K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

1. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác… rất phổ biến trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Sọ Dừa…

2. Mã Lương vẽ giỏi vì em không những có tài năng mà còn rất ham mê học vẽ. Vì có tài lại ham mê học tập như vậy nên Mã Lương đã được tiên ông tặng cho cây bút thần có thể giúp em vẽ được những mọi vật sống động như ý muốn. Tuy nhiên, chỉ Mã Lương mới sử dụng được cây bút đó, điều đó cho thấy nghệ thuật chân chính chỉ có được trong tay những người tài năng, đức độ.

3. Với những người nghèo, Mã Lương không vẽ những của cải sẵn có để hưởng thụ. Em vẽ cho họ cái cày, cái cuốc, cái thùng – những vật dụng sinh hoạt và phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Việc làm của Mã Lương rất có ý nghĩa vì nó giúp cho con người đỡ vất vả nhưng không vì thế mà coi thường giá trị lao động.

Với những kẻ tham lam, độc ác, hoặc là Mã Lương kiên quyết cự tuyệt (như đối với tên địa chủ) hoặc là em chế giễu (vẽ con cóc, con gà trụi lông cho vua) Cuối cùng em dùng cây bút thần để kết liễu bọn chúng.

Mã Lương được các vị thần linh tặng cây bút thần cũng có nghĩa là được trao sứ mệnh giúp đỡ dân nghèo, trừ diệt những kẻ tàn ác, tham lam.

4. Trong truyện có nhiều chi tiết lí thú và gợi cảm:

- Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá bơi lội tung tăng.

- Tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết đói hoặc chết rét nhưng em đã dùng cây bút thần vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi.

- Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng em lại vẽ một con gà trụi lông.

- Mã Lương giả vờ theo ý nhà vua, em vẽ biển, vẽ cá, vẽ cả thuyền cho vua đi xem cá, cuối cùng em vẽ cuồng phong bão tố nhấn chìm tên vua tham lam.

5. Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.

12 tháng 10 2017

ấn vào câu hỏi tương tự nhé !

31 tháng 10 2016

có trong phần lựa chọn môn học (chọn môn ngữ văn ,chọn soạn bài văn mẫu lớp 6)

31 tháng 10 2016

Thank bạn nha yeu

2 tháng 10 2018

Ngôi thứ 3 vì đây là người kể diễn tả bằng lời và ko để lộ mk 

2 tháng 10 2018
  • Truyện Cây bút thần được kể dưới hình thức ngôi thứ ba, kể như "Người ta kể lại" câu chuyện về em bé tên là Mã Lương.
  • Ngôi kể này phù hợp với đặc trưng của thể loại truyện dân gian ở tính chất truyền miệng tập thể, cộng đồng. Đồng thời, cách kể này có thể tự do thoải mái, không hạn định thời gian địa điểm và nới rộng được các quan hệ giữa Mã Lương với các sự kiện.
7 tháng 10 2017

Cây bút thần mà ông tiên đã tặng cho Mã Lương trong giấc mộng chỉ là một chi tiết kì ảo thần thoại. Nhưng nhờ cây bút thần mà Mã Lương đã giúp đỡ được nhiều người nghèo. Có cây bút thần Mã Lương đã dùng nó để chủ động trừng phạt tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Nhưng mình thích nhất là lòng say mê học tập, sự vượt khó của Mã Lương. Lấy que củi vạch xuống đất, nhúng tay xuống nước để vẽ. Mã Lương đã vượt qua hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo ra phương tiện để học riêng.

Mã Lương đã cho em một bài học sáng giá : bền chí say mê sẽ đạt được khát vọng. Vì nếu Mã Lương không dày công luyện tập, thì có bút thần cũng không vẽ được cái gì.

Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua sự kiên trì, say mê tập luyện. Và cái chính của câu chuyện là khuyên con người nhiệt tình và lao động và biết quan tâm đến đồng loại.   

7 tháng 10 2017

Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.

Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.

Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:

                " Hãy cho bền chí câu cua

            Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!"

Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.

6 tháng 10 2018

Những chi tiết cao trào vị dụ như Mã Lương tên địa chủ bị đuổi, Mã Lương vẽ gió to làm vua chết,...

6 tháng 10 2018

mình ko chắc lắm đâu

13 tháng 11 2019

Tôi và Hạnh từ nhỏ đã thân thiết với nhau.Giữa chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm đẹp nhưng câu chuyện này làm tôi ân hận suốt đời.Một hôm,trong giờ học,cây bút của tôi đột nhiên tắc mực không thể nào viết được.Thấy tôi loay hoay mãi sợ tôi không ghi kịp bài nên Hạnh đã lấy trong cặp ra 1 cây bút khác và đưa cho tôi và nói " Cậu lấy bút của tớ mà dùng nhưng cậu giữ cẩn thận nhé vì đây là cây bút cuối cùng mẹ tặng cho mình đấy". Thấy tôi ngần ngại ko dám viết, Hạnh cười,bảo"Không sao, cậu chỉ cần giữ cẩn thận cho mình là được".Tan học tôi quên mất việc trả lại Hạnh cây bút còn Hạnh chắc cũng giữ ý nên ko dám đòi. Trên đường đi học về, tôi lỡ vấp phải cành cây và bị ngã, sách vở rơi lung tung,tôi nhặt lại sách vở thì phát hiện cây bút của Hạnh đã bị mất. Tôi lo lắng nhưng sau đó nghĩ " Thôi , hôm sau mình lên mua cho Hạnh cây bút mới hơn, đẹp hơn chắc Hạnh sẽ ko giận mình đâu.Hôm sau Hạnh hỏi tôi về cây bút, tôi đưa ra trước mặt Hạnh là một cây bút kim tinh mới, sáng chói và nói" Cây bút ấy mình lỡ làm mất rồi, cậu cho tớ xin lỗi". Hạnh nhìn tôi với đôi mắt đỏ hoe và hỏi tôi cặn kẽ về chỗ bị ngã sau đó vội chạy đi. Hai hôm sau tôi không thấy Hạnh đến lớp, tôi lo lắng vô cùng. Tan học, tôi về nhà bỏ cặp sách rồi chạy ngay đến nhà Hạnh. Hỏi anh trai của Hạnh thì mới biết là Hạnh đã dầm mưa để tìm cây bút của mẹ Hạnh tặng. Vì dầm mưa quá lâu nên Hạnh bị sốt, may sao Hạnh đã tìm được cây bút và cây bút đang nằm trên bàn tay của Hạnh.Tôi vô cùng ân hận và sau khi đợi bạn tỉnh tôi sẽ xin lỗi bạn vì những điều vô tâm mình đã làm. Qua câu chuyện này tôi cũng rút ra một bài học rằng khi mình mượn đồ của ai thì mình phải có trách nhiệm và giữ gìn cẩn thận món đồ ấy.

Chúc bạn học tốt >_<

13 tháng 11 2019

Thanks bạn nhiều nha,^_^

2 tháng 11 2018

seach google

2 tháng 11 2018

Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Mới mười tuổi tôi đã phải tự kiếm sống. Hàng ngày tôi đi chặt củi, cắt cỏ bán lấy tiền đong gạo. Tuy nghèo nhưng tôi rất thích học vẽ. Nhiều hôm, đi qua lớp học nhìn bọn trẻ con nhà giàu đang được thầy dạy vẽ, tôi thèm muốn được như chúng vô cùng. Một hôm, tôi đánh bạo xin theo học. Thầy giáo khinh bỉ nhìn tôi:

-    Thằng kia, mày có điên không đấy? Một đứa trẻ mồ côi, nghèo kiết xác như mày cũng đòi học vẽ à?

Rồi thầy đuổi tôi ra khỏi trường.

Bọn học trò nhìn tôi, cười ồ lên. Tôi chạy ra khỏi trường, những giọt nước mắt tủi hờn lăn trên gò má. Sau lưng tôi, tiếng cười chế nhạo của bọn học trò con nhà giàu vẫn vang lên. Tôi tự nghĩ “nghèo thì có tội gì mà không được học vẽ?”

Về nhà, tôi quyết tâm tự học vẽ. Khi kiếm củi trên núi, tôi nhìn chim bay trên đầu lấy que vạch xuống đất vẽ chim. Lúc cắt cỏ ven sông, tôi nhìn tôm cá bơi dưới nước rồi nhúng tay vào nước, vẽ chúng trên đá. Khi về nhà tôi vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ, trông thật ngộ.

Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ, không bỏ phí ngày nào. Mọi người đều khen tôi vẽ chim cá giống hệt như thật. Thế nhưng tôi vẫn chưa có nổi một cây bút vẽ. Tôi chỉ mong sao có được một chiếc.

Một đêm, trong giấc ngủ, tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói:

-   Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:

-   Ôi, cây bút đẹp quá! Con xin cảm ơn cụ! Cảm ơn cụ!...

Tôi chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Tôi giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Nhưng lạ chưa, cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi.

Tôi lập tức vùng dậy, lấy bút ra vẽ. Tôi vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống nước, bơi tung tăng. Tôi thích thú vô cùng.

Từ đó, tôi dùng cây bút thần vẽ cho tất cả người nghèo trong làng, nhà nào không có cày, tôi vẽ cho cày, nhà nào không có cuốc, tôi vẽ cho cuốc, nhà nào không có đèn, tôi vẽ cho đèn, nhà nào không có thùng, tôi vẽ cho thùng,...

Một hôm, tôi đang vẽ thì có mấy tên đầy tớ của tên địa chủ giàu có trong làng ập đến. Chúng xông vào bắt trói tôi lôi đi. Thì ra chuyện cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ. Hắn bắt tôi vẽ theo ý muốn của hắn. Tôi tuy nhỏ nhưng cũng hiểu bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ thứ gì, mặc cho hắn hết dụ dỗ lại đe doạ. Tức giận, hắn nhốt tôi vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì.

Trời rét căm căm, nhìn qua khe hở, tôi thấy bên ngoài, tuyết rơi dày đặc. Tôi bèn vẽ một cái lò sưởi để chống rét. Tôi vẽ mấy cái bánh, đặt lên lò sưởi nướng. Mùi bánh nướng bốc lên thơm ngào ngạt.

Được ba hôm, ngồi bên lò sưởi ăn bánh tôi bỗng nghe thấy la hét bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mười mấy tên đầy tớ cùng hung hăng tiến về phía chuồng ngựa. Tay chúng lăm lăm những con dao. Tên địa chủ thét:

-   Giết chết tên Mã Lương cho tao! Cướp lấy cây bút của hắn!

Tôi bèn vẽ một cái thang, trèo qua tường trốn thoát. Thoát ra khỏi nhà tên địa chủ, tôi vẽ tiếp một con ngựa rồi nhảy lên ngựa phóng ra khỏi làng. Đi chưa được bao xa, chợt có tiếng huyên náo sau lưng, tôi quay lại nhìn. Trong ánh đuốc sáng rực, tôi thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng một con tuấn mã, tay vung dao sáng loáng dẫn khoảng hai chục tên đầy tớ, đang đuổi theo. Khi bọn chúng đến gần. Tôi lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi giương cung. Vút. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay.

Đi suốt mấy ngày đêm ròng rã không nghỉ. Sau cùng, tôi quyết định dừng chân ở thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi bèn vẽ tranh đem bán ở phố. Sợ lộ, nên tôi vẽ các bức tranh đều dở dang: chim thì thiếu cái mỏ hoặc một chân...

Một hôm, khi vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, tôi đánh rơi một giọt mực vào bức tranh. Giọt mực rơi đúng vào mắt cò. Lập tức cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Chuyện đó chấn động cả thị trấn. Rồi chẳng hiểu có kẻ nào mách lẻo đến tố giác với nhà vua mà vua phái một vị đại thần đến đón tôi về kinh đô.

Vốn đã nghe nhiều chuyện đồn đại về tên vua độc ác đó nên tôi nhất định không chịu đi. Bọn chúng liền gông cổ tôi lại, cho vào cũi đưa tôi về hoàng cung.

Tên vua bảo tôi vẽ một con rồng, tôi liền vẽ một con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ con phượng, tôi lại vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu đó nhảy nhót bên cạnh nhà vua. Hắn tức giận, cho quân lính xông vào cướp cây bút thần của tôi, rồi nhốt tôi vào ngục.

Nghe nói tên vua tham lam đó đã dùng cây bút thần để vẽ núi vàng, nhưng núi vàng biến thành núi đá. Rồi những tảng đá từ trên đỉnh lăn xuống, suýt đè gẫy chân hắn. Hắn lại vẽ những thỏi vàng dài, nhưng những thỏi vàng lại biến thành con mãng xà suýt nuốt chửng hắn.

Biết không có tôi thì không thể làm được gì, tên vua đành thả tôi ra, dùng bạc vàng dỗ dành và hứa gả công chúa cho tôi.

Để có thể thoát thân cùng cây bút thần, tôi vờ đồng ý. Hắn mừng lắm, liền trả bút thần cho tôi.

Tên vua bảo tôi vẽ biển cả. Tôi đưa hai nét bút, biển cả rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt đã hiện ra trước mặt. Tên vua ngắm nhìn biển và bảo tôi:

-   Sao biển lại không có cá?

Tôi chấm vài chấm, biển hiện ra bao nhiêu là cá, đủ màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Đàn cá bơi xa dần, xa dần. Tên vua thích quá, vội ra lệnh:

-    Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.

Tôi vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần xuống thuyền. Tôi đưa thêm vài nét bút, gió nổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn. Thuyền từ từ ra khơi.

Thấy thuyền còn đi chậm quá, tên vua đứng trên thuyền kêu lớn:

-   Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

Tôi đưa thêm mấy nét bút đậm, sóng biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

Tôi lại tô thêm những nét bút đậm nữa, gió mạnh nổi lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Tên vua cuống quýt kêu lên:

-   Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

Tôi vờ không nghe thấy, tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua bị sóng biển làm ướt cả người, tay ôm chặt cột buồm, gào to bảo tôi thôi không vẽ nữa. Mặc, tôi cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mầy đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.

Sau đó, tôi đã rời khỏi kinh đô. Tôi đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ.



tích

13 tháng 9 2018

Câu 1 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích:

- Nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ độc ác, tham lam

- Một số nhân vật tương tự như Thạch Sanh, Sọ Dừa…

Câu 2 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mã Lương có tài vẽ giỏi là vì:

- Say mê, yêu thích việc vẽ, và có năng khiếu sẵn có của bản thân

- Luôn luôn tập vẽ ở mọi nơi, mọi lúc

- Cây bút thần chính là phần thưởng cho những nỗ lực và sự say mê học tập của Mã Lương

- Nhờ có cây bút thần Mã Lương việc vẽ của em trở nên hữu ích.

- Chỉ có Mã Lương mới sử dụng được cây bút như ý em mong muốn

→ Mối quan hệ giữa tài năng, đức độ và sự thần kì

Câu 3 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mã Lương vẽ cho người nghèo:

- Vẽ cho người nghèo: những vật dụng cần thiết, là công cụ lao động chứ không phải là vàng bạc, đồ ăn

- Với kẻ tham lam: kiên quyết không vẽ, hoặc vẽ sai lệch so với yêu cầu

     + Mã Lương vẽ các phương tiện trốn thoát khỏi nhà địa chủ và trừng phạt hắn

     + Em giả vờ nghe theo lời của nhà vua rồi vẽ bão tố nhấn chìm tên vua độc ác

→ Mã Lương vẽ cho người nghèo, em cự tuyệt vẽ cho những kẻ tham lam, độc ác. Mã Lương cũng thực hiện sứ mệnh của mình khi vẽ cung tên, báo tố nhấn chìm kẻ độc ác như tên địa chủ và vua.

Câu 4 (Trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Những chi tiết lý thú độc đáo trong truyện:

- Khi bị địa chủ nhốt trong chuồng ngựa, em vẽ lò sưởi và bánh nướng, sau đó vẽ thang chạy trốn

- Mã Lương đánh rơi giọt mực vào bức tranh con cò không mắt, cò bỗng cất cánh bay.

- Mã Lương vẽ con cóc ghẻ và con gà trụi lông trước sự tham lam của nhà vua.

Câu 5 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Ý nghĩa truyện cây bút thần:

- Truyện cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh diệu kì để giúp đỡ người lao động bình thường và trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác

- Truyện cũng khẳng định tài năng chỉ có thể phát huy được tác dụng khi phục vụ nhân dân, thực hiện những mục đích chính nghĩa

- Khẳng định chắc chắn nghệ thuật chân chính là sự say mê, quyết tâm theo đuổi ước mơ của con người. Nghệ thuật chân chính cứu rỗi và thể hiện niềm tin vào khả năng kì diệu của con người.

Luyện tập

Bài 1 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Kể diễn cảm truyện

Bài 2 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 1) Truyện cổ tích là loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

     + Nhân vật bất hạnh

     + Nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ

     + Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch

     + Nhân vật là động vật có tính cách như người

- Truyện cổ tích có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác.

Đây là sgk cũ nha bn còn sách mới thì mik hok bt ahih

chúc bn hok tốt

#vanh#

I. TÓM TẮT TRUYỆN CÂY BÚT THẦN

Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trên núi, ven sông, dưới nước, trên tường… nhưng vì nghèo, dẫu ước ao em vẫn không mua được bút vẽ.

Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo.

Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.

Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.

Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.

Trả lời:

Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ - kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Một số nhân vật tương tự: Ba chàng thiện nghệ (chàng bắn giỏi, chàng Lặn giỏi, chàng chữa bệnh giỏi), Thạch Sanh...

2. Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều ấy quan hệ với nhau ra sao?

Trả lời:

*  Những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi:

-   Mã Lương say mê, cần cù chăm chỉ, cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có.

-  Mã Lương được thần cho cây bút thần bằng vàng để vẽ được vật có khả năng như thật.

*  Những nguyên nhân nói trên quan hệ chặt chẽ với nhau. Thần cho Mã Lương cây bút thần chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có Mã Lương chứ không phải ai khác được thần cho bút thần.

3. Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương vẽ.

Trả lời:

*   Mã Lương dùng cây bút thần vẽ cho tất cả những người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn...

Mã Lương vẽ cho dân làng không phải là thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc... mà là cái cuốc, cái cày, cái đèn, cái thùng. Điều này có ý nghĩa sâu sắc. Mã Lương đã không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ mà vẽ các công cụ cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc gạo, nhà cửa và của cải khác. Của cải mà con người hưởng thụ phải do chính con người tạo ra.

*   Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác:

-  Vẽ mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất.

-  Vua bắt em vẽ con rồng, con phượng, em vẽ con cóc ghẻ và con gà trụi lông xấu xí, bẩn thỉu, nhảy nhót tứ tung bên cạnh nhà vua.

-  Vẽ một chiếc thuyền buồm lớn, gió mạnh, sóng nổi dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác nhấn chìm nhà vua.

*   Chúng ta nhận thấy: từ chỗ Mã Lương không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muôn của vua; từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động diệt kẻ ác lớn nhất để trừ hoạ cho mọi người, Mã Lương như người được trao sứ mệnh vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí.

4. Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?

Trả lời:

Cây bút thần lí thú và gợi cảm ở chỗ:

-  Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương

-   Có những khả năng kì diệu

-   Chỉ ở trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn, còn ở trong tay những kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại.

-   Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân: giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam độc ác. Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

5. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần.

Trả lời:

Ý nghĩa của truyện Cây bút thần:

-  Thế hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác, tham lam bị trừng trị.

-   Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác.

-  Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân.

-  Thể hiện ước mơ và niềm tin về khả năng kì diệu của con người.

LUYỆN TẬP

Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích mà em được học.

Trả lời:

* Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch...).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuổì cùng của cái thiện đối với cái ác.

*  Những truyện cổ tích được học:

-  Thạch Sanh

- Em bé thông minh.

-  Cây bút thần.

Chúc bn học tốt.Thanks.

18 tháng 1 2018

Câu 1:

a. Những câu có lặp kết cấu cú pháp trong đoạn văn trích Tuyên ngôn Độc lập:

- Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

- Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Kết cấu cú pháp lặp ở hai câu trên là:

Thực hiện một số phép tu từ cú pháp | Soạn văn 12

- Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

- Dân ta đánh đổ chế độ quan chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Kết cấu cú pháp lặp ở hai câu trên là:

Thực hiện một số phép tu từ cú pháp | Soạn văn 12

   Phép lặp đó có tác dụng nhấn mạnh ý (khắc sâu một ý) khiến câu văn hùng hồn, có tính khẳng định.

b.

- Lặp kết cấu:

Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta

CN: Trời xanh, núi rừng

VN: của chúng ta

- Lặp kết cấu:

Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Định ngữ: Những

Danh từ: cánh đồng, ngả đường, dòng sông

Định ngữ: thơm mát, bát ngát, đỏ nặng phù sa

   Phép lặp đó có tác dụng nhấn mạnh ý tự hào và tình yêu tha thiết đất nước của nhà thơ.

c. Lặp kết cấu: Nhớ sao ...

   Phép lặp đó có tác dụng làm cho nỗi nhớ của người về xuôi (cũng chính là của tác giả) đối với quê hương cách mạng Việt Bắc thêm thiết tha sâu nặng.

Câu 2: Kết cấu của những thể loại dưới đây có nhiều điểm khác biệt với ba phần câu 1:

a. Tục ngữ

  Kết cấu đối lập để nhấn mạnh ý cần nói:

- Đối lập vế: vế 1 với vế 2 (mỗi vế gồm 4 tiếng)

- Đối lập từ: bán – mua; anh em – láng giềng; xa – gần.

  Nhờ kết cấu đối lập mà ý ở vế 2 được nhấn mạnh : láng giềng gần còn quan trọng, cần thiết hơn anh em xa.

Gần mực thì đen - gần đèn thì rạng

  Cũng là kết cấu câu đối lập 2 vế để nhấn mạnh ý nhưng ở câu tục ngữ này có khác ở điểm: hai vế có 2 từ giống nhau (gần, thì) và 2 từ đối lập nhau về nghĩa (mực – đèn, đen – rạng) để nêu bật ý: cần chọn môi trường tốt đẹp để sống.

b. Câu đối

  Có sự đối lập giữa:

- Hai vế đối

- Từ ngữ trong hai vế đối (Cụ già – Chú bé; ăn – trèo; củ ấu non – cây đại lớn)

- Đối lập về nghĩa trong từng vế:

   + Cụ già (lại) ăn củ ấu non (ấu có nghĩa là non bé)

   + Chú bé (lại) trèo cây đại lớn (đại có nghĩa là lớn).

c. Thơ đường luật

  Hai câu thơ lặp cấu trúc cú pháp:

Thực hiện một số phép tu từ cú pháp | Soạn văn 12

  Hai câu trên lặp ở múc độ cao: số tiếng bằng nhau, từ loại đối nhau, đối nghĩa trái nhau giữa câu trên và câu dưới: dại – khôn, vắng vẻ - lao xao.

d. Văn biền ngẫu

  Đối trong từng bộ phận của câu văn:

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

Câu 3: Gợi ý ba câu văn hoặc thơ có dùng phép lặp cú pháp trong SGK Ngữ văn 12.

- Anh nhớ em như đông về nhớ rét (Chế Lan Viên) - Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa (Chế Lan Viên) - Dữ dội và êm dịu Ồn vào và lặng lẽ (Sóng - Xuân Quỳnh)

II. Phép liệt kê

a. Đoạn trích trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:

  Liệt kê nhiều vế câu có cùng một kiểu kết cấu cú pháp:

... thì ta ... ... thì cùng nhau ...

  Phép liệt kê phối hợp với phép lặp làm nổi bật sự quan tâm, đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ.

b. Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

- vừa sử dụng phép liệt kê (hàng loạt câu kể tội ác của thực dân Pháp: Chúng … chúng …)

- vừa sử dụng phép lặp cú pháp (chủ yếu là kiểu cú pháp: C – V – Bổ ngữ)

  Tác dụng: lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.