K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2023

giúp với ạ

 

Mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa liên minh Châu Âu và Việt Nam

- Năm 1992 hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU mới thực sự bắt đầu, khi Việt Nam và cộng đồng Châu Âu (nay là EU) kí kết Hiệp định dệt may.

- Năm 1995 Việt Nam và cộng đồng Châu Âu đã kí kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế.

- Năm 1996 ủy ban Châu Âu thành lập phái đoàn đại diện thường trực tại Việt Nam.

- Năm 2010 kí tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.

- Năm 2012 Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU-Việt Nam (PCA), được ký kết, thể hiện cam kết của Liên minh Châu Âu trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam.

- Năm 2019 Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên minh Châu Âu (EU) và đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.

Các mặt hàng xuất khẩu

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

- Các mặt hàng nông nghiệp đã qua chế biến: Rau quả, thuỷ sản, gạo, cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu, chè.

Các mặt hàng nhập khẩu

- Dược phẩm.

- Sản phẩm hóa chất.

- Linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, máy móc các loại.

- Và nhiều sản phẩm khác.

8 tháng 1
Hiện tại, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Dưới đây là một số hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế của từng quốc gia:
1. Trung Quốc:
- Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đất nước này đã chuyển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ.
- Trung Quốc có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và dệt may.
- Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ thương mại mạnh mẽ, với việc trao đổi hàng hóa và đầu tư.
2. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là quốc gia có mức sống cao.
- Nhật Bản có một ngành công nghiệp công nghệ cao và là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử và máy móc.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng dựa vào xuất khẩu, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Nhật Bản có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và văn hóa.
3. Hàn Quốc:
- Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hàn Quốc có một ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin.
- Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Hàn Quốc có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Tổng quan, cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam. Việt Nam đã hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế với các quốc gia này, đồng thời cũng đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ ba quốc gia này. 
12 tháng 5 2017

1.Thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ tây sang đông . Do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi từ tây sang đông nên cũng làm cho thực vật thay đổi từ tây sang đông

2.Quan hệ ngoại giao Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam được chính thức thiết lập vào ngày 28-11-1990. Cơ quan đại điện ngoại giao của EU - Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam- được thành lập tại Hà Nội vào năm 1996. Phạm vi hợp tác song phương trải rộng khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề chính trị, các thách thức mang tính toàn cầu tới kinh tế, thương mại đầu tư và phát triển. EU qua đó đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD)

12 tháng 5 2017

bạn ơi cho mình hỏi có đúng câu 1 và 2 ko ạ.. Vì ngày mai bài này là bài kiểm tra nên mình sợ sai thui.

20 tháng 11 2016

1-

- Nơi có lượng mưa dưới 200 mm là môi trường hoang mạc, thực động vật nghèo nàn.

- Lượng mưa từ 200 mm đến 500 mm là môi trường xa van.

- Lượng mưa trên 1000 mm là môi trường xa van và rừng nhiệt đới.

 

- Hình thành những hoang mạc lớn do :
_ Có đường chí tuyến đi qua
_ Có dòng biển nóng đi qua Bắc Phi
_ Lãnh thổ châu Phi rộng về bề ngang nên ít có mưa


 

20 tháng 11 2016

Ý nghĩa của kênh đào Xuyê.

+ Rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại giữa các khu vực trên thế giới
+ Nối liền các trung tâm kinh tế với nhau, làm tăng mối quan hệ giữa các nước các quốc gia.
+ Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào.
+ Thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa
+ Tích kiệm được năng lượng thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hằng hải

 

 

 

14 tháng 5 2017

- EU giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại của thế giới, có tổ chức thương mại đứng đầu thế giới.

- Có GDP cao hơn cả Hoa Kì và Nhật Bản.

- Đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp mới của các nước ở châu Á, Trung và Nam Mĩ.

1 tháng 3 2017

* Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Sau hai mươi năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóaquan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7, 1995 và nâng cấp Văn phòng Liên lạc thành tòa đại sứ đặt tại Hà Nội. Việt Nam đặt tòa đại sứ ở Washington D.C., một tòa tổng lãnh sự tại San Francisco (tiểu bang California) một tại Houston (tiểu bang Texas) và một tại thành phố New York (tiểu bang bang New York). Hoa Kỳ có một tòa tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến mở thêm một tòa tổng lãnh sự ở Đà Nẵng[1].

Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên sâu và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Họ ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Tháng 11, 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.