K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2018

1. Ngưỡng cửa ( Vũ Quần Phương )

2. Nói với em ( Vũ Quần Phương )

3. Trăng ơi từ đâu đến? ( Trần Đăng Khoa )

4. Nàng tiên ốc (Phan Thị Thanh Nhàn)

5  Ai dậy sớm ( Võ Quảng)

hok tốt

mik lớp 7 nên ko rõ thông cảm

15 tháng 3 2018

MÙA XUÂN ƠI

Xuân Xuân ơi ! Xuân đã về 
Có nỗi vui nào vui hơn ngày Xuân đến 
Xuân Xuân ơi ! Xuân đã về 
Tiếng chúc giao thừa chào đón mùa Xuân 

Xuân Xuân ơi ! Xuân đến rồi 
Cánh én bay về cho tim mình nao nức 
Xuân Xuân ơi ! Xuân đến rồi 
Những đóa mây vàng chào mừng Xuân sang 

Nghe âm vang bao câu chúc yên lành 
Đất nước gấm hoa yên ấm an vui 
Bao em thơ khoe áo mới tươi cười 
Chào một mùa Xuân mới 

Xuân Xuân ơi ! Xuân đã về 
Kính chúc muôn người với bao điều mong ước 
Trong hương Xuân ta vẫy chào 
Kính chúc muôn nhà gặp nhiều an vui

15 tháng 3 2018

1. Ngưỡng cửa ( Vũ Quần Phương )

Ngưỡng cửa ( Vũ Quần Phương ),Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

 NGƯỠNG CỬA         

 
Nơi này ai cũng quen 
Ngay từ thời tấm bé 
Khi tay bà, tay mẹ 
Còn dắt vòng đi men 

Nơi bố mẹ ngày đêm 
Lúc nào qua cũng vội 
Nơi bạn bè chạy tới 
Thường lúc nào cũng vui


Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp 
Nay con đường xa tắp 
Vẫn đang chờ tôi đi

(Vũ Quần Phương)

2.

2. Nói với em ( Vũ Quần Phương )

Nói với em ( Vũ Quần Phương ),Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

NÓI VỚI EM

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay,

Tiếng lích rích chim sâu trong lá,

Chim chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

Tay bồng bế sớm khuya vất vả,

Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay

3.

3. Trăng ơi từ đâu đến? ( Trần Đăng Khoa )

Trăng ơi từ đâu đến? ( Trần Đăng Khoa ),Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

TRĂNG ƠI... TỪ ĐÂU ĐẾN?

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ cánh đồng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà.

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ một sàn chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời.

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi... từ đâu đến ?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân.

Trăng ơi... từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em...

4.

4. Nàng tiên ốc (Phan Thị Thanh Nhàn)

Nàng tiên ốc (Phan Thị Thanh Nhàn),Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

NÀNG TIÊN ỐC

Xưa có bà già nghèo,
Chuyên mò cua bắt ốc.
Một hôm bà bắt được,
Một con ốc xinh xinh.
Vỏ nó biêng biếc xanh,
Không giống như ốc khác.
Bà thương không muốn bán,
Bèn thả vào trong chum.
Rồi bà lại đi làm,
Đến khi về thấy lạ.
Sân nhà sao sạch quá,
Đàn lợn đã được ăn.
Cơm nước nấu tinh tươm,
Vườn rau tươi sạch cỏ.
Bà già thất chuyện lạ,
Bèn có ý rình xem.
Thì thấy một nàng tiên,
Bước ra từ chum nước.
Bà già liền bí mật,
Đập vỡ vỏ ốc xanh.
Rồi ôm lấy nàng tiên,
Không cho chui vào nữa.
Hai mẹ con từ đó,
Rất là yêu thương nhau.

5.

5. Gió từ tay mẹ

Gió từ tay mẹ,Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

Gió từ tay mẹ

Ru bé ngủ say

Thay cho gió trời

Giữa trưa oi ả

6.

6. Ai dậy sớm ( Võ Quảng)

Ai dậy sớm ( Võ Quảng),Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

AI DẬY SỚM

Ai dậy sớm 

Bước ra vườn

Hoa ngát hương 

Đang chờ đón! 

Ai dậy sớm 

Đi ra đồng 

Cả vừng đông 

Đang chờ đón! 

Ai dậy sớm 

Chạy lên đồi 

Cả đất trời 

Đang chờ đón!

7. Gọi bạn ( Định Hải)

Gọi bạn ( Định Hải),Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

GỌI BẠN
Xa xưa tự thuở nào 
Trong rừng xanh sâu thẳm 
Đôi bạn sống bên nhau 
Bê vàng và dê trắng 
Một năm trời hạn hán 
Suối cạn, cỏ héo khô 
Lấy gì nuôi đôi bạn 
Chờ mưa đến bao giờ 
Bê vàng đi tìm cỏ 
Lang thang quên đường về 
Dê trắng thương bạn quá ! 
Chạy khắp nẻo tìm Bê 
Đến bây giờ Dê Trắng 
Vẫn gọi hoài : "Bê...Bê!!" 
(Định Hải)

8. Ngày hôm qua đâu rồi ( Bế Kiến Quốc)

Ngày hôm qua đâu rồi ( Bế Kiến Quốc),Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI

Emcầm tờ lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em bố cười
Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong
Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn thêm mãi
Đợi đến ngày tỏa hương
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn

(Bế Kiến Quốc)

 

9. Cô giáo lớp em ( Nguyễn Xuân Sanh)

Cô giáo lớp em ( Nguyễn Xuân Sanh),Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

CÔ GIÁO LỚP EM
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời: Chào cô ạ!
Cô mỉm cười thật tươi.
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

Nguyễn Xuân Sanh

10. Quà của bố

Quà của bố,Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

QUÀ CỦA BỐ
(Bài thơ do cháu Hoàng Khê, con trai y sĩ Hoàng Văn Đông gửi tặng bố)
Bố em là bộ đội
Ở tận vùng đảo xa
Chưa lần nào về phép
Mà luôn luôn có quà.
Bố gửi nghìn cái nhớ
Gửi cả nghìn cái thương
Bố gửi nghìn lời chúc
Gửi cả nghìn cái hôn?
Bố cho nhiều quà thế
Vì biết em rất ngoan
Vì em luôn giúp bố
Tay súng luôn vững vàng?

11. Trăng của mọi người

Trăng của mọi người,Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

TRĂNG CỦA MỌI NGƯỜI
Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: Trăng tựa con thuyền cong mui
Bố nhìn: Như hạt cau phơi
Cháu cười: Quả chín vàng tươi ngoài vườn
(Lê Hồng Thiện)
 

12. Trăng sáng sân nhà em

Trăng sáng sân nhà em,Những bài thơ tiểu học,Kỉ niệm,tuổi thơ,tiểu học

TRĂNG SÁNG SÂN NHÀ EM
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em di trăng theo buớc
Như muốn cùng đi chơi ....

Tất cả là những bài thơ nổi tiếng nha bạn

20 tháng 11 2016

mỗi bài chỉ tick được 1 cái thôi ở đâu ra 30 tick =.=

20 tháng 11 2016

Cái câu đầu viết là Tính Bảo lăng nhăng

MÌnh chỉ góp ý z thuihiuhiu

- Lớp 7: Bánh trôi nước, Nam Quốc sơn hà, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

- Lớp 8: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng (Vọng nguyệt),...

Học tốt nhé.

15 tháng 11 2017

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình. Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác. Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều. Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác. Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.   Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình. Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau". Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình: –     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là… Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều. Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy! 

Học tốt (:) Tk nha mình đầu tiên

15 tháng 11 2017

nhưng đừng lấy trong mẫu nhé

học bài thơ " lượm " xong , trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé lượm vô cùng đáng yêu . đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng em .

một hôm vẫn như mọi lần , lượm bỏ thư vào bao khoác , lên vai , bước nhanh trên con đường quê . nhg con đường lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên ? lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt , bom đạn khói lửa mịt mù . " đạn bay vèo vèo " qua đầu nhg chu vẫn " sợ chi hiểm nghèo " . bong dan no " một dòng máu tươi " ... lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa .lưom như đang chìm vào giấc ngủ say trên thảm lúa . tưởng như lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện , thanh thản khi hi sinh ... lượm không chết . lượm vẫn còn sống mãi trong lòng dân tộc , trong mỗi chúng em .

24 tháng 2 2016

âu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe dưới đây xảy ra đã mấy chục năm kể từ hồi ông nội tôi còn sống, còn trẻ và đang hăng say bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân. Lần ấy, ông nội tôi được giao nhiệm vụ đi công tác ở Thừa Thiên - Huế. Ở đó ông đã gặp một thiếu niên dũng cảm, anh hùng.

Đầu năm 1947, đi cùng đoàn công tác với ông tối có nhà thơ Tố Hữu, vào Huế để nhận làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến. Huế lúc ấy khá hoang tàn. Chỉ mới quay trở lại không lâu mà Pháp đã gieo rắc ở đây bao nhiêu tội ác. Cũng may nhờ có nhân dân che chở mà nhiều vùng căn cứ mật của ta còn chưa bị lộ. Sau khi sơ bộ nghe báo cáo tình hình, ông nội tôi cùng nhà thơ Tố Hữu và một vài đồng chí nữa quyết định đi xem xét ngay phong trào kháng chiến ở nội thành.

Họ đi bộ ngay đêm ấy men theo những con đường bí mật được bố trí khá an toàn ngay bên cạnh một vài bốt canh của địch. Đến khu vực đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của anh em rất sôi nổi nên rất vui mừng. báo cáo tình hình xong, các đồng chí dẫn đến trước mặt ông nội tôi và nhà thơ một chú bé chừng 10 tuổi trông nhanh lẹ và hoạt bát. Một đồng chí thưa:

- Báo cáo hai đồng chí, đây là em Lượm, một đồng chí liên lạc xuất sắc nhất của đồn hiện nay.

- Thế cháu mấy tuổi rồi?

- Dạ cháu 12 tuổi ạ!

- Thế cháu đi liên lạc thấy thế nào?

- Vui lắm! Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà chú ạ!

- Ừ! Rất tốt. Nếu thành Huế này cứ có những người như cháu thì thằng Pháp sẽ nhanh chóng bại trận trong một ngày không xa.

Rồi lượm chào các đồng chí để tiếp tục đi làm nhiệm vụ. Cậu bé có dáng người loắt choắt nhưng đôi chân lúc nào cũng nhanh như sóc. Bên hông chú ra dáng với một chiếc xắc nhỏ xinh đựng công văn, thư từ, mệnh lệnh. Công việc thì nguy hiểm mà lúc nào cậu cũng vui vẻ, ngây thơ. Đôi mắt cậu trong, sáng và hồn nhiên rất hợp với chiếc mũ ca lô ...

 

19 tháng 2 2016

- trước hết, nếu kể lần thứ hai thì bài thơ sẽ quá dài, thiếu sự cô đọng cần thiết. 
- sau nữa, giữa lần thứ nhất và lần thứ ba có một khoảng cách dài hơn, sự thay đổi trong tâm trạng và nhận thức cả người lính sẽ hiện lên rõ rệt hơn.

19 tháng 2 2016

cảm ơn bạn Tuấn Anh Phan Nguyễn nha

 

Câu 1:Cho tập hợp A = {3; 5; 7; 9}. Điền kí hiệu ∈; ∉; ⊂  thích hợp vào …
a. 5 ....... A 
  • A. ∈
  • B. ∉
  • C. ⊂
b) 6 …... A
  • A. ∈ 
  • B. ∉
  • C. ⊂
c) {3; 7} ....… A
  • A. ∈  
  • B. ∉
  • C. ⊂
d) 11 ...... A
  • A. ∈  
  • B. ∉
  • C. ⊂
Câu 2:Cần bao nhiêu chữ số để đánh số trang của một cuốn sách có 135 trang.
Trả lời: 
Cần ......... chữ số.
Câu 3: Tínha) [168 – (46 + 254) : 15 ] – 18 = ..............b) [103 – 11.(8 – 5)] = ...........c)100 : {250 : [325 – (4 . 53 – 22. 50)]} = .............d) 11 + 13 + 15 + . . . . + 179 + 181 = ..........Câu 4: Tìm số tự nhiên x, biết:a) 87 – (321 – x) : 5 = 75
Trả lời: x = ............b)b)  (5x – 24) .73 = 2.74
Chọn khẳng định sai
  • Muốn chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số rồi trừ hai số mũ cho nhau
  • Nếu an = 1 thì n = 0
  • Nếu mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng của các lũy thừa của 10
  • Nếu an = a thì n = a
Câu 2:Chọn câu sai: 3.3.3.6.6.6.2.2.2 bằng
  • 56
  • 26.36
  • 36.26
  • 66
Câu 3:Chọn khẳng định đúng
  • am.an = am.n
  • 50 không phải là một số chính phương
  • Lũy thừa mũ 3 của một số tự nhiên còn gọi là bình phương của số đó
  • Số chính phương là bình phương của các số nguyên tố
Câu 4:Cách tính đúng
  • 43 . 44= 1612
  • 43 . 44 = 47
  • 43 . 44 = 412
  • 43 . 44 = 87
Câu 5:Biết 3x = 32. 27. Giá trị của x là
  • x = 3
  • x = 2
  • x = 5
  • x = 6
Câu 6:Tính tổng T = 2.107 + 2.106 + 105+ 2.104 +103 + 9.102 + 4.10 + 4 bằng
  • 4491212
  • 22121944
  • 2212194
  • 44912122
Câu 7:Chọn khẳng định sai
  • 27= 2433
  • 10000 là số chính phương
  • 910 > 810
  • Nếu a > b thì an > bn với a, b, n N
Câu 8:Biết 32x-1 = 36 : 33 Giá trị của x là
  • x = 3
  • x = 4
  • x = 2
  • x = 5
Câu 9:Biết 5.25x – 511 : 52. Chọn câu sai
  • x là một số nguyên tố
  • x là bội số của 4
  • x là ước số của 4
  • x là một số chính phương
Câu 10:Cho 23 < 5x< 627 (x  N). Giá trị của x không thể là
  • x = 4
  • x = 2
  • x = 3
  • x = 5
27 tháng 11 2018

--Tham khảo dàn ý nhá--

I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhơ
- ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

- Giới thiệu chi tiết kỉ niệm đáng nhớ đó

+ Nó xảy ra vào thời gian nào

+ Là kỉ niệm vui hay buồn

+ Kỉ niệm đó có liên quan đến ai ko?

+ Diễn biến câu chuyện ra sao

[- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện]

+ Kết thúc câu chuyện

+ Bài học

III. Kết bài 

- Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó

26 tháng 1 2022

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài thơ trên là những lời than thân của người nông dân tội nghiệp lam lũ trong xã hội xưa. Họ được ví như những con cò trắng, với cuộc đời lận đận, bấp bênh, cơ cực. Chẳng ngày nào mà họ được ngơi nghỉ, bình yên hưởng thụ cả. Thân cò mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại làm những việc nặng nhọc, vất vả. Như người nông dân ốm yếu, thiếu thốn lại ngày ngày nai lưng ra làm việc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật đáng thương đắng cay làm sao. Biết là đau khổ, vất vả, khốn khó như vậy, nhưng những người nông dân ấy cũng không biết phải làm sao. Bởi với thân phận thấp cổ bé họng như vậy thì làm sao có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, tham lam vô độ ngoài kia chứ. Đến cả chỉ đích danh những kẻ đó, họ còn không thể, chỉ dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai” để gọi mà thôi. Hình ảnh “cò con” ở cuối bài thơ, càng khiến người đọc thêm ám ảnh, về số phận tội nghiệp của những thế hệ mai sau. Bài thơ với nhịp điệu nhịp nhàng của một lời ru, với nhiều điệp từ gợi lên cảm thức yêu thương, xót xa cho thân phận tội nghiệp của người nông dân. Hình ảnh “con cò” xuyên suốt cả bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc về nỗi thương cảm với những số phận bất hạnh, tội nghiệp ấy.v

26 tháng 1 2022

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

đây nha