K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

Giải

Gọi 3 số tự nhiên liên tiếp đó là n-1, n, n+1 (n thuộc N*) 
Ta phải chứng minh A = (n-1)n(n+1) chia hết cho 6 
n-1 và n là 2 số tự nhiên liên tiếp nên 1 trong 2 số phải chia hết cho 2 
=> A chia hết cho 2 
n-1, n và n+1 là 3 số tự nhiên liên tiếp nên 1 trong 3 số phải chia hết cho 3 => A chia hết cho 3 
Mà (2; 3) = 1 (2 và 3 nguyên tố cùng nhau) => A chia hết cho 2. 3 = 6 (đpcm)

3 tháng 1 2022

Gọi 3 số tự nhiên liên tiếp đó là \(n,n+1,n+2\)

Ta cần chứng minh \(n\left(n+1\right)\left(n+2\right)⋮6\)

Ta thấy \(2.3=6\)mà \(\left(2,3\right)=1\)nên ta theo hướng sẽ chứng minh \(n\left(n+1\right)\left(n+2\right)\)vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3

Thật vậy. Khi n là số chẵn thì hiển nhiên \(n\left(n+1\right)\left(n+2\right)⋮2\)

Khi n là số lẻ thì \(n+1⋮2\)và từ đó \(n\left(n+1\right)\left(n+2\right)⋮2\)

Vậy \(n\left(n+1\right)\left(n+2\right)⋮2\)với mọi số tự nhiên \(n\)

Khi \(n⋮3\)thì hiển nhiên \(n\left(n+1\right)\left(n+2\right)⋮3\)

Khi n chia cho 3 dư 1 thì \(n+2⋮3\)và từ đó \(n\left(n+1\right)\left(n+2\right)⋮3\)

Khi n chia cho 3 dư 2 thì \(n+1⋮3\)và từ đó \(n\left(n+1\right)\left(n+2\right)⋮3\)

Như vậy \(n\left(n+1\right)\left(n+2\right)⋮3\)với mọi số tự nhiên n

Mà \(\left(2,3\right)=1\)nên \(n\left(n+1\right)\left(n+2\right)⋮2.3=6\)

Ta có đpcm

5 tháng 10 2015

Gọi a, a+1, a+2 lần lượi là 3 số nguyên liên tiếp ( a thuộc Z) 
Tích a(a+1)(a+2) chia hết cho 3 khi một trong ba số trên chia hết cho 3. 
Một số chia cho 3 thì có 3 trường hợp: 
- a chia hết cho 3 
- giả sử a chia 3 dư 1 thì (a+1) chia hết cho 3 => tích a(a+1)(a+2) chia hết cho 3. 
- giả sử a chia 3 dư 2 thì (a+2) chia hết cho 3 => tích a(a+1)(a+2) chia hết cho 3. 
=> Tích a(a+1)(a+2) luôn chia hết cho 3. (1)

Mà 3 trong 3 số nguyên liên tiếp luôn có 1 số chia hết cho 2 (2)

Vì ƯCLN(3;2) 1 nên từ (1) và (2) suy ra 3 số nguyên liên tiếp chia hết cho (2 . 3) = 6

3 tháng 7 2019

Kết quả của bài là : 69.Bạn nhé!

3 tháng 7 2019

cách làm thế nào hả bạn.Nguyên

30 tháng 9 2015

Gọi 3 số tự nhiên liên tiếp đó là n-1, n, n+1 (n thuộc N*) 
Ta phải chứng minh A = (n-1)n(n+1) chia hết cho 6 

n-1 và n là 2 số tự nhiên liên tiếp nên 1 trong 2 số phải chia hết cho 2 
=> A chia hết cho 2 

n-1, n và n+1 là 3 số tự nhiên liên tiếp nên 1 trong 3 số phải chia hết cho 3 => A chia hết cho 3 

Mà (2; 3) = 1 (2 và 3 nguyên tố cùng nhau) => A chia hết cho 2. 3 = 6 (đpcm)                   

30 tháng 9 2015

Ta có:6=2.3

Vì hai số tự nhiên liên tiếp có 1 số chẵn nên chia hết cho 2 

KL:Với mọi số tự nhiên n thì 3 số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 2 (1)

Gọi 3 số đó là n;n+1;n+2

Ta có 3TH

TH1:n=3k

=>n(n+1)(n+2)=3k(3k+1)(3k+2) chia hết cho 3

TH2:n=3k+1

=>n(n+1)(n+2)=(3k+1)(3k+2)(3k+3) chia hết cho 3 vì 3k+3 chia hết cho 3

TH3:n=3k+2

=>n(n+1)(n+2)=(3k+2)(3k+3)(3k+4) cia hết cho 3 vì 3k+3 chia hết cho 3

KL:Với mọi số tự nhiên thì 3 số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3   (2)

Từ (1) và (2)

=>Ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 2.3=6

5 tháng 10 2015

Thiếu đề. tích hay tổng hay hiệu hay thương của 3 số tự nhiên ... ?

9 tháng 8 2015

1) Gọi 2 số lẻ đó là a và b.

Ta có:

\(a^3-b^3\) chia hết cho 8 

=>  \(a^3-b^3=\left(a-b\right)\left(a^2+ab+b^2\right)\)chia hết cho 8

=> \(\left(a-b\right)\) chia hết cho 8    (đpcm)

10 tháng 10 2016

8 k minh

20 tháng 3 2016

a) Trong ba số tự nhiên liên tiếp có một số chia hết cho 1, một số chia hết cho 2 và một số chia hết cho 3 nên tích của ba số đó chia hết cho 1x2x3=6

20 tháng 3 2016

b) Tích của 4 số tự nhiên liên tiếp thì chắc chắn có 2 số chẵn liên tiếp. Trong 2 số chẵn liên tiếp chắc chắn có 1 số chia hết cho 4, số còn lại chia hết cho 2 = tích 4 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 8. (1) 
Trong 4 số tự nhiên liên tiếp chắc chẵn có 1 số chia hết cho 3 (2) 
Từ (1) và (2) => Tích 4 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 3 và 8. 
Mà 3 và 8 nguyên tố cùng nhau => tích 4 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 24 ( = 8.3) 
Bài này áp dụng tính chất: Nếu a chia hết cho b; a chia hết cho c và b và c nguyên tố cùng nhau 
=> a chia hết cho (b.c) 
+ 2 số nguyên tố cùng nhau là 2 số có ƯCLN là 1