K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2018

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Môn: Tiếng việt 

Thời gia: 90 Phút

Năm học : 2017 – 2018

Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

ÚT VỊNH

Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.

Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:

- Hoa, Lan, tàu hỏa đến!

Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất.

Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo TÔ PHƯƠNG

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? (0,5 điểm)

A.

Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố.

B.

Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường, lúc thì tháo cả ốc gắn các thanh ray.

C.

Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua.

D.

Tất cả các ý trên.

Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? (0,5 điểm)

A.

Thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu.

B.

Đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa.

C.

Cả hai ý trên đều sai.

D.

Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì? (0,5 điểm)

A.

Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

B.

Thấy tàu đang chạy qua trên đường trước nhà Út Vịnh.

C.

Thấy tàu đang đỗ lại trên đường trước nhà Út Vịnh.

D.

Thấy hai bạn nhỏ đứng trong nhà nhìn tàu chạy qua trên đường tàu.

Câu 4: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu? (0,5 điểm)

A.

Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn.

B.

Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh chạy ra khỏi nhà chặn tàu lại.

C.

Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh khóc và la lớn.

D.

Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh cùng chơi với hai bạn nhỏ.

Câu 5: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? (0,5 điểm)

A.

Yêu hai bạn nhỏ quê em và đường sắt.

B.

Yêu hai bạn nhỏ quê em.

C.

Yêu đường sắt quê em.

D.

Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.

Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là: (0,5 điểm)

A.

Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai.

B.

Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt.

C.

Dũng cảm cứu em nhỏ.

D.

Tất cả các ý trên.

Câu 7: Câu “Hoa, Lan, tàu hỏa đến!” (0,5 điểm)

A.

Câu cầu khiến.

B.

Câu hỏi.

C.

Câu cảm.

D.

Câu kể.

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.

Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.

Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? (2 điểm)

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)

(ngày mai; đất nước)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam. (Đoạn viết từ Áo dài phụ nữ có hai loại: ……. đến chiếc áo dài tân thời.). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 122).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Tả người bạn thân của em.

 Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Ý đúng

D

D

A

C

D

D

A

B

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5điểm

0,5 điểm

0,5điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 9: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (2 điểm) (học sinh nêu đúng mỗi từ được 0,5 điểm)

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (học sinh nêu đúng mỗi từ được 0,5 điểm)

Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.

Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

t.i.c.k đi bà nội

26 tháng 5 2018

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) (35 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CHIM HỌA MI HÓT

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

(Theo Ngọc Giao)

Câu 1: (1 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?

A. Từ phương Bắc.                B. Từ phương Nam.

C. Từ trên rừng.                    D. Không rõ từ phương nào.

Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Trong trẻo, réo rắt.             B. Êm đềm, rộn rã.

C. Lảnh lót, ngân nga.            D. Buồn bã, nỉ non.

Câu 3: (0,5 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

A. Nhạc sĩ tài ba.                B. Nhạc sĩ giang hồ.

C. Ca sĩ tài ba.                  D. Ca sĩ giang hồ.

Câu 4: (0,5 điểm) Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót?

A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.

B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy.

C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn.

D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe.

Câu 6: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?

A. im lặng                          B. thanh vắng

C. âm thầm                       D. lạnh lẽo

Câu 8: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?

A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt.

C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.

D. Nó xù lông rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp.

Câu 9: (0,5 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ .

B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.

C. Liên kết bằng từ ngữ nối.

Câu 10: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn sau:

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

1. Chính tả nghe - viết (2 điểm, 15 – 20 phút): Bài "Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh" (TV5 - Tập 2 / Tr.132). Viết đoạn: "Mảng thành phố…òa tươi trong nắng sớm"

2. Tập làm văn (8 điểm, 30 - 35 phút): Hãy chọn một trong các đề sau:

Đề 1: Hãy tả con vật em yêu thích

Đề 2: Hãy tả trường em trước buổi học

Đề 3: Hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.

29 tháng 11 2021

Năm nay nữ ạ:))

29 tháng 11 2021

bn lên gg tra á xin tiick 

29 tháng 11 2021

100000000+999999999

nhớ là giữa kì1 nha!

28 tháng 10 2019

A. Đọc thành tiếng: (5đ)

- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI

B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)

1. Đọc thầm bài:

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

 

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

 

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

 

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?

a. Sáng

b. Trưa

c. Chiều

Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:

a. Sửa đường

b. Xây nhà

c. Quét vôi

Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:

a. Chiều/ đi học về

b. Chiều đi/ học về

c. Chiều đi học/ về

Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?

a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.

b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.

c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.

Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.

b. Thị giác, vị giác, khứu giác.

c. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”

a. Trụ

b. Trụ bê tông

c. Trụ bê tông nhú lên

Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.

a. còn

b. và

c. mà

Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:

a. Cùng nghĩa

b. Nhiều nghĩa

c. Đồng âm

Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)

1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.

Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)

2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em.

#Trang

2 tháng 3 2018

Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.Quyển sách khá dày, ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

   Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt.Em quý quyển sách này lắm!

4 tháng 3 2021

Nhưng sách của cậu như thế nào? Màu, các chi tiết ngoài bìa sách

4 tháng 3 2021

Học kì một của lớp 5 đã kết thúc. Bước sang học kì hai, em thay một số sách giáo khoa, trong đó có quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai. Từ lúc nhìn vào bìa cuốn sách, em đã thấy thích thú và càng tìm hiểu nội dung bên trong quyển sách, em càng bị hấp dẫn.

Quyển sách được thiết kế hình chữ nhật, khổ 17x 24 cm, trông mới xinh xắn làm sao! Mặt bìa trước và bìa sau quyển sách láng bóng, được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Ngoài bìa phía trên in chữ TIỂNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau ngồi trên triền đồi nói chuyên vui vẻ. Trước mặt các bạn, những người nông dân đang hăng say cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tưoi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng. Quả là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, thể hiện cuộc sống thanh bình của đất nước Việt Nam.

Ngoài ra, bìa trước còn ghi dòng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục. Bìa sau giới thiệu các cuốn sách khách trong bộ sách giáo khoa lớp 5 tập hai và có ghi rõ giá tiền.

Lật từng trang sách, em thấy mỗi bài học mang lại một vốn kiến thức mới lạ, đầy cuốn hút. Những trang sách mới còn thơm mùi của giấy và mực in đã mở ra kho tàng kiến thức lí thú và bổ ích với chúng em.

Quyển sách khá dày, gồm hơn môt trăm bảy mươi trang - những trang sách mới còn thơm mùi của giấy và mực in. Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIÊNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dãn và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ lá phiếu vào thùng phiếu in hình huy hiệu đội viên, có dòng chữ "Sẵn sàng", thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc Người công dân số một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong hành trình đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều sử dụng màu chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo mỗi tuần đều có các phân môn như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyên và Tập làm văn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp chúng em hứng thú hơn trong học tập. Đặc biệt, phần ghi nhớ sau mỗi bài học Luyện từ và câu được đóng khung với nền màu cam, tạo nên sự chú ý cho người đọc.

Quyển sách TIẾNG VIỆT 5 tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Em bọc sách và dán nhãn vở cẩn thận, sau đó nắn nót ghi họ tên mình lên nhãn vở. Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách, luôn vuốt phang các góc cuốn sách và nâng niu, giữ gìn người bạn ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Vấn đề: Lớp trẻ hiện nay đang sử dụng tiếng Việt một cách rất phức tạp, nếu không muốn nói là hỗn tạp.

- Đối tượng: lớp trẻ (Giới trẻ ngày nay, thường được cho là thuộc dòng 8X, 9X sinh ra vào thập niên thứ 8 hoặc thứ 9 của thế kỉ XX và dòng Y2K sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, bắt đầu từ năm 2000).

16 tháng 8 2023

tham khảo

Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề gì và liên quan tới đối tượng là các bạn giới trẻ

23 tháng 6 2020

Tham khảo:

Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu đẹp trên nhiều phương diện. Thật vậy, người dân Việt Nam có quyền tự hào về sự giàu đẹp, đa dạng và muôn màu của tiếng mẹ đẻ. Đầu tiên, tiếng Việt đa dạng về ngữ âm và cách phát âm. Một từ tiếng việt nhưng nếu được phát âm bằng những sắc thái khác nhau thì sẽ cho ra nội dung và hàm ý khác nhau. Ví dụ như "Sớm nhỉ?" mà được phát âm bất ngờ thì nó sẽ mang sắc thái bất ngờ còn nếu mà được phát âm theo giọng mỉa mai thì tức là người kia đang muộn chứ không hề sớm. Hơn nữa, người dân mỗi vùng miền lại có cách phát âm và âm điệu khác nhau. Thậm chí, ngay cả trong một thành phố, ngữ âm và cách phát âm của người dân cũng có những nét khác nhau. Đặc biệt, tiếng việt là thứ tiếng có dấu nên việc phát âm dấu của mỗi miền cũng có sự khác biệt nhất định. Người miền Trung phát âm dấu ngã thành dấu hỏi. Thứ hai, sự giàu đẹp của tiếng việt thể hiện ở hệ thống từ đồng âm và từ đồng nghĩa cũng như hệ thống kiểu câu, và ngữ pháp tiếng việt vô cùng phức tạp. Riêng về các loại câu thì tiếng việt có câu đơn, câu ghép; về chức năng câu thì có câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn,...; về các loại từ thì có từ đơn, từ ghép, từ láy. Hơn nữa, những thành phần tiếng việt như trợ từ, thán từ, thành phần biệt lập, phó từ,... cũng vô cùng đa đạng và giàu đẹp. Cuối cùng sự giàu đẹp của tiếng việt thể hiện ở cách dùng của người dân. Tiếng Việt đi vào thơ ca, âm nhạc, kịch nói, sân khấu, chèo tuồng và lời ăn tiếng nói vô cùng linh hoạt và đậm chất văn hóa nước nhà. Tóm lại, tiếng việt là thứ tiếng giàu đẹp và là niềm tự hào của người dân VN.

19 tháng 8 2021

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

TRƯỜNG TH …….
Họ và tên:………………….

Lớp 5 ........

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Tiếng Việt (Phần đọc)

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

B. Kiểm tra đọc

I. Đọc hiểu (7 điểm)

Hoa giấy

Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết... Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời ...

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ...

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa giấy vào mùa nào?

A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông

Câu 2. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì?

A. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyên
B. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
C. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
D. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.

Câu 3. Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào ?

A. mỏng manh
B. rực rỡ sắc màu
C. mỏng mảnh, rực rỡ sắc màu
D. mỏng tang

Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả ?

A. So sánh
B. So sánh và nhân hóa
C. Nhân hóa

Câu 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S.

Thông tinTrả lời
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. 
Hoa giấy sắp rụng khi cánh hoa chuyển sang màu vàng úa. 
Hoa giấy đẹp một cách rực rỡ. 
Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. 

Câu 6. Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………

Câu 7. Trong bài có mấy từ chỉ màu sắc?

A. 3 từ
B. 4 từ
C. 5 từ

Câu 8. Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng âm

A. Tươi đẹp/ xinh đẹp
B. cánh chim/ cánh hoa
C. hạt đậu/ chim đậu trên cành

Câu 9. Chủ ngữ trong câu văn: “Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.” là:

A. Cả vòm cây lá
B. Cả vòm cây lá chen hoa
C. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm

Câu 10. Có thể thay từ “giản dị” trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” bằng từ nào?Viết lại câu đó.

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………

II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đọc một đoạn trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc. Bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, SGK Tiếng Việt 5 tập I (Đọc thành tiếng 2 điểm; trả lời câu hỏi 1 điểm) Điểm đọc thành tiếng:.........................điểm.