K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2023

Trong cuộc sống, có những người rất bình dị nhưng những đóng góp của họ cho xã hội thật đáng trân trọng. Theo em, họ là những người nông dân, công nhân, những người lái đó hay những nác sĩ, y tá, bộ đội,...

Họ đã đóng góp cho cuộc đời thêm tốt đẹp qua hành động của chính mình. Những người nông dân cung cấp những hạt lúa, lương thực phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Những người công nhân cung cấp nguyên nhiên liệu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những người lái đò là những người thầy người cô giảng dạy, giáo dục cho thế hệ trẻ giúp ích cho tương lai đất nước. Những người bác sĩ, y tá cứu bệnh cho mọi người, duy trì sự sống, góp ích xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển hơn. Đến những người bộ đội, đó là sự bảo vệ biên cương Tổ quốc. 

31 tháng 10 2023

giúp mình với

 

19 tháng 12 2022

1. Giới thiệu chung

Thời gian, không gian xảy ra: Quá khứ hay hiện tại? Ở đâu?

( Năm 2020 khi dịch COVID bùng phát )

Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: ông, bà, bố, mẹ… ( Mẹ ở nhà chăm sóc em không rời)

2. Diễn biến trải nghiệm

- Lí do xuất hiện trải nghiệm: em bị mắc COVID 19 lây từ bạn. Do phát hiện muộn nên tình hình bệnh chuyển biến xấu trong gia đình ai cũng lo lắng cho em)

- Diễn biến: 

+  Em phải nhập viện, mẹ cùng vào chăm sóc không rời

+ Khi em khó chịu, mẹ luôn bên cạnh động viên em

+ Nấu cháo, đốc thúc em uống thuốc đúng giờ cho bệnh thuyên giảm.

- Suy nghĩ, cảm xúc: 

+ Buồn vì đã khiến mẹ phải vất vả nhiều đến vậy

+ Một bài học để rút kinh nghiệm

- Bài học rút ra sau trải nghiệm: Hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, Nhận ra sự quan tâm; chăm sóc của người thân dành cho mình; tự bảo vệ sức khỏe của mình

III. Kết bài

Khẳng lại ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người: Trải nghiệm cùng với ông/bà/bố/mẹ… thật đáng trân trọng. Từ đó, em biết quý trọng hơn cuộc sống, cũng như yêu thương những người thân của mình nhiều hơn

1 tháng 1 2018

Ai khi xa quê hương cũng mang theo một kỷ niệm. Người thì nhớ lũy tre làng, người thì nhớ những đồng lúa vàng ươm sắp thu hoạch, người thì nhớ mái nhà ngói lợp nằm san sát nhau. Đối với tôi hình ảnh mà tôi mang theo là dòng sông Lại Giang yêu dấu.

Con sông này được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Dòng sông này vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.

Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.

Không chỉ vậy Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.Mãi mãi và mãi mãi vẫn là như thế.

kết bạn với mình nha

28 tháng 2 2019

bạn ơi mình thấy có gì sai sai ấy! xin lỗi vì đã chê bạn nha 

sau khi học xong văn bản Vượt thác, qua hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác đã cho em ấn tượng gì?- Hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác“giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi liên tưởng đến vẻ đẹp huyền thoại của những người anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường. Những phẩm chất ấy như đang sống lại trong vẻ đẹp dũng mãnh và đầy sức...
Đọc tiếp

sau khi học xong văn bản Vượt thác, qua hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác đã cho em ấn tượng gì?
- Hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác“giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi liên tưởng đến vẻ đẹp huyền thoại của những người anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường. Những phẩm chất ấy như đang sống lại trong vẻ đẹp dũng mãnh và đầy sức mạnh của những con người lao động bình thường trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác đối lập với hình ảnh dượng Hương Thư lúc ở nhà “nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”; qua đó, tác giả muốn khẳng định những phẩm chất đáng quý của người lao động: những con người hiền lành, khiêm tốn, giản dị trong đời thường nhưng lại vô cùng dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc đối đấu với thử thách của thiên nhiên. 
mk trả lời vậy được ko nếu chưa thì góp ý cho mk nha làm ơn mai thi rồi

1
22 tháng 5 2019

bạn trả lời thế đc,mk thế này

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách. 

13 tháng 3 2021

Ai khi xa quê hương cũng mang theo một kỷ niệm. Người thì nhớ lũy tre làng, người thì nhớ những đồng lúa vàng ươm sắp thu hoạch, người thì nhớ mái nhà ngói lợp nằm san sát nhau. Đối với tôi hình ảnh mà tôi mang theo là dòng sông Lại Giang yêu dấu.

Con sông này được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Dòng sông này vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.

Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.

Không chỉ vậy Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.Mãi mãi và mãi mãi vẫn là như thế.

sau khi học xong văn bản Vượt thác, qua hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác đã cho em ấn tượng: - Hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác“giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi liên tưởng đến vẻ đẹp huyền thoại của những người anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường. Những phẩm chất ấy như đang sống lại trong vẻ đẹp dũng mãnh và đầy sức...
Đọc tiếp

sau khi học xong văn bản Vượt thác, qua hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác đã cho em ấn tượng: 

- Hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác“giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi liên tưởng đến vẻ đẹp huyền thoại của những người anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường. Những phẩm chất ấy như đang sống lại trong vẻ đẹp dũng mãnh và đầy sức mạnh của những con người lao động bình thường trong công cuộc chinh phục thiên nhiênHình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác đối lập với hình ảnh dượng Hương Thư lúc ở nhà “nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”; qua đó, tác giả muốn khẳng định những phẩm chất đáng quý của người lao động: những con người hiền lành, khiêm tốn, giản dị trong đời thường nhưng lại vô cùng dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc đối đấu với thử thách của thiên nhiên.

mk tl như vậy được chưa

1
22 tháng 5 2019

của bạn được mk the nay

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách. 

bạn đăng nhiều quá vậy

11 tháng 4 2022

tôi có 1 ước mơ thành youtuber