K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2018

* Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta :

Chứng minh :

- Chiếm tới \(\dfrac{3}{4}\) diện tích lãnh thổ, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan - xi - păng cao 3143m (1000m chiếm 85% ; 2000m chiếm 1%)

- Đồng bằng chiếm \(\dfrac{1}{4}\) lãnh thổ

- Tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông.

13 tháng 10 2019

- Vì đồi núi chiếm tới 3/4 lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất. Ngay ở đồng bằng châu thổ ta cũng bắt gặp các đồi núi sót nhô cao trên mặt đồng bằng (núi Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, sầm Sơn, Bà Đen, Bảy Núi,...).

- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan chung: sự xuất hiện các đai cao tự nhiên theo địa hình (đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt đới núi hung bình, đai ôn đới núi cao,...).

- Đồi núi ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội. Vùng đồi núi có những thế mạnh riêng về kinh tế, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện, trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch sinh thái,... nhưng đồi núi cũng có nhiều khó khăn ưu ngại về đầu tư phát triển kinh tế, về giao thông vận tải,... Do vậy miền đồi núi nước ta vẫn còn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống vất vả hơn so với các vùng khác.

30 tháng 10 2023

- Vì nước ta 3/4 địa hình là đồi núi.
Thuận lợi
- Nguồn tài nguyên tự nhiên: Đồi núi thường là nơi tập trung nhiều tài nguyên tự nhiên quý báu như gỗ, nước ngầm, khoáng sản, và động sản động vật. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và đánh bắt thủy sản.

- Vùng đất canh tác: Một số khu vực đồi núi có đất phù sa tốt và khí hậu thích hợp cho nông nghiệp. Điều này cho phép canh tác cây trồng và nuôi gia súc.

- Nguồn nước tươi ngon: Đồi núi thường là nguồn cung cấp nước tươi ngon cho đồng bào trong việc sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp.
Khó khăn:
- Địa hình khó khăn: Địa hình đồi núi thường đầy đá và đội núi, làm cho việc xây dựng hạ tầng giao thông và phát triển công nghiệp trở nên khó khăn. Điều này có thể gây hạn chế trong việc tiếp cận các vùng này và phát triển kinh tế.

- Nguy cơ sạt lở: Đồi núi thường có nguy cơ sạt lở, đặc biệt là sau mưa lớn hoặc bão. Điều này đe dọa an toàn của cộng đồng và đòi hỏi các biện pháp ứng phó và quản lý rủi ro.

- Khó khăn trong nông nghiệp: Việc canh tác trên địa hình đồi núi có thể gặp khó khăn hơn do đất đai và môi trường nông nghiệp phức tạp.

21 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

a) Chứng minh: Sử dụng thang màu ở trang 6 – 7 (Hình thể) để làm rõ phần diện tích của địa hình đồi núi và đồi núi thấp trên bản đồ.

b) Giải thích

- Trong giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini (thuộc đại Cổ sinh), các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri (thuộc đại Trung sinh).

- Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động bào mòn, phá hủy của các quá trình ngoại lực, tạo nên những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải. Về cơ bản, địa hình của nước ta có thể hình dung như một bán bình nguyên.

- Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpơ - Himalaya đã nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa kèm theo các đứt gãy và phun trào mắcma. Tuy nhiên, vận động nâng lên yếu nên đại bộ phận nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.

a) - Đặc điểm chung :

+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Cấu trúc địa hình khá đa dạng : Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

+ Chịu tác động mạnh mẽ của con người.

b) - Nguyên nhân : Đây là dạng địa hình chiếm tổng 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta, tạo thành hình cánh cung hướng ra biển lớn và chứa nhiều tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội.

25 tháng 10 2019

Chọn: B.

Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài do tác động của ngoại lực (gió, sông,…) sau đó lại được nâng lên của các kì vận động tạo núi nên địa hình nước ta có rất nhiều đồi núi nhưng lại chủ yếu là đồi núi thấp.

21 tháng 1 2017

HƯỚNG DẪN

a) Khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng

- Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

+ Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.

• Có 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

• Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

• Thấp dần từ tây bắc về đông nam: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng cao trên 1000m. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

+ Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc - đông nam:

• Phía đông: Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng (3143m).

• Phía tây: Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào với độ cao trung bình.

• Ở giữa: Thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

• Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

• Núi thấp và hẹp ngang; hai đầu nâng cao (vùng núi Tây Nghệ An ở phía bắc và vùng núi Tây Thừa Thiên Huế ở phía nam), ở giữa thấp trũng (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).

• Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên, có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây.

• Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ, địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc.

• Phía tây là các cao nguyên badan Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao khoảng 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.

- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

+ Bán bình nguyên Đông Nam Bộ: Các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m.

+ Địa hình đồi trung du: Rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng, hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. Phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.

b) Nguyên nhân làm cho địa hình khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng: Do sự tác động của nội lực và ngoại lực khác nhau ở vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển lãnh thổ nước ta.

- Vùng núi Đông Bắc gắn với nền Hoa Nam và khối Vòm sông Chảy, được nâng lên yếu trong Tân kiến tạo.

- Vùng núi Tây Bắc nằm trong địa máng Đông Dương với các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam (Pu Hoat, Rào Cỏ, Hoàng Liên Sơn...), được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

- Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm trong địa máng Đông Dương, không được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

- Vùng núi Trường Sơn Nam vừa nằm trong địa máng Đông Dương với mảng nền cổ lớn là Kon Tum; trong vận động Tân kiến tạo vừa được nâng lên ở nơi này, vừa phun trào mắc ma ở những nơi khác.

- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du là kết quả phối hợp rõ rệt của các vận động nâng lên rất yếu, phun trào mắcma và sự chia cắt của dòng chảy trên các thềm phù sa cổ.

8 tháng 3 2021

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

 

– Đồi núi: 

 

+ Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.

 

+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.

 

– Đồng bằng:

 

+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

 

+ Đồng bằng châu thổ (Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long) và đồng bằng duyên hải miền Trung.