K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo nhá:

Ngày xửa ngày xưa, thưở ấy ở nước ta đang cần người hiền tài giúp nước, các quan trong triều cũng đã già cả rồi, sức không còn nhiều, nhà Vua bèn sai một viên quan đi dò la khắp nước để tìm ra người tài giỏi cùng vua lo toan việc nước. Viên quan đã đi khắp nơi, ngựa cũng đi nhiều cũng đã gầy róc đi, nhưng vẫn chưa tìm được người ưng ý. Đi đến đâu ông cũng ra những câu đố hóc búa để tìm người tài nhưng chưa ai giải được câu đố của ông.

Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, ngựa đi lâu cũng đã mệt, ông ngồi nghỉ ngơi bên vệ đường, tiện cho ngựa ăn ít cỏ. Thấy hai cha con đang làm ruộng, người cha gầy gò đang đánh trâu cày, đứa con chừng 7 – 8 tuổi đang đập đất. Ông bèn hỏi:

– Này ông kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha ngơ ngác suy nghĩ không biết trả lời quan sao cho phải, thì đứa con đã nhanh nhảu:

– Quan cho con hỏi quan trước đã: Nếu quan trả lời được ngựa của quan đi một ngày được mấy bước thì con sẽ cho quan biết trâu nhà con một ngày cày được mấy đường.

Viên quan nghe thấy cậu bé đáp thế thì ngạc nhiên lắm, lúng túng không biết phải làm sao, trong bụng quan thì mừng thầm “Chắc chắn cậu bé này lớn lên sẽ là người tài rồi, ta việc chi phải tìm kiếm gì cho mệt nữa”. Thế rồi quan hỏi tên họ quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.

Thấy viên quan hào hứng trở về, lại tâu đã tìm được người tài thì mua mừng lắm, nhưng để biết cậu có thật thông minh, vưa bèn sai người mang cho làng đó ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh năm sau làng phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con. Nếu không nộp đủ thì làng phải chịu tội.

Dân làng nghe chiếu vua ban thì mừng ít mà lo thì nhiều, mừng vì làng cũng được vua để tâm tới, ắt sau này sẽ được hỗ trợ, nhưng ba trâu đực kia đẻ sao được chín trâu cái đây? Bao nhiêu cuộc họp làng mở ra, bao nhiêu ý kiến vẫn không giải quyết được vấn đề nhà vua ban, chưa bao giờ làng lại hối hả và sục sạo như thế, tất cả cho đó như là một tai vạ sắp xảy ra. Việc đến tai em bé con người thợ cày. Em liền bảo cha:

– Cha ơi, chẳng mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một trận cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng bán đi làm lệ phí cho hai cha con ta lên đường trẩy kinh.

– Trâu vua ban mà dám ăn thịt thì chẳng phải một năm nữa mà mai cả làng sẽ phải chịu tội luôn đấy con ạ. Con đừng có dại.

Cậu bé cười và quả quyết:

– Cha cứ tin ở con, con biết tự lo liệu mà, thế nào cũng xong xuôi.

Người cha tặc lưỡi ra trình làng, cả làng ngờ vực: “bao nhiêu các bô lão ở đây còn không tìm ra cách giải quyết, không lẽ nào thằng bé đó biết được?”. Làng bắt cha con phải làm giấy cam đoan, xong đâu đấy mới vui vẻ ngả trâu ra thịt.

Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói lên đường tiến kinh. Đến hoàng cung, cậu bé bảo cha đứng ở ngoài đợi cậu. Nhân lúc mấy tên lính canh vô ích cậu lẻn vào sân rồng khóc ỏm tỏi. Nhà Vua và các đại thần đang chầu triều nghe thấy tiếng khóc thì lấy làm lạ. Vua sai lính điệu vào phán hỏi:

– Thằng bé kia mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

Em bé khúm núm đáp:

– Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con nên con buồn lắm. Dám mong đức vua phán bảo cha con sinh em cho con được nhờ.

Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:

– Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực làm sao mà đẻ được!

Em bé bỗng tươi tỉnh:

– Vâng, thế mà vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!

Vua lúc này mới nhớ ra, cười bảo:

– Cái đó là ta thử thôi mà? Thế làng các ngươi không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?

– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc của vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Vua và các đại thần gật gù tán thưởng: “Thằng bé quả thật thông minh”, chưa dừng ở đó, vua vẫn muốn thử cậu thêm. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, vua cho người mang tới một con chim sẻ, lệnh cho hai cha con phải dọn thành ba mâm cỗ, cậu bé đứng dậy lấy một chiếc kim khâu đưa cho sứ giả và bảo:

– Phiền ngài cầm chiếc kim này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

Vua nghe sứ giả tâu lại thế thì vui mừng khôn xiết, phục hẳn cậu. Vua cho người mời hai cha con vào cung ban thưởng hậu hĩnh.

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi của nước ta. Vua nước nọ mới bàn tính sang thăm dò nước ta xem có nhân tài hay không, bèn cho sứ giả sang tặng vật phẩm cho nước ta, cũng đưa ra một câu đố cho ta giải. Họ đưa sang một con ốc vặn dài thật dài, nhưng bị rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc được.

Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Nếu như không trả lời được câu đố oái oăm ấy thì tức là nước ta đã tỏ ra thua kém nước họ, ắt hẳn họ sẽ cho người cho quân sang gây chiến. Các đại thần ai nấy đều vò đầu suy nghĩ, người thì dùng miệng hút mong cho chỉ lọt qua, người lại bôi sáp vào chỉ cho cứng để dễ xâu,…nhưng tất cả mọi cách đều vô dụng. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Lúc đó em bé đang chơi với bạn ở sau nhà, thấy sứ thần trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả ngoại quốc thì hát lên một câu:

Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…

Rồi bảo: Ông cứ về tâu với đức vua như thế, ắt sẽ được.

Viên quan sung sướng lật đật trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói như mở cờ trong bụng. Ai nấy đều vui mừng, sứ giả thấy ta xâu được chỉ qua con ốc dễ dàng thì lấy làm nể trọng lắm, bèn ngậm ngùi xin về.

Sau đó, vua phong cho cậu bé làm trạng nguyên. Vua xây dinh thự cho cậu ở một bên hoàng cung cho em ở để tiện hỏi han.

5 tháng 10 2017

cậu bé thông minh

1 tháng 5 2018

Kể diễn cảm truyện

10 tháng 10 2018

tên câu chuyện ,nhân vật và những chi tiết cần nhớ để kể nhé 

10 tháng 10 2018

em bé thông minh trong sách ngữ văn 6 trang 70 sgk

Câu 16. Các sự việc trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” được kể theo trình tự nào?Câu 16. Em hãy nêu chủ đề chính của truyện cổ tích “Em bé thông minh”?Câu 17.  Em hãy xác định phương thức biểu đạt của truyện cổ tích “Em bé thông minh”?Câu 18.  Các cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?A. Mật ngọt chết ruồiB. Nhanh như cắtC. Ba chìm bảy nổiD. Uống nước nhớ nguồnCâu 19.  Thành ngữ “ Nhanh như cắt”...
Đọc tiếp

Câu 16. Các sự việc trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” được kể theo trình tự nào?
Câu 16. Em hãy nêu chủ đề chính của truyện cổ tích “Em bé thông minh”?
Câu 17.  Em hãy xác định phương thức biểu đạt của truyện cổ tích “Em bé thông minh”?
Câu 18.  Các cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?
A. Mật ngọt chết ruồi
B. Nhanh như cắt
C. Ba chìm bảy nổi
D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 19.  Thành ngữ “ Nhanh như cắt” có nghĩa là gì?
Câu 20. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
A. Nhanh nhẹn
B. Xốp xồm xộp
C. Mặt mũi
D. Đèm đẹp
Câu 21. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép?
A. Xuân xanh
B. Tươi tốt
C. Đi đứng
D. Lả lướt
Câu 22.  Tìm từ láy có trong câu sau: “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt”?
Câu 23.  Tìm từ láy trong câu ca dao sau:
“Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.”
Câu 24.  Từ phức bao gồm những loại nào?
Câu 25. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau:
“Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước”
Câu 26.  Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện?
A. Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông.
B.  Năm học trước, Lan là học sinh giỏi.
C. Vì chủ quan, em đã bị điểm kém.
D.  Con Bìm Bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân về.
Câu 27.  Đối với kiểu bài kể lại một truyện cổ tích người kể thường sử dụng ngôi kể thứ mấy?
Câu 28. Quy trình thực hiện bài viết kể lại một chuyện cổ tích gồm mấy bước?
Câu 29.  Trước khi thực hiện bài nói em cần trả lời những câu hỏi nào?
Câu 31.  Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai?
Câu 32.  Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào?
Câu 33.  Trong truyện Thánh Gióng, sau khi roi sắt gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
Câu 34.  Trong truyện cổ tích “ Em bé thông minh”, nhân vật em bé thuộc kiểu nhân vật nào?
Câu 35.  Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại truyện dân gian nào?
Câu 36.  Vì sao truyện “Thánh Gióng”  được xếp vào thể loại truyền thuyết?
Câu 37.  Trong truyện “Thánh Gióng”, chi tiết nào không đúng khi nói về sự ra đời của Gióng?
Câu 38.  “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” được tổ chức vào thời gian nào trong năm?
Câu 39.  “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” có nguồn gốc từ đâu?
Câu 40.  Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” là của tác giả nào?
Câu 41.  Câu thơ sau gợi nhắc đến truyện cổ tích nào?
“Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.”
Câu 42.  Em hãy tìm quy luật gieo vần của bài ca dao sau:
“Bình Định có núi vọng phu,
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.
Em về Bình Định cùng anh,
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.”
Câu 43.  Điền từ còn thiếu vào dấu (…) trong câu ca dao sau:
“Rủ nhau chơi khắp …
… rành rành chẳng sai:”
Câu 44.  Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ?
Câu 45.  Các sự việc trong truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” được kể theo trình tự nào?
Câu 46.  Sự việc Thánh Gióng bay về trời thể hiện ý nghĩa gì?
Câu 47.  Trong truyện “Bánh chưng bánh giầy”, tại sao Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Câu 48. Thành ngữ “Chết như rạ” có nghĩa gì?
Câu 49. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?
A. Cưỡi ngựa xem hoa
B. Cách mạng 4.0
C. Chết mê chết mệt
D. Ếch ngồi đáy giếng
Câu 50.  Các từ sau từ nào không phải từ láy?
A. Tươi tốt
B. Hớt ha hớt hải
C. Lon ton
D. Mơn man
Câu 51.  Các từ sau, từ nào không phải từ ghép?
A. Học hành
B. Mong muốn
C. Long lanh
D. Sách vở
Câu 52.  Câu thơ sau có mấy từ ghép: 
“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang”
Câu 53.  Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép?
A. Nhân dân
B. Liêu xiêu
C. Róc rách
D. Lom khom
Câu 54.  Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Sáng nay, bầu trời thật đẹp.
B. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
C. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
D. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
Câu 55.  Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau:
“Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả.”
Câu 56.  Trong cấu tạo từ tiếng Việt bao gồm những loại nào?
Câu 57.  Bố cục của bài văn kể lại một chuyện cổ tích gồm có mấy phần
Câu 59.  Quy trình tóm tắt văn bản bằng sơ đồ gồm mấy bước?
Câu 59.  Bố cục của một bài văn kể lại một chuyện cổ tích gồm những phần nào?
Câu 60. Truyện “Em bé thông minh” thuộc loại truyện cổ tích nào?

 

3
30 tháng 10 2021

Bn nên tách ra từng câu để hỏi á

30 tháng 10 2021

trồi ôi! dài dự

10 tháng 10 2016

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua xuống chiếu cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng; nêu trái lệnh thì cả làng phải chịu tội.

Cả làng vô cùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé mỉm cười thưa với cha:

-    Cha hãy đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua con sẽ lo được việc này cho bà con Làng họp. Cụ tiên chỉ đưa lộ phí cho hai cha con nhà nọ.

Đến được sân rồng, cậu bé kêu khóc thảm thiết. Vua lấy làm lạ gọi vào hỏi. Chú bé tâu lên:

-    Muôn tâu Đức Vua. Bổ cháu mới đẻ một em bé, bắt cháu đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị bố đuổi đi!

Nhà vua nghiêm giọng:

-    Bố mày là đàn ông, là giống đực thì đẻ làm sao được! Thằng bé này láo, dám cả gan đùa với trẫm!

Cậu bé bình tĩnh tâu lên:

-    Muôn tâu Đức Vua, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng cháu phải dâng gà trống biết đề trứng ạ?

Vua bật cười, nghĩ thầm: "Hiền tài đang ở trước mắt ta…

Mấy hôm sau, nhà vua sai thị thần đem đến cho chú bé một con chim sẻ, bắt làm thịt chim nấu thành 3 cỗ dâng lên. Chú bé mỉm cười, đưa cho viên quan một cây kim bé xíu và dặn:

-    Xin ngài tâu lên Đức Vua rèn cây kim này thành một con dao thật sắc để tòi xẻ thịt chim…

Nhà vua biết chú bé là thần đồng, bèn đưa vào học trường Quốc tử giám để đào tạo thành nhân tài.

11 tháng 10 2016

Hình như truyệnhehe này mk đọc rùi 

10 tháng 10 2018

Có một lão nông dắt lừa đi mua đồ. Trên đường đi về, vì quá mệt nên lão đã chọn một góc cây xanh, tán rộng để chợp mắt đôi chút. Lúc lão ngủ, con lừa bị ai đó dắt đi mất. Tỉnh dậy, lão vô cùng bàng hoàng và vội vàng chạy đi tìm ngay.

Trên đường đi tìm con lừa, lão gặp một cậu bé. Lão hỏi:

- Này cháu, cháu có thấy con lừa của ta đâu không?

- Có phải con lừa bị mù 1 mắt bên trái, què một chân bên phải và đang chở lúa phải không ạ?

- Đúng, đúng là nó. Thế cháu nhìn thấy nó ở đâu?

- Cháu không nhìn thấy nó ở đâu cả

- Vừa tả con lừa kỹ càng thế mà bảo không thấy hả? Con lừa của ta đâu? Mang ngay ra đây cho ta.

- Ơ kìa, cháu đã bảo cháu không biết cơ mà. Tại sao ông không hỏi ai mà cứ hỏi cháu.

- Ở đây chỉ có mình tao với mày, không hỏi mày thì tao hỏi ai? Con lừa của ta đâu

- Cháu không biết, cháu đã nói là cháu không biết cơ mà

- A, cái thằng này dám láo. Dám đùa giỡn ta hả? Đã trộm cắp lại còn ngoan cố.

Nhất quyết đổ cho cậu bé tội ăn cắp lừa, lão nông tức giận lôi cậu bé lên gặp quan tòa và đòi kiện. Trước mặt quan tòa, lão nông kể lể sự tình cùng những lập luận của mình. Quan tòa nghe có đôi chút băn khoăn, hỏi cậu bé:

- Này cậu bé, sao cháu lại trộm lừa của ông ta?

- Cháu không ăn trộm, thậm chí, cháu còn chưa hề nhìn thấy lừa khi cháu gặp ông ấy.

- Không trông thấy sao cháu tả tỉ mỉ thế?

Vì cháu nhìn thấy dấu chân của một con lừa nhưng dấu chân trái khác với chân phải nên cháu biết con lừa đang đi khập khiễng. Cháu biết con lừa bị mù mắt trái vì đám cỏ bên phải bị ăn sạch còn đám cỏ bên trái thì không. Và con lừa này có lẽ đang chở lúa mì vì trên đường còn vương vãi đầy hạt.

Nghe những lập luận của cậu bé, vị quan tòa gật gù tỏ vẻ hài lòng. Sau đó, ra lệnh cho quân lính giam lão nông lại nhưng vì lão nông biết lỗi và van vỉ xin tha nên quan tòa mủn lòng đồng ý.

10 tháng 10 2018

Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu ông cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, nhưng tuy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn người ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe nó hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công, bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều tin là tai vạ. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày. Em liền bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo việc đó.
– Ðã ăn thì còn lo liệu thế nào? Ðừng có làm dại mà mất đầu đó con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Ðến hoàng cung, con bảo cha đứng ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào, phán hỏi:
– Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
– Tâu đức vua – em bé đáp – mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua phán:
– Muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
– Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!
Vua cười bảo:
– Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?
Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu chú bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới cho một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Phiền ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Ðể dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan nhìn nhau. Không trả lời được câu đó oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu v.v… Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu, bao nhiêu ông Trạng và các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi một viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Và khi nghe nói xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…
Rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, lật đật trở về tâu vua. Vua và các quan triều thần nghe nói thì mừng lắm. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Rồi đó, vua phong cho em bé làm Trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.

18 tháng 10 2016

Bạn tham khảo nhé

Bài làm

Thông minh vốn là quý thật của con người. Sự thông minh và trí khôn dân gian giúp con người vượt qua những thách đố oái ăm, có được nguồn trí thức cần thiết cho cuộc sống. Câu chuyện Em bé thông minh là tôi kể ra đây sẽ thể hiện điều đó. Chuyện như sau.

Thuở xưa có vị vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nơi tìm người tài giỏi. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, chưa biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, cha phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ây đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Khi nghe tin này, cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Người cha ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, đến nước cùng, họ nghe theo nhưng bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

Em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cho con đẻ được nhờ.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Vua và các triều thần chịu đứa bé là thông minh, lỗi lạc. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cho lấy cho mình một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích của cuộc đi sứ ở nước ta, vua quan đưa mắt nhìn nhau, chẳng tìm ra câu giải đáp. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Khi viên quan mang dụ chỉ đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.

Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Sự thông minh của em bé đã làm nên việc lớn. Trí thông minh của em đã giúp ích cho gia đình, giúp ích cho quê hương, đất nước.

15 tháng 12 2016

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho toi la một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

  

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.

21 tháng 10 2020
Toán tiếng Việt lớp5
21 tháng 10 2020
Thu Uyên lớp 3
17 tháng 10 2019

Viên quan gặp hai cha con, ông đã đưa ngay câu đố: trâu một ngày cày được mấy đường. Khi người cha vẫn còn đang lung túng, chưa biết trả lời ra sao thì em bé đã nhanh chóng trả lời bằng cách hỏi ngược lại viên quan: “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”. Cậu bé không trả lời trực tiếp nhưng chỉ cần thông qua câu hỏi vặn lại của em ta đã có thể thấy em là một cậu bé thông minh, nhanh nhạy.
Lần thứ hai, người trực tiếp đưa ra thử thách là vua. Ngài đưa cho em bé thông minh ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực và lệnh phải nuôi ba con trâu ấy thành chín con. Liệu thử thách này em bé thông minh có thể vượt qua được hay không? Trong khi cả làng ai nấy đều lo lắng, sợ hãi thì em bé thông minh vẫn vui vẻ, thản nhiên bảo mọi người mổ trâu ra khao cả làng. Cả làng sợ lắm, bắt hai cha con làm giấy cam đoan mới dám ngả trâu ra mổ. Ngay khi nhận được phần thưởng, em bé đã hiểu rằng đây là thử thách tiếp theo mà mình vượt qua, trái với tâm lí hoang mang, sợ sệt của mọi người em lại rất bình tĩnh, thoải mái, tìm ra cách giải quyết. Khi đến gặp nhà vua em bé lại đặt cho nhà vua một tình thế ngược lại, mong cha sinh cho mình em bé. Nhà vua bật cười và thừa nhận sự thông minh của em. Em đã chỉ ra cho nhà vua thấy những điểm bất hợp lý giữa hai sự việc có nét tương đồng, câu trả lời của em cũng thật khéo léo, chỉ bằng việc đặt tình huống ngược lại đã khiến nhà vua phải công nhận tài năng của bản thân.
Để chắc chắn rằng em bé là một người thông minh, nhà vua còn tiếp tục đưa ra thử thách cuối cùng. Thử thách ngày một tăng dần về mức độ, liệu lần này em bé thông minh có thể vượt qua? Nhà vua ban cho em chim sẻ và yêu cầu em làm thành ba mâm cỗ. Cũng như những lần trước, em đặt yêu cầu ngược lại cho nhà vua, xin vua rèn cho ba con dao để làm thịt chim. Quả là tài trí, hiếm ai có sự phản ứng nhạy bén như em. Và qua lần thử thách này nhà vua đã phải tâm phục, khẩu phục tài năng của em bé thông minh.
Nhưng thử thách lớn nhất với em chính là câu đố của xứ thần nước bên. Khi tất cả mọi người không thể nghĩ ra cách giải câu đố, nhà vua nhờ đến sự giúp đỡ của em. Em bé nghe xong liền đáp bằng một câu hát:
Tang tình tang! Tang tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…
Chỉ bằng câu hát hết sức ngắn gọn em bé đã giải quyết được câu đố mà tất cả quần thần trong triều đều đau đầu không giải được. Em bé đã giải đố bằng kinh nghiệm thực tiễn, trí khôn dân gian.
Em bé thông minh là đại diện cho trí khôn dân gian. Một em bé nông thôn nhưng lại được nhà vua trọng dụng, phong làm trạng nguyên, xây nơi ở cạnh hoàng cung để tiện bề hỏi chuyện. Điều đó cho thấy ở đây không có sự phân biệt cao sang, thấp hèn mà chỉ có thước đo duy nhất là sự thông minh, tài trí. Em bé giải đố không phải vận dụng từ sách vở mà bằng chính kinh nghiệm thực tiễn của bản thân và kinh nghiệm của ông cha ta truyền lại. Qua đó càng đề cao hơn nữa trí khôn dân gian.