K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2018

Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Tuy vậy, quá trình trưởng thành và hình thành nhân cách của mỗi người là khác nhau, ngay cả với anh em trong một nhà.

Advertisement: 0:02

Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt trước hành động của người lớn trẻ em bắt đầu thâu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.
image


Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.
Trẻ được sinh ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ, được nghe lời ru ấm áp của mẹ để đi vào giấc ngủ. Mẹ là người đầu tiên trẻ được tiếp xúc khi cất tiếng khóc chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn tiếng nói, hướng dẫn trẻ những bước đi đầu tiên. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảng hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.

Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông bà và các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình. Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình. Người xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em.

Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ. Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau.

Khi cha mẹ dạy con phải lễ phép với bố, mẹ nhưng chính họ lại không tôn trọng cha, mẹ của mình (ông bà của trẻ) thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng bao giờ lễ phép với cha, mẹ và cả ông, bà. Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn nhận khuyết điểm, biết cám ơn khi được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở lên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.

Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Ông bà ta xưa cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là người tốt, có đủ kiến thức nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc không có điều kiện gần gũi trẻ, có người ỷ lại cho nhà trường, một số mải làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong thời gian dài;

Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết…dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo… Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập hoặc dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái.
Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ gia đình không còn yêu thương, che chắn và bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật. Con hư còn bởi cách dạy. Sự quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì được nấy.

Bên cạnh sự nuông chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, dực dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, quen được phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn được hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện, đánh bạc, hút chích…
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình.

Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho trẻ. Đó là kinh nghiệm sống của cha mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong gia đình. “Dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại, phát huy mặt tích cực của Nho giáo, Đạo giáo trong quan hệ lễ nghĩa tương kính. Mặt khác, dần dần xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp…Tập luyện cho con ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, cẩu thả…qua đó giúp con mình hình thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình trong gia đình. Cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của con phù hợp với sinh hoạt của gia đình.

Về văn hóa tiêu dùng, về tiền bạc và những tiện nghi sinh hoạt khác, cha mẹ cần giáo dục con ý thức tiết kiệm và quý trọng đồng tiền làm ra từ lao động chân chính. Các thói xấu như ham tiền, kiếm tìền bằng mọi giá, đua đòi, ăn chơi cần được sớm ngăn chặn, vì điều này dễ dẫn các em vào con đường hư hỏng. Giáo dục cho con ý thức, nếp nghĩ, cử chỉ lời nói lễ phép, khiêm tốn, trang phục, trang sức hợp gia cảnh từng nhà và truyền thống đạo đức của dân tộc, đó là văn hóa giao tiếp.
Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Nếu nhân cách của con người bao gồm hai mặt đức và tài, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Các bậc cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: no ấm, bình đăng, tiến bộ và hạnh phúc.

6 tháng 1 2018

ý kiến trên chưa hoàn toàn là đúng

Bởi tùy thuộc vào hoàn cảnh, con người mà ta đưa ra kết luận , con cái hư hỏng còn là do ý thức của người đó, chưa suy nghĩ đúng đắn ,trưởng thành nên dễ hư hỏng và cả phần lỗi của bố mẹ

15 tháng 1 2018

Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Tuy vậy, quá trình trưởng thành và hình thành nhân cách của mỗi người là khác nhau, ngay cả với anh em trong một nhà.

Advertisement: 0:02

Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt trước hành động của người lớn trẻ em bắt đầu thâu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.
image


Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.
Trẻ được sinh ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ, được nghe lời ru ấm áp của mẹ để đi vào giấc ngủ. Mẹ là người đầu tiên trẻ được tiếp xúc khi cất tiếng khóc chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn tiếng nói, hướng dẫn trẻ những bước đi đầu tiên. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảng hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.

Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông bà và các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình. Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình. Người xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em.

Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ. Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau.

Khi cha mẹ dạy con phải lễ phép với bố, mẹ nhưng chính họ lại không tôn trọng cha, mẹ của mình (ông bà của trẻ) thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng bao giờ lễ phép với cha, mẹ và cả ông, bà. Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn nhận khuyết điểm, biết cám ơn khi được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở lên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.

Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Ông bà ta xưa cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là người tốt, có đủ kiến thức nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc không có điều kiện gần gũi trẻ, có người ỷ lại cho nhà trường, một số mải làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong thời gian dài;

Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết…dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo… Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập hoặc dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái.
Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ gia đình không còn yêu thương, che chắn và bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật. Con hư còn bởi cách dạy. Sự quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì được nấy.

Bên cạnh sự nuông chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, dực dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, quen được phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn được hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện, đánh bạc, hút chích…
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình.

Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho trẻ. Đó là kinh nghiệm sống của cha mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong gia đình. “Dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại, phát huy mặt tích cực của Nho giáo, Đạo giáo trong quan hệ lễ nghĩa tương kính. Mặt khác, dần dần xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp…Tập luyện cho con ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, cẩu thả…qua đó giúp con mình hình thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình trong gia đình. Cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của con phù hợp với sinh hoạt của gia đình.

Về văn hóa tiêu dùng, về tiền bạc và những tiện nghi sinh hoạt khác, cha mẹ cần giáo dục con ý thức tiết kiệm và quý trọng đồng tiền làm ra từ lao động chân chính. Các thói xấu như ham tiền, kiếm tìền bằng mọi giá, đua đòi, ăn chơi cần được sớm ngăn chặn, vì điều này dễ dẫn các em vào con đường hư hỏng. Giáo dục cho con ý thức, nếp nghĩ, cử chỉ lời nói lễ phép, khiêm tốn, trang phục, trang sức hợp gia cảnh từng nhà và truyền thống đạo đức của dân tộc, đó là văn hóa giao tiếp.
Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Nếu nhân cách của con người bao gồm hai mặt đức và tài, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Các bậc cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: no ấm, bình đăng, tiến bộ và hạnh phúc.

7 tháng 3 2018

Tham khảo 

Trẻ con ngày nay ngày càng ngày khác vì mọi thứ đã quá thay đổi .  Công nghệ bây giờ đã quá làm những đứa trẻ ít thích thú với những thứ của bên ngoài . Những đứa trẻ luôn luôn mê mẩn những thứ đồ công nghệ cho đến khi ba mẹ chúng làm phiền chúng .  Ngay lúc ở tuổi thanh thiếu niên , cái lúc mà bao người đang phát triển về ngoại hình lẫn tâm trí .  Khi đó , dù cho ba mẹ chúng ta có quan tâm thế nào đi chăng nữa , chúng ta vẫn không cảm thấy . Những khi ba mẹ nhờ gì đó , bao người vẫn cằn nhằn và không muốn làm .  Như vậy là không được , chúng ta là con người , là những người  nên biết kính trọng cha mẹ , những người đã có công với chúng ta . Tuy đang ở tuổi trưởng thành nhưng ta không thể quên những con người đã sinh thành , ngày đêm bươm trải , chăm sóc chúng ta có được ngày hơn nay . Ấy vậy vẫn có những con người chưa dành cho bố mẹ sự quan tâm , chăm sóc mà chúng ta có thể hoàn toàn làm được . Mọi người có thể giúp bố mẹ những việc nhỏ nhặt để thể hiện lòng có hiếu . Đừng trở thành một người không tốt cho xã hội

21 tháng 5 2022

Tuấn và em gái luôn chăm ngoan học giỏi đc thầy cô và bn bè yêu quí vì:

+ Học giỏi giúp Tuấn và em gái có nhiều lựa trọn và con đường sau này, vừa giúp thầy cô, bố mẹ đỡ phiền muộn. Kiếm đc thành tích khiến người thân tự hào,vui mừng.

+ Chăm ngoan, lễ phép là lối sống tốt, nhất là đối với hs. Khi vẫn còn trên ghế nhà trường và đang trong quá trình phát triển nhận thức.

.................

18 tháng 7 2019

- Nếu không có tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời em sẽ đầy khó khăn, vất vả và bất hạnh.

- Nếu không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, gia đình bất hạnh, em sẽ bị xã hội lên án.

3 tháng 4 2017

- Nếu không có tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời em sẽ đầy khó khăn, vất vả và bất hạnh.

- Nếu không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, gia đình bất hạnh, em sẽ bị xã hội lên án

19 tháng 12 2016

cũng chưa chắc bởi vì con cái hư hỏng còn nhiều nguyên nhân khác như: chơi với bạn hk tốt, sống ở gần nơi xảy ra nhiều tệ nạn xh, ông bà thấy cha mẹ la rầy cháu ra tay bao che, bênh vực,...

30 tháng 9 2018

Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực".

thiếu 

22 tháng 3 2022

Đoạn thơ nào e.