ Đà nẵng đến Hongkong. Và mỗi lần như thế tôi đều ráng dõi mắt kiếm tìm, dù biết rằng vùng đảo ấy ở rất xa xôi.

 Rất xa xôi về mặt địa lý, nhưng lại có vẻ gần hơn hết tất cả các địa điểm khác, dù ở Việt nam ở Nhật bản, hay bất kỳ nơi nào trên trái đất này, kể cả những nơi tôi rất thích, muốn chọn để sống những ngày cuối cuộc đời.

 Bởi với tôi Hoàng sa - Trường sa chính là trái tim của Tổ quốc, trái tim đã nhiều năm tháng quằn quại thổn thức của đất Mẹ Việt nam. Trái tim đó chỉ cách trái tim tôi chưa đầy một nhịp đập.

 Cũng có thể tại vì từ những ngày còn rất nhỏ, tôi đã được mơ được mộng về cuộc sống phiêu lãng thuở hồng hoang. Tôi đã nguyện rằng, khi lớn lên tôi sẽ thành thủy thủ, để lênh đênh trên đại dương, để thả hồn lên sao trời, để được đến những vùng biển đảo đó mà giữ gìn Quê Mẹ . 

                

Bia chủ quyền Hoàng Sa    Quần đảo Hoàng Sa  

 Tôi sống ở Nha trang từ lúc nhỏ cho đến giữa lớp Ba, gia đình mới dọn vào Sài gòn. Nhà tôi không nằm sát biển, nhưng chỉ mất độ 4,5 phút đi bộ. Mỗi chiều chiều, tôi ôm chiếu và cà-men cơm, em gái tôi đeo lủng lẳng bidon nước ra biển. Trải chiếu xuống thềm cát trắng, vừa nhìn người ta bơi lội, vừa che cà-men bằng bàn tay nhỏ bé trước những ngọn gió bất chợt, vừa nhai lạo xạo những hạt cát lẫn trong cơm.

 Sau đó hai anh em cuốn gọn chiếu và cà-men để vào 1 gốc thông rồi tản bộ dọc theo đường Duy Tân cho tiêu cơm, lên đến tận bùng binh Đài Phun Nước. Lại tiếp tục ăn hàng, chúng tôi gọi là tráng miệng. Em tôi thì cóc ngâm hay xoài ngâm, tôi thì gỏi đu đủ khô bò hay kẹo kéo. Những món khoái khẩu của chúng tôi.

 Con đường Duy Tân (bây giờ là Trần Phú) ven biển thuở đó nhà cửa còn thấp, những cây thông cũng vậy, nhưng đã được cắt tỉa thành những cụm hình vuông. Hai bên đường chưa có vỉa hè, đúng ra là vỉa hè chưa lót gạch, vẫn còn là đất cát nên chúng tôi có thể nghịch ngợm vừa đi vừa lùa chân dưới đất để cát bụi mù mịt quanh mình. Cuối đường về hướng Nam phía Lầu đài Bảo Đại, có phường Vĩnh Trường, nhưng không liên quan gì đến tên tôi cả, tôi được sinh ra trước khi đến thành phố này.

 À cũng nên nói thêm là em gái tôi tên Hoàng, nên các cô chú bạn của Bố Mẹ hay gọi là thằng Trường Sa và con bé Hoàng Sa. Thấy tôi làm bộ không nghe, các chú lại cố tình giải thích thêm là "Sa" là bị rơi bị rớt như "Chim sa cá lặn", nghĩa là chúng tôi bị đẻ rớt, thấy tội nghiệp nên Bố Mẹ lượm về nuôi và đặt tên như thế. Dẫu biết các chú nói đùa, nhưng thế nào những đêm đó, tôi cũng nằm mơ thấy mình bước ngập chân trong những bãi phân chim trên đảo. Giật mình tỉnh giấc, tôi phải rón rén đi tắm rửa cho bay mùi, kẻo sáng mai thế nào cũng bị mấy chú bảo

 - “Cái thằng Trường Sa này đái dầm hay sao mà hôi mùi phân chim quá vậy”.

                 

Hình ảnh những năm 60: Rạp xi nê Tân Tân, Đường Duy Tân ven biển, Lầu ông Năm

 Bắt đầu từ lớp Năm, mỗi sáng đi học tôi được một bác xích lô, chúng tôi gọi là ông Bảy, đến nhà đưa đón. Đi dọc hết nửa con đường Duy Tân này, dưới hàng cây Bàng xòe tán, lá đỏ vàng vào mỗi mùa gió lạnh.

 Mỗi tháng 1,2 lần, ông Bảy hào phóng chở em tôi lên trường đón tôi và cho chúng tôi đi dạo 1 vòng phố xá, qua rạp xi nê Tân Tân hay Tân Tiến gì đó ở đường Độc Lập, nơi tôi được xem những cuốn phim đầu tiên trong cuộc đời. Biết tôi thích, nên lần nào ông Bảy cũng ghé vào xin cho tờ bươm bướm quảng cáo phim đang hay sắp chiếu, rồi nhân tiện lấy luôn cho mình 1 tờ. Sau đó chở chúng tôi đến tận mãi tháp Chàm Ponagar cổ kính, ông chỉ cho chúng tôi đứng dưới nhìn lên chứ không cho leo sợ ngã.

 Tôi giữ kỹ những tờ bươm bướm in một màu, khi xanh khi đỏ, lúc tím lúc vàng này trong 1 hộp bánh biscuit. Lâu lâu mang ra xem lại, rồi tưởng tượng, đắm mình trong vai nhân vật mình thích trong đó. Cho đến khi dọn nhà về Sài gòn thì bị mấy đứa “ma cũ” ở xóm bắt nạt “ma mới” lấy mất, sau khi choảng nhau với chúng một trận và bị thua.

 Chặng vòng về thế nào cũng đi ngang qua Lầu Ông Năm (hay còn gọi là ông Tư), ông Bảy thích thú kể tới kể lui chuyện, vì tòa "Nhà trắng" này bị người nước ngoài đọc thiếu dấu thành "Nha Trang" nên tên thành phố đã ra đời từ đó. Sau này lớn lên mới biết tòa nhà màu trắng nầy là nhà của bác sĩ Yersin. Và tên Nha trang chẳng phải được đặt ra vì đọc chệch từ chữ "Nhà trắng", mà là đọc chệch ra từ chữ "Eatrang" hay "Jatrang", địa danh của người Chàm đã từng sống trước ở đây. Ea hay Ja là con sông, Trang là cây lau sậy, Nha Trang là "Sông Lau” bởi ngày xưa lau sậy mọc dài hai bên sông Cái ra tới tận cửa biển.

               

Nha Trang bây giờ. Đường Trần Phú (Duy Tân cũ), Tháp Trầm hương  

 Ông Bảy đọc nhiều truyện và kể cho tôi nghe nhiều truyện ông đã đọc. Tôi thích nhất là những truyện phiêu lưu, như "Dế mèn phiêu lưu ký", "Alibaba và 40 tên cướp", "Robinson phiêu lưu ký"... bởi khi ông kể những truyện này, mắt ông sáng hẳn lên, tay chân múa may làm điệu bộ như đang thể hiện nhân vật trên sân khấu.

 Từ truyện kể, ông chỉ tôi cách nhóm lửa bằng kính lúp hay đáy vỏ chai để lấy ánh nắng hội tụ, bằng cách nối dây điện vào 2 cực 1 cục pin và cọ sát cho phát ra tia lửa, bằng cách chà sát đầu nhọn 1 thanh gỗ cứng vào rãnh của 1 thanh gỗ Thông để tạo sức nóng do ma sát. Chỉ cho tôi cách tìm kiếm những vật liệu dễ cháy như lông chim, cỏ khô, bông gòn, mỡ động vật để làm bùi nhùi bén lửa. Ông chỉ cách nấu nước bằng gáo dừa, làm cá, nướng cá trên bếp lửa tự tạo. Chỉ cách trèo lấy tổ ong sau khi hun khói để ong bay đi, cách làm vợt để bắt cá sông, cách bẫy chim bằng rổ tre … Và thường là ông cho tôi thực tập ngay dưới sự chỉ dẫn tận tình của ông.

 Nhất là trong thời gian tôi bị gãy chân phải nằm bệnh viện và nghỉ ở nhà 2,3 tháng. Ông theo giúp đỡ, mướn truyện về đọc cho nghe và hướng dẫn thực tập những điều đã dạy, mỗi ngày. Mỗi ngày ? – Vâng, mỗi ngày ! Mà cũng phải thôi, tại ông làm tôi bị gẫy chân mà. (Có điều, sợ ông bị Bố Mẹ bắt nghỉ việc nên tôi đã nhận lỗi thay ông).

 Nhờ thời gian này, tôi biết thêm một chút về ông. Tôi hỏi sao cái gì ông cũng biết vậy ? Ông bảo tại ngày xưa ông từng đi biển nên ông phải biết để lỡ có trôi dạt vào hoang đảo cũng có thể sinh tồn. Sau đó nghe người ta nói “ngậm ngải tìm trầm” có ăn hơn nên ông đã bỏ biển lên rừng để mong thay đổi số phận. Ông bảo, đi biển phải theo luật biển, đi rừng cũng phải theo luật rừng, và ở đâu cũng phải học hỏi kỹ năng để có thể sống còn. Không may cho ông, ông đã phạm lỗi với Thánh Mẫu Thiên Y A Na nên phải bỏ rừng về đạp xích lô. Ông bảo vì thế mà ông không cho chúng tôi leo lên tháp Chàm, sợ Thánh Mẫu giận ông mà phạt lây qua chúng tôi. Tôi hỏi ông phạm lỗi gì vậy ? Ông không trả lời chỉ bẽn lẽn cười trừ. Tôi học được từ ông nhiều hơn những gì tôi học được ở trường cũng như ở nhà. Ông hướng dẫn kỹ năng sống, tính tự lập và hun đắp cho tôi tinh thần phiêu lưu.

 Trên những chuyến đi dạo bằng xích lô như thế, chúng tôi thường xuyên gặp những chú lính Hải quân đi ngược chiều, sải những bước mạnh mẽ hiên ngang. Bộ quân phục trắng tinh với mũ lưỡi trai cứng (casquette) hoặc mũ vải mềm, cầu vai xanh đậm với những sợi dây tua vàng, trông rất oai phong lẫm liệt.

12 tháng 9 2018

Dù nhỏ tuổi  nhưng có được tình yêu biển đảo như các em là điều vô cùng quý giá. Các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Các em sẽ làm được những điều thế hệ đi trước không làm được. Gìn giữ Trường Sa, Hoàng Sa, bảo vệ vùng biển vùng trời tổ quốc sẽ không thể làm được, nếu đất nước ta không trở nên cường thịnh, giàu mạnh... 

Tại sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban Tuyên giáo Trung ương, cũng đã chia sẻ mong muốn, hướng dẫn các em như sau:

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền đối với vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước  Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Với lập trường và chủ trương đúng đắn đó, Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ một loạt công tác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta trên Biển Đông.


Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

27 tháng 2 2023

Quần đảo Trường Sa là một vi lục địa bị nhận chìm vào đầu đại Kainozoi do tách giãn lục địa Đông Nam Á, xoay chuyển và trượt dần về phía tây nam. Thềm lục địa Trường Sa là một dải địa hình tương đối hẹp, kéo dài tự nhiên của các đảo từ độ sâu 0–200 m quanh đảo, sâu từ 60 đến 80 m. Thành phần cấu tạo dải này thường là các mảnh vụn san hô, chủ yếu là hạt thô. Trong khi đó, sườn lục địa Trường Sa là một dải bao quanh thềm lục địa, kéo dài từ mép thềm lục địa đến độ sâu 2.500 m, có nơi lên tới hơn 3.000 m. Thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá gốc. Các bãi ngầm có bề mặt sườn là các bề mặt đổ dốc từ độ sâu 170 đến 1.500 m. Do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa là nơi có đa dạng sinh học cao. Ước tính có đến mười nghìn loài sinh vật sinh sống tại vùng biển Trường Sa.Các hệ sinh thái rạn san hô nơi đây không chỉ là nơi cư ngụ lí tưởng cho các sinh vật biển mà còn là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản dồi dào cho toàn vùng biển Đông.Trên các đảo chỉ có một vài tài nguyên (chẳng hạn phân chim) nhưng nguồn lợi thiên nhiên của vùng biển quần đảo Trường Sa thì lại rất có giá trị, ví dụ hải sản và tiềm năng dầu mỏ – khí đốt. Tuy nhiên, Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc ước tính vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí thiên nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỉ tấn so với con số 13 tỉ tấn.

Quần đảo Hoàng Sa là một tập hợp trên 30 đảo san hô, cồn cát, ám tiêu (rạn) san hô nói chung (trong đó có nhiều ám tiêu san hô vòng hay còn gọi là rạn vòng) và bãi ngầm thuộc biển Đông, ở vào khoảng một phần ba quãng đường từ miền Trung Việt Nam đến phía bắc Philippines. Quần đảo trải dài từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc và từ 111°00′ đến 113°00′ Đông, có bốn điểm cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò Nổi. Độ dài đường bờ biển đạt 518 km. Điểm cao nhất của quần đảo là một vị trí trên đảo Đá với cao độ 14 m (hay 15,2 m).Về khoảng cách đến đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần Việt Nam hơn. Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản nhưng không có dân bản địa sinh sống.

Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông. Thanh niên cần hưởng hứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng , thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại.

 

 

27 tháng 3 2022

Bạn tham khảo nha :

 Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra ướt đẫm gương mặt, ai cũng đã thấm mệt. Tuiy vậy nhưng mọi người vẫn lao động rất tích cực, hăng say. Các tổ khác cũng sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Từng khóm cỏ được chúng em thu dọn để vứt vào thùng rác. Sau cùng, chúng em quét sạch đất và rác rưởi còn sót lại. Trong bồn, những nụ mười giờ đỏ rực đang vươn lên trong nắng, những khóm đồng tiền và cúc vàng đua nhau khoe sắc như lời cảm ơn dành cho chúng em. Sân trường trở nên sạch sẽ và quang đãng hơn nhiều. Em cảm thấy rất vui vì đã góp sức nhỏ làm sạch trường, đẹp lớp.

27 tháng 3 2022

Nơi em sinh ra và lớn lên là một thành phố nằm ven biển. Sau mỗi mùa hè, khách du lịch đến và đi đã để lại một lượng rác khá lớn ở gần bờ biển. Chính vì vậy, em đã rủ các bạn trong lớp vào mỗi buổi chiều đến các bờ biển để dọn dẹp. Chúng em sử dụng những bao tải lớn, đeo găng tay bảo hộ. Sau đó, cả nhóm phân công nhau ra từng khu vực để dọn dẹp. Những đồ dùng như chai nước, vỏ lon… được phân loại riêng, đem bán để lấy một số tiền nho nhỏ mua sách vở cho các bạn học sinh nghèo. Các loại rác khác đều được bỏ vào bao tải, sau đó đem đến khu xử lý rác. Tuy công việc khá vất vả, nhưng chúng em cảm thấy vô cùng vui vẻ vì đã làm được một việc tốt góp phần bảo vệ môi trường của quê hương mình.

k cho mình nhé

16 tháng 10 2023

- Tìm hiểu về lịch sử, địa lý và quyền lợi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này giúp ta có kiến thức cơ bản và hiểu rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền.

- Tham gia vào các hoạt động tăng cường ý thức quốc gia, như diễn đàn, hội thảo, hoặc các buổi thuyết trình về vấn đề này. Điều này không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình, mà còn góp phần lan tỏa thông điệp và nâng cao nhận thức của người khác.

- Sử dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông để chia sẻ thông tin về vấn đề này, như thông tin lịch sử, bài viết, hoặc hình ảnh. Việc lan truyền thông tin đúng và có tính chất giáo dục sẽ giúp người khác hiểu rõ hơn về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

- Tham gia vào các hoạt động tình nguyện, như dọn vệ sinh môi trường, quyên góp cho các tổ chức bảo vệ môi trường biển hay hỗ trợ cộng đồng trên các đảo. Điều này không chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho những người sống trên đảo, mà còn tôn trọng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta.

- Học tập và nâng cao trình độ, để trở thành người có hiểu biết rộng về các vấn đề quốc tế và quốc phòng. Điều này sẽ giúp ta có khả năng tham gia vào các cuộc tranh luận và đưa ra ý kiến xây dựng về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

21 tháng 12 2021

1. Sa Huỳnh đư­ợc nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê (một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Huỳnh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa Sa Huỳnh đã được các nhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc người thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam. 

Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, Văn hóa Sa Huỳnh càng ngày càng thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng Đông Nam Á cũng như Trung Hoa cổ xưa và Ấn Độ cổ xưa khi gần đây, Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Bước đầu đã xác định được diện mạo một nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam.

 

13 tháng 9 2016

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.
Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.

Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.

13 tháng 9 2016

Mạng trăm phần trăm

17 tháng 8 2017

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.
Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.

Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.

Chúng em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc?
- Học sinh sinh viên cần đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
- Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

27 tháng 9 2016

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.
Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.

Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.

Chúng em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc?
- Học sinh sinh viên cần đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
- Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.