K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2017

-Văn bản trên gồm 2 ý. Mỗi ý viết thành 1 đoạn văn. Dựa vào chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng.

-Trong đoạn văn thứ nhất, từ Ngô Tất Tố, ông là, nhà văn, tác phẩm chính của ông,...là những từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng

-Trong đoạn văn thứ hai, câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" là câu then chốt. Vì nó là câu mang nội dung khái quát

-Từ ngữ chủ đề là các từ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ dược lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính, có thể đứng ở vị trí đầu hoặc cuối đoạn văn

14 tháng 9 2017

* Văn bản trên gồm 2 ý :

* Mỗi ý được thể hiện bằng 1 đoạn văn:

+ Đoạn 1 : Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố

+ Đoạn 2 : Gía trị cơ bản của tác phẩm "Tắt đèn"

* Dấu hiệu hình thức đểnhận biết đoạn văn : chữ đầu đoạn văn viết lùi vào đầu dòng , hết đoạn ngắt xuống dòng.

* Trong đoạn văn thứ nhất, từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng là : Ngô Tất Tố (1893 - 1954)

* Câu then chốt của đoạn văn thứ hai : "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Vì đó là câu mang nội dung khái quát của đoạn hai.

* Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được nói đến trong đoạn văn.

* Câu chủ đề (câu then chốt) chứa nội dung khái quát, ngắn gọn thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

Các ý đúng: a) và c) 

16 tháng 11 2017

Nhận diện đoạn văn dựa vào:

   + Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi vào đầu dòng và viết hoa, kết đoạn chấm xuống dòng.

   + Mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu văn

   + Về mặt nội dung: Đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý (luận điểm)

   + Hai đoạn văn trong văn bản trên thể hiện tương ứng với hai ý.

12 tháng 3 2018

Văn bản gồm 2 ý chính:

   + Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố

   + Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:       “Ta thường nói… ta cũng cam lòng”C1: Nêu nội dung và ptbd của đoạn văn trênC2: Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu thực hiện hành động nói nào?C3: Chỉ ra những động từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng?C4: Theo em, có thể thay từ “quên” (quên ăn) bằng các từ “không”, “chẳng”, “chưa” được không? Vì saoC5: Hãy gọi tên và chỉ rõ 1 biện pháp nghệ thuật đã...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

       “Ta thường nói… ta cũng cam lòng”

C1: Nêu nội dung và ptbd của đoạn văn trên

C2: Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu thực hiện hành động nói nào?

C3: Chỉ ra những động từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng?

C4: Theo em, có thể thay từ “quên” (quên ăn) bằng các từ “không”, “chẳng”, “chưa” được không? Vì sao

C5: Hãy gọi tên và chỉ rõ 1 biện pháp nghệ thuật đã được học trong chương trình ngữ văn 8 được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu cách thức diễn đạt ở biện pháp nghệ thuật đã được gọi tên đó

C6: Trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay bằng 1 đoạn văn khoảng 12 câu

0
Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 60) bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh mỗi đoạn văn này.Đoạn 1 :   (........................................................................Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.)Đoạn 2 :   Nhìn từ xa, cây chuối...
Đọc tiếp

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 60) bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh mỗi đoạn văn này.

Đoạn 1 :

   (........................................................................Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.)

Đoạn 2 :

   Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi(...........................................................................)

Đoạn 3 :

   Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần.(.......................................)

Đoạn 4 :

   (..........................................................)Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.

2
29 tháng 10 2019

Đoạn 1 :

   (Vào những ngày cuối tuần, ba mẹ em thường đưa em về nhà ngoại ở ngoại thành. Em rất thích khu vườn của bà. Ở đó bà trồng nào na, nào mít, nào mận, nào ổi). Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2 :

   Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. (Đến gần, thân cây chuối to nhờ cột nhà. Sờ vào thân thấy láng mịn. Lớp vỏ ngoài của nó bị che đi một phần bởi lớp áo khô, áo khô này cũng góp phần bảo vệ cho cây.)

Đoạn 3 :

Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần. (Đặc biệt là buồng chuối dài, nặng trĩu với rất nhiều nải úp sát nhau khiến cây như oằn xuống.

Đoạn 4 :

   (Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối dùng để nuôi lợn, nuôi ngan, lá chuối gói giò, gói bánh, hoa chuối làm nộm, làm rau. Còn quả thì vừa thơm vừa ngọt lại vô cùng bổ dưỡng). Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.

2 tháng 3 2021

Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.

Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.

Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.