K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2018

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

19 tháng 4 2018

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

6 tháng 4 2023

Khi nói về những tấm gương đã hi sinh trong chiến tranh tàn khốc, có lẽ chúng ta sẽ nhớ ngay đến chị Võ Thị Sáu một nữ anh hùng ra đi khi tuổi đời còn trẻ.

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1037 tại tỉnh Bà Rịa. Chị được nhân dân yêu thương, gọi là “ Người con gái đất đỏ”. Khi giặc Pháp tràn vào đất VIệt, chị Võ Thị Sáu mới 12 tuổi nhưng vô cùng dũng cảm, dám ném lựu đạn giết chết ba tên chỉ huy Pháp. Đặc biệt chị rất nổi tiếng về khả năng tình báo, biệt động và giao liên. Tuy nhiên, trong một lần làm nhiệm vụ, chị ám sát hụt tên Việt gian Đốc phủ Tòng. Thế là chị Võ Thị Sáu bị Pháp bắt vào năm 15 tuổi. Ở trong tù, chị vẫn tiếp tục hoạt động, cống hiến cho cách mạng hết mình. Tháng 12 năm 1952, Pháp đem chị ra Côn Đảo giam ở nhà lao “Đá trắng”. Khi giặc xử bắn chị, chúng đưa một cố đạo đến rửa tội, chị mắng: “Tao là người yêu nước, tao không có tội, chỉ chúng mày là quân cướp nước tao, giết dân tao mới là kẻ có tội.” Trước khi từ giã cõi đời, chị hô vang: “Việt Nam muôn năm! Bác Hồ muôn năm!”. Chị Võ Thị Sáu đã hi sinh khi chưa đầy 17 tuổi. Sau này, khi hòa bình lập lại, vào năm 1993, Nhà nước đã truy tặng chị danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và Huân chương chiến công hạng Nhất.

Mỗi khi nhớ đến hình ảnh kiên cường, bất khuất của chị Võ Thị Sáu, em lại càng quý trọng nền hòa bình độc lập được như ngày hôm nay. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để góp phần phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

6 tháng 4 2023

Tuổi thơ em luôn tràn ngập những câu chuyện của bà. Đó là thế giới của những nhân vật cổ tích, của những người anh hung dũng cảm hy sinh về đất nước. Trong đó, em luôn nhớ câu chuyện về người nữ anh hùng Võ Thị Sáu.

Võ Thị Sáu sinh ra ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa, một miền quê với truyền thống yêu nước. Từ nhỏ chị Sáu đã chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào. Bởi vậy 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Chị đã lập nhiều chiến tích vang dội, diệt trừ tên ác ôn và nhiều lần phát hiện gian tế.

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị đã ném lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng. Thế nhưng không may mắn một lần nhận nhiệm vụ ném lựu đạn chi đã bị giặc bắt. CHị bị tra tấn dã man nhưng không hề khai báo điều gì. Bọn địch đã kết án tử hình cho chị và chuyển chị ra nhà tù Côn Đảo.

Trên đường ra chiến trường, chị không hề sợ hãi, ngắt một bông hoa ven đường và tặng cho người lính hành hình chị. Trước cái chết, chị kiên quyết không quỳ xuống, từ chối bịt mắt, đối diện với cái chết của mình rất bình tĩnh. Điều ân hận nhất của chị là chưa diệt hết được bọn thức dân Pháp. Trước khi chết, Chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Chị đã ngã xuống nhưng chắc chắn tấm gương của chị vẫn còn sáng mãi.

Chị Võ Thị Sáu chính là bức tượng đài tuyệt đẹp của tinh thần dũng cảm, bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Em thấy mình cần cố gắng học thật giỏi để xây dựng đất nước, để cho công lao của những con người đi trước không uổng phí. 

banhqua

29 tháng 1 2022

TK:

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu ” Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.” Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

29 tháng 1 2022

TK:

 Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:

- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.

Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.

28 tháng 3 2019

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh để giữ nước và đòi lại độc lập chủ quyền. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân của họ từ chính những người dân bình thường. Hai Bà Trưng cũng vậy. Hai Bà Trưng ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40-43) tại quê nhà Bắc Ninh của hai bà. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị tại thành Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, Hai Bà thua trận và đã tự tử tại sông Hát. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào việc chống giặc ngoại xâm.


Hai bà mãi là những vị tướng tài của dân tộc, cả dân tộc không quên công lao to lớn ấy của hai bà.

28 tháng 3 2019

Lý Thường Kiệt

14 tháng 4 2022

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc mà em kính ngưỡng nhất. Cả cuộc đời của người đã hi sinh tất cả cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước. Người đã dành cả tuổi trẻ để ra đi tìm đường cứu nước, để hoạt động cách mạng, để lo cho dân cho đất nước. Chẳng có khi nào Người nghĩ riêng cho bản thân mình. Người sống đơn giản hết mức từ đồ ăn, nơi ở đến trang phục. Nhờ Người, mà đất nước ta có thể vùng lên, đánh đuổi bè lũ thực dân độc ác, chấm dứt những năm tháng đen tối, khổ cực, để bước về phía ánh sáng của độc lập, tự do. Được sống trong những ngày hòa bình, hạnh phúc như thế này, em lại càng thêm kính trọng và cảm ơn sự hi sinh lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

chúc em học tốt

15 tháng 4 2022

Trần Quốc Tuấn, (Trần Hưng Đạo) sinh năm 1226 và mất năm 1300. Vào thế kỉ XIII (13), quân Nguyên Mông đã ba lần hùng hổ sang xâm lấn nước ta. Ông được vua nhà Trần phong tướng và cử cầm quân đánh giặc. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang. Ông đã soạn ra sách dạy việc dùng binh gọi là "Binh thư yếu lược" để huấn luyện quân sĩ. Trong quá trình đánh giặc, ông còn viết ra một bài hịch rất thống thiết, hào hùng để khích lệ toàn quân chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù. Đó là bài Hịch Tướng Sĩ mà muôn đời sử sách còn lưu. Khi ông mất đi, nhân dân ta đã tôn vinh ông như một vị thần và lập đền thờ ở nhiều nơi. Nhân dân thường kính cẩn gọi ông là Đức Thánh Trần. Ông chính là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.

4 tháng 2 2023

Các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Biểu, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An…

Gợi ý: Giới thiệu về Nguyễn Trãi

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), một nhóm học sinh nghèo học giỏi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) thời Trần, mẹ là Trần Thị Thái con quan tư đồ (ngang tể tướng) Trần Nguyên Đán.

- Năm 1400, Nguyễn Trãi Đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng làm quan dưới triều Hồ. - Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn: “con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi từ Đông Quan (Hà Nội ngày nay) tìm vào Lam Sơn, theo Lê lợi tham gia khởi nghĩa. Ông đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc

 

- Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Lê được thành lập. Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Nhưng rồi những mâu thuẫn trong nội bộ triều đình phong kiến dẫn đến việc sát hại các công thần, bản thân Nguyễn Trãi bị oan, bị bắt giam. Sau đó ông được tha nhưng không còn được tin dùng như trước.

- Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được Lê Thái Tông mời ra làm việc giúp nước. Năm 1442, giữa lúc Nguyễn Trãi đang gánh vác trọng trách với dân với nước thì oan án Lệ Chi viên bỗng đổ ập xuống gia đình, dòng họ (Nguyễn Trãi bị vu oan âm mưu giết vua, khép vào tội tru di tam tộc). Năm 1464, Lê Thánh tông Minh oan cho Nguyễn Trãi sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống thì bổ làm quan.

- Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc một nhà văn hóa lớn năm 1980 tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa Liên hợp Quốc đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

13 tháng 2 2018

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

13 tháng 2 2018

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.

Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

4 tháng 3 2018

(Chuyện kể về Hai Bà Trưng)

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.

Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

4 tháng 3 2018

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Ý nghĩa câu chuyện:

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.

13 tháng 2 2022

THAM KHẢO:

Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là người dân tộc Kinh, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng dấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương.

 Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù đề trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.

13 tháng 2 2022

 Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu " Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới." Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

31 tháng 3 2022

Bà Triệu là một nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em vô cùng ngưỡng mộ. Là một người phụ nữ, nhưng bà Triệu vẫn hội tụ đủ các yếu tố của một vị tướng tài: anh dũng, mạnh mẽ, tài trí. Không chỉ vậy, bà còn có lòng yêu nước nồng nàn, với một tinh thần quyết tâm mãnh liệt. Bởi vậy, bà được sự tin tưởng của hàng nghìn quân lính, cùng bà chiến đấu chống quân đô hộ đến cùng. Bà Triệu và nghĩa quân đã khiến cho quân thù phải kinh hồn bạt vía, làm chúng lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Dù chúng đe dọa hay dụ dỗ bà bằng cách gì thì vẫn chẳng thể khiến bà nao núng. Cuối cùng, bà Triệu đã hi sinh anh dũng để bảo vệ độc lập nước nhà. Công lao của bà người dân Việt Nam ta đến nay vẫn còn nhớ mãi.