K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2018

Đoạn văn thứ hai: “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” tác giả đã gợi tả cảnh sắc và không khí của mùa xuân miền Bắc trong thiên nhiên và trong sinh hoạt.

Đó là mùa xuân có “mưa riêu riêu, gió lành lạnh”, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo từ xa vọng lại, có những câu hát huê tình... Các chi tiết đó đã giúp cho mùa xuân Hà Hội - Bắc Việt hiện ra với những nét riêng biệt về thời tiết và khí hậu.

Đó còn là không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đcầm âm yêu thương. Không những thế, mùa xuân còn khơi dậy sinh lực sông cho muôn loài: “nhựa sống trong người căng như máu trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.

Mùa xuân còn khơi dậy tình yêu cuộc sống, khát vọng được yêu thương của con người: “Tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”... “Ra ngoài trời thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa”. Và mùa xuân còn khơi dậy, lưu giữ giá trị tinh thần cao quí của con người: “Nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm ấm... Trong lòng anh ấm lạ, ấm lùng”

Bằng ngôn ngữ và giọng điệu vừa sôi nối, vừa tha thiết tác giả đã diễn tả sức mạnh thiêng liêng và kì diệu của mùa xuân. Mùa xuân mang lại một nhịp sông mới cho đât trời và con người. Tình cảm của tác giả dào dạt trước mùa xuân, với những khát khao yêu thương và yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mái ấm gia đình thân thuộc. Đó chính là tình cảm được khơi dậy manh mẽ nhất trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.

Như vậy, đối với mùa xuân quê hương, nhà văn Vũ Bằng mang một tình yêu nồng nàn đằm thắm. Ông đã tự vẽ lại hình ảnh của mình và hình ảnh của mùa xuân nơi đất Bắc với biết bao lời văn, với biết bao cách so sánh đẹp đẽ ngỡ như trước mùa xuân ông đang trẻ lại. Và, đọng trong đó là một nỗi nhớ quê hương, nhớ bầu không khí gia đình đến da diết cháy bỏng.
 

17 tháng 1 2018

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là
phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn
chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.
Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự
khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. 
Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân
hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng)
Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm
xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng
thương, ai bảo được… ai cấm được... Chữ thương được nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ
yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.

:D

3 tháng 8 2021

Em tham khảo:

"Cây tre Việt Nam" có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có dược sự liền mạch câu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật.

Cùng với nội dung, giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó. Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của câu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hoá trong nhiều trường hợp. Thực ra cái cách này không mới. Ca dao từng đã có câu : "Giã ơn cái cối cái chày", "Giã ơn cái cọc bờ ao". Nhưng sáng tạo của Thép Mới là sử dụng biện pháp ấy một cách tối đa, có hệ thống và đầy hiệu quả : "Tre với người như thế đã mấy nghìn năm...". Sự xuyên suốt theo kiểu tính đếm ấy sâu nặng nhân tình như một thứ lạt mềm buộc chặt để ai đó trong chúng ta chỉ cần thao thức một chút là không khỏi rưng rưng về cái nơi sinh thành gốc đa, giếng nước. Còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hoà thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu, nỉ non, thủ thỉ. Câu văn có lúc căm giận đến nghẹn ngào : "Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dàn cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người", lúc trầm tư như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước: "Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính".

Với thành công về nhiều mặt như đã phân tích trên đây, Cây tre Việt Nam là một áng văn xuôi đặc sắc.

Nhớ k cho mk nhé:

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ láy: tấp nập

+ Liệt kê hàng loạt những tính từ để đặc tả khu chợ Năm Căn

- Tác dụng:

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi ta gợi cảm hơn.

+ Nhấn mạnh nội dung của câu văn: miêu tả khu chợ Năm Căn với những nét sinh động riêng biệt.

''Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.''

Nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn là: sử dụng biện pháp tu từ liệt kê, sử dụng từ láy.

Tác dụng: làm cho câu văn diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của khu chợ Năm Căn.

17 tháng 1 2021

nghe thuat j

17 tháng 1 2021

bài sông nước Cà Mau

22 tháng 9 2021

mình càn gấp ạ lớp mấy cũng được nhưng phải đủ 12 câu

Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.

16 tháng 3 2020

Trong bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông em thích nhất là mùa xuân ấm áp. Xuân về mang theo những tia nắng ấm đầu tiên sau một mùa đông lạnh giá, sưởi ấm vạn vật và đất trời. Cây cối đâm chồi nảy lộc, những chiếc lá non xanh mơn mởn hé lộ ra giữa trời xuân. Những chùm hoa nhỏ li ti xuất hiện trên những cây bưởi, cây cam, cây nhãn… Mùa xuân về mang theo những cơn mưa phùn lất phất chỉ đủ để những cành đào nở hoa khoe sắc thắm với tạo vật. Xuân về, Tết đến, ai cũng bận rộn chuẩn bị cho một kỳ nghỉ đáng nhớ. Người người đi chợ xuân mua đồ Tết, nhà nhà cùng nhau gói bánh chưng xanh. Mỗi dịp Tết đến, nhà em lại về quê thăm ông bà và họ hàng. Em được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em khi em thêm một tuổi mới. Em rất yêu mùa xuân và mong chờ mùa xuân năm nay.

16 tháng 3 2020

Tham khảo:

Mỗi khi hè về là em lại háo hức vô cùng bởi đó là mùa mà em thích nhất. Những tia nắng chói chang cùng bầu trời cao vời vợi là đặc trưng của mùa hạ. Cây phượng nở hoa đỏ rực cả một góc trời như những cây đuốc khổng lồ chiếu sáng khắp nơi. Tiếng tu hú kêu vang nơi đồng quê báo hiệu một mùa quả chín. Hè về mang theo bản hòa ca của những nhạc sĩ ve sầu, luôn là thanh âm sôi động và náo nhiệt nhất. Từng cánh đồng lúa trải dài một màu vàng bát ngát chờ người nông dân đến gặt hái. Mùa hè có những cơn mưa rào trắng xóa cả đất trời chợt đến rồi lại chợt đi, những cơn gió nam mát rượi đưa em vào giấc ngủ mỗi trưa nắng gắt. Hồ sen nở rộ, những bông hoa khoe ra đài cao của mình dưới ánh sáng gọi ong bướm đến. Cây cối trong vườn đón nhận tinh hoa của đất trời để cho những trái chín mọng. Mùa hè rất đẹp, là mùa luôn mang đến cho em những kỉ niệm đáng nhớ cùng gia đình và người thân và cũng là mùa em mong đợi nhất.

1 tháng 4 2020

cái nài dài lắm ko copy thì e là .....

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

1 tháng 2 2018

Nghệ thuật nghị luận của văn bản có nhiều điểm đặc sắc.

- Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện, chặt chẽ.

- Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.

- Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.

- Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú và đặc biệt là lòng nhiệt tình mạnh mẽ của tác giả.