K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 6 2021

Cái thiện và cái ác là hai khái niệm gắn liền với quy luật phát triển của đời sống, trong mọi lĩnh vực của đời sống đều tồn tại hai mặt đối lập tốt - xấu, thiện - ác. Sự tồn tại của thiện và ác chính là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa chúng, bản chất của cuộc chiến tranh này là quy luật tất yếu và góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Tuy cuộc đấu tranh này sẽ không bao giờ có hồi kết nhưng kết cục chung nhất vẫn là cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Để có thể hiểu về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trước hết ta phải hiểu được thế nào là cái thiện và thế nào là cái ác. Cái thiện, việc thiện là đại diện cho những những việc làm, hành động đúng với công lý, đạo đức, đem lại lợi ích chính đáng, những điều tốt đẹp. Trái ngược với cái thiện là cái ác, việc ác đại diện cho những việc làm, hành động sai trái, phạm pháp, vi phạm chuẩn mực đạo đức và công lý, gây ra những hậu quả xấu, nghịch lý và bất công. Trước khi chúng ta có mặt, vốn cái thiện và cái ác đã luôn tồn tại, cho đến khi ta có nhận thức mới nhận ra được cái thiện và cái ác. Hai phạm trù này hoàn toàn trái ngược nhau song tồn tại song song với nhau, luôn công kích và cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau. Mọi mặt trong đời sống đều có mặt tốt - mặt xấu, mặt hay - dở, thiện và ác cũng tương tự, cái sai ác luôn tìm cách đè nén, phủ nhận cái thiện, tuy nhiên cái thiện sẽ luôn có cách để trừng trị cái ác, chiến thẳng và dẹp trừ cái ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã được làm quen với sự tồn tại song song và đối lập nhau giữa thiện và ác, tiêu biểu là các câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Tấm đại diện cho cái thiện thì Cám đại diện cho cái ác, có Thạch Sanh thì lại có Lý Thông.

Có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực tế vẫn luôn chứng minh được cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mang bản chất một cuộc đấu tranh không có hồi kết, giải quyết xong mâu thuẫn giữa thiện - ác của vấn đề này lại nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy mà xã hội chúng ta không ngừng phải đấu tranh, biểu hiện cụ thể nhất chính là công việc của các chú công an, cảnh sát, họ đại diện cho chính nghĩa, công lý và bảo vệ cho cái thiện đấu tranh với những sai phạm, bất công và trái ngược đạo lý của cái ác. Chính nhờ có lực lượng trấn áp các tội phạm xã hội mà cuộc sống của người dân mới được yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta đều không muốn có những cái ác, không muốn làm điều ác, tuy nhiên vốn trong cuộc sống vẫn cần có sự tồn tại của cái ác, một mặt cái ác khẳng định tính chính nghĩa của cái thiện, mặt khác nhờ có cái ác mà con người ta có thể biết mà tránh xa, hướng đến những cái thiện. Con người phải là yếu tố phân minh, phân giải và quyết định tính đúng sai của cuộc đấu tranh này. Trong bản thân mỗi người cũng cần nhận thức rõ đâu là việc ác đâu là việc thiện để bỏ ác làm thiện, diệt trừ những mầm mống của cái ác xung quanh cuộc sống của mình.

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không bao giờ kết thúc, chính vì vậy sự can thiệp của con người cũng không thể ngơi nghỉ, hãy chung tay dẹp trừ cái ác, lan tỏa cái thiện. Trách nhiệm trong cuộc đấu tranh này thuộc về tất cả cá nhân, tập thể và xã hội, mỗi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về cái thiện - cái ác và dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn đứng về phía cái thiện, tranh đấu đến cùng bảo vệ cho cái thiện.

5 tháng 2 2022

  Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. "Giữa thiện - ác, tốt - xấu nhiều khi chỉ là một “sợi tóc” (Thạch Lam). Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.

        Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Khi muốn làm một điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.

       Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.

        Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.

  Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

 

21 tháng 3 2019

Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. Giữa thiện-ác, tốt -xấu nhiều khi chỉ là một “sợi tóc” (Thạch Lam). Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.

Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Khi muốn làm một điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.

Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.

Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lai ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.

“Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm” là một lời khuyên có ý nghĩa rất thiết thực với mỗi người. Bởi vì phần đông chúng ta đều mắc vào sai lầm này. Thường bỏ qua những việc thiện nhỏ và đi làm những việc ác nhỏ. Đã là việc thiện thì dù lớn hay nhó cũng nên làm, dắt một cụ già hay một em nhỏ qua đường cũng đáng quý như tham gia một buổi từ thiện. Con người thường cứ hay vô tình với những điều nhỏ nhoi xung quanh. Làm việc thiện, quan trong nhất không phải là làm việc lớn hay việc nhỏ mà cốt ở cái tâm của người. Cái đáng quý của người làm việc thiện là có lòng thương yêu đồng loại, quan tâm san sẻ khó nhọc với những người xung quanh. Làm việc thiện là không tính toán thiệt hơn, một trong những điều tâm niệm của nhà Phật là "Thi ân đừng cầu đền đáp vì cầu đáp trả là thi ân có mưu tính". Làm việc thiện một cách vô tư sẽ không chỉ mang đến cho người khác những điều tốt lành mà còn mang đến cho mình một cái tâm thanh thản, trong sáng. Còn làm việc ác, dù nhỏ thôi, sẽ không chỉ gây hại cho người khác mà còn làm cho lương tâm mình day dứt, lo lắng, là tự đánh mất sự thanh thản của chính mình. Không ai có thể yên lòng sau khi đã làm một việc ác. Việc ác nhỏ thì day dứt lương tâm, việc ác lớn thì lo sợ, ám ảnh.

Dưới dạng một lời khuyên, câu nói này đã khẳng định một cách dứt khoát rằng: Chớ làm điều ác, nên làm điều thiện. Đây không phải là tư tưởng mới mẻ nhưng nó lại có một ý nghĩa thực tế sâu sắc. Ai cũng ý thức được rằng không nên làm điều ác mà nên làm nhiều điều thiện, nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Cái tư tưởng có tính chất ngụy biện đối với phần đông chúng ta được thể hiện ở câu nói này. Những việc thiện nhỏ rất đáng làm thì bỏ qua, nhưng những việc có hại cho người khác, thấy có hại ít nên cứ làm. Có những người rất nhiệt tình tham gia vào các buổi quyên góp từ thiện, nhưng lại vô tình trước những đứa trẻ lang thang, thậm chí đánh đuổi chúng khi chúng bán báo trước nhà. Chính những điều này lả tạo nên những tội ác lớn. Một cán bộ nhà nước nhận quà hối lộ, tự biện hộ cho mình rằng đó chỉ làm món quà nhỏ nhưng lại tiếp tay cho ké xấu làm bao nhiêu điều ác, gây hại cho nhân dân, đất nước. Những cán bộ công chức tha hoá biến chất mà chúng ta vẫn đọc tên họ trên báo chí hàng ngày, chỉ vì những thú vui, những ham muốn cá nhân, mà dung túng cho tội hạm để rồi ma tuý len vào mọi ngõ ngách của xã hội, từ giảng đường, lớp học đến từng căn bếp và đã gây nên những thảm kịch gia đình, sự nhức nhối cho đạo đức xã hội xuống cấp. Sự vô tình hay cố ý của một việc ác nhỏ là tiền đề để tạo ra những tội ác lớn. Cha mẹ chị Tám Bính (trong Bì vỏ của Nguyên Hồng)vì sợ xấu hổ với làng nước, vì mấy đồng bạc đã dứt tình mẹ con của Bính, đã đang tâm bán đi đứa cháu ngoại mới lọt lòng, và từ đó đẩy cuộc đời Bính đến bi kịch, biến một cô gái hiền lành, cả tin thành một tay anh chị trong làng trộm cắp. Ngược lại, từ thương mình đến thương người, Mị đã dám cắt dây trói cứu A Phủ rồi cứu cả cuộc đời mình. Một bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí ăn sau khi hắn tỉnh rượu, sự chăm sóc vụng nhưng ân cần, chân thực của Thị đã đánh thức phần người tốt đẹp tiềm ẩn rất sâu đằng sau bộ mặt con quỷ dữ làng Vũ Đại. Và việc làm nhỏ bé ấy đã khiến Chí ý thức được giá trị của cuộc sống lương thiện. Chúng ta đang hàng ngày, hàng giờ vận động mọi người tham gia các hoạt động từ thiện nhưng chúng ta vẫn cứ vô tâm trước những việc nhỏ xung quanh mình. Bỏ rác đúng nơi quy định, tránh đường, nhường ghế ở nơi công cộng cho người già và trẻ em là những việc thiện nhưng liệu đã mấy ai quan tâm. Trong khi đó lại sẵn sàng hái cây, bẻ cành, ăn cắp của công...

Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

25 tháng 3 2019

khá dài nhỉ, nhưng cảm ơn bạn nha

27 tháng 4 2020

lên google

2 tháng 5 2023

Trong cuộc sống, việc làm thiện nguyện mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa đáng quý. Đầu tiên, nó giúp chúng ta trở nên nhân ái và tốt bụng hơn. Khi chúng ta dành thời gian và nỗ lực để giúp đỡ người khác, chúng ta cảm thấy hạnh phúc và tự hào về bản thân. Điều này giúp chúng ta tăng cường lòng tin vào bản thân và trở nên tự tin hơn trong cuộc sống. Thứ hai, việc làm thiện nguyện giúp chúng ta kết nối với cộng đồng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Khi chúng ta tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, chúng ta có cơ hội gặp gỡ và làm việc với những người có cùng sở thích và tầm nhìn. Điều này giúp chúng ta mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra những mối liên kết mới trong cuộc sống. Hơn thế nó còn giúp chúng ta đóng góp tích cực vào xã hội và giúp cải thiện cuộc sống của những người khác. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, chúng ta đang tạo ra những giá trị đích thực cho xã hội và đóng góp vào sự phát triển của nó. Điều này giúp chúng ta cảm thấy có ý nghĩa trong cuộc sống và đem lại niềm vui và hạnh phúc cho chính bản thân. Nói chung, việc làm thiện nguyện mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa quý giá trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta trở nên nhân ái và tốt bụng hơn, kết nối với cộng đồng và đóng góp tích cực vào xã hội. Hãy dành thời gian và nỗ lực để tham gia vào các hoạt động thiện nguyện và tận hưởng những giá trị đích thực mà nó mang lại.

❤HaNa.

4 tháng 5 2023

cảm ơn ạ

 

12 tháng 6 2021

    "Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích ". Đó là một quan điểm sống vô cùng tốt đẹp trong xã hội ngày nay. vậy em hiểu quan điểm đó là gì mà lại có tầm quan trọng đến vậy ? phấn đấu là sự nỗ lực ,cố gắng của con người để đạt được mục đích , thành công là những thành quả mà con người đạt được khi hoàn thành nhiệm vụ và có một sự nghiệp nhất định gặt hái được nhiều quả ngọt trái chín . Câu văn đã khuyên nhủ tất cả chúng ta là đừng nên phấn đấu để thành công là bởi thành công chưa phải là đích đến cuối cùng của mỗi người . Nó chỉ là thươc đo giá trị cuộc sống của mỗi chúng ta . Chúng ta phải biết phấn đầu bản thân có ích cho xã hội , có như vậy chúng ta sẽ thành công chính bản thân mình không nhất thiết là phải đạt được những thứ vật chất phù phiếm . Sống có ích cho xã hội sẽ được mọi người yêu mến , cảm phục ,không bị đè nặng trách nhiệm . Một xã hội phát triển không phải là xã hội giàu có mà là những con người văn minh , tốt đẹp cấu thành nên xã hội ấy . Chúng ta có thể thấy qua những người bị khiếm khuyết , họ không may mắn có được hình hài đầy đủ như bao người nhưng họ lại luôn muốn đóng góp cho xã hội , biết hướng về người khác , đó đã là thành công chính bản thân họ . Bên cạnh những người biết sống có ích còn không ít người sống vô cảm , thờ ơ , chỉ nghĩ đến đồng tiền làm lu mờ lí trí . Chúng ta cần giúp họ nhận thức lại một cách đúng đắn để xã hội trở nên văn minh hơn . Nói tóm lại, xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp nếu như mỗi người biết sống có ích 

16 tháng 6 2021

"Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích ". Đó là một quan điểm sống vô cùng tốt đẹp trong xã hội ngày nay. vậy em hiểu quan điểm đó là gì mà lại có tầm quan trọng đến vậy ? phấn đấu là sự nỗ lực ,cố gắng của con người để đạt được mục đích , thành công là những thành quả mà con người đạt được khi hoàn thành nhiệm vụ và có một sự nghiệp nhất định gặt hái được nhiều quả ngọt trái chín . Câu văn đã khuyên nhủ tất cả chúng ta là đừng nên phấn đấu để thành công là bởi thành công chưa phải là đích đến cuối cùng của mỗi người . Nó chỉ là thươc đo giá trị cuộc sống của mỗi chúng ta . Chúng ta phải biết phấn đầu bản thân có ích cho xã hội , có như vậy chúng ta sẽ thành công chính bản thân mình không nhất thiết là phải đạt được những thứ vật chất phù phiếm . Sống có ích cho xã hội sẽ được mọi người yêu mến , cảm phục ,không bị đè nặng trách nhiệm . Một xã hội phát triển không phải là xã hội giàu có mà là những con người văn minh , tốt đẹp cấu thành nên xã hội ấy . Chúng ta có thể thấy qua những người bị khiếm khuyết , họ không may mắn có được hình hài đầy đủ như bao người nhưng họ lại luôn muốn đóng góp cho xã hội , biết hướng về người khác , đó đã là thành công chính bản thân họ . Bên cạnh những người biết sống có ích còn không ít người sống vô cảm , thờ ơ , chỉ nghĩ đến đồng tiền làm lu mờ lí trí . Chúng ta cần giúp họ nhận thức lại một cách đúng đắn để xã hội trở nên văn minh hơn . Nói tóm lại, xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp nếu như mỗi người biết sống có ích 

20 tháng 1 2021

Tham khảo

Có trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.

29 tháng 5 2021

Tin bão lụt miền Trung vừa được truyền đi trên đài truyền thanh và truyền hình hôm thứ bảy tuần trước thì sáng thứ hai, trường em đã phát động ngay đợt cứu trợ đồng bào bị thiên tai. Em liền tình nguyện tham gia đoàn lạc quyên.

Chiều tối hôm đó, trước giờ học của trung tâm ngoại ngữ ban đêm nửa giờ, chúng em được thầy hiệu trưởng tập họp lại và hướng dẫn .nộ' dung kế hoạch đi quyên góp. vẫn gương mặt hiền lành . nghiêm trang, thầy nói:

"Các em không cần nói dài. Thảm cảnh của đồng bào đã được báo chí và đài truyền thanh, truyền hình loan đi khắp nơi. Trường ta cũng đã phát động quyên góp. Vậy chỉ cần giới thiệu: "Chúng tôi đã được ban giám hiệu cho phép lạc quyên để giúp đỡ đồng bào bị bão lụt. Miếng khi đói, gói khi no, xin các bạn ủng hộ. Nếu chưa sẵn sàng, ngày mai sẽ trở lại".

Sau đó, các thầy cô giám thị phân chúng em làm nhiều nhóm.

Mỗi nhỏm gồm hồn người, mỗi người một chiếc nơ hồng cùi trôn áo và một hộp giấy có khe nhỏ đủ đế bỏ vừa đồng tiền gấp tư. Chúng em được phân công rất cụ thế nhóm nào đến những phòng học nho trước giò' học mười lăm phút của các lớp ngoại ngữ ban đêm.

Lần đầu tiên tham gia công tác từ thiện, lòng em nao nao thật khó tả. Sọ' không có ai ủng hộ ... Thế những đúng như thầy hiệu trưởng nói, chúng em không cần nói nhiều, các anh chị người nhiều, người ít ai nấy cũng đều rất tích cực ủng hộ.

Vào làm công tác tại các lớp dãy đầu tiên xong, lòng em như mớ cờ vui sướng. Hóa ra, ai cũng thông cảm với đồng bào ta và nhiệt tình đóng góp. Lần lượt, chúng em đã đi hết mười lăm phòng học (lược phân. Em vui sướng trở lại phòng tập trung, giao lại các dụng cụ cấn thiết cho các thầy cô giám thị và nộp lại cái hộp tiền vừa thu được. Nhìn những hộp tiền nặng tình yêu thương có dán dòng chữ "Lá lành (lùm lá rách", lòng em rộn lên một niềm vui như bản thân mình được giúp đỡ vậy.

Thầy chủ nhiệm, thầy hiệu trưởng và cô giám thị đón chúng em bằng những nụ cười hiền hòa và rạng rõ' thương yêu. Buổi lạc quyên kết thúc nhanh chóng. Em ước mong ngày mai, các ánh chị đã được thông báo trước chắc sẽ ủng hộ nhiều hơn nữa cho đồng bào ta. Chưa bao giò' em có được một niềm vui mới lạ như hôm nay. Em cảm thây như mình đã lớn, đã làm được một việc nhỏ nhưng có ý nghĩa cao đẹp, xoa dịu phần nào nỗi đau của đồng bào vùng lũ lụt.

29 tháng 5 2021

cảm ơn bạn nhiều nha.