K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2020

trong cuộc sống , có những lúc chúng ta phải đương đầu với những khó khăn , thử thách, những lúc đó chúng ta phải có lập trường và chính kiến vững vàng.Nếu chúng ta ko có lập trường hay chính kiến của riêng mình thì sẽ có những con người,những tác động lôi kéo chúng ta sang những con đường sai trái . Niếu chúng ta ko giữ vững được lập trường thì cũng ko khác gì một chiếc xe ko có người lái , ko biết sẽ gây ra những hậu quả gì về sau. Nên khi là một con người chín chắn bạn phải có lập trường và chính kiến của riêng mình

25 tháng 12 2020

dễ bị tác động và dao động giữa nhiều ý kiến khác nhau, dễ gây khó khăn trong việc quyết định

17 tháng 12 2021

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

Tham khảo : 

 

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

                     “Con về thăm mẹ chiều đông
                     Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
                     Mình con thơ thẩn vào ra
                     Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

                       “Chum tương mẹ đã đậy rồi
                        Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
                        Áo tơi qua buổi cày bừa
                      Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
                      Đàn gà mới nở vàng ươm
                      Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
                     Bất ngờ rụng ở trên cành
                     Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

                                         “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
                                  Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

23 tháng 8 2018

hè rồi , hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Gió thổi qua cây bàng làm ngọn cây rung rinh,làn gió mát rượi. Ông mặt trời trên cao ôi chao đỏ rực và tỏa ánh nắng khắp mọi nơi. Nước bốc hơi dần lên , tụ họp lại thành một đám mây to lớn . Những đám mây ấy trôi theo gió, chúng gặp nhau và tụ họp nên một bấu rời mây nhưng chúng vẫn không thể nào che đi những tia nắng như thiêu như dốt đang chiếu xuống trần gian của ông mặt trời. Hè đến, tiếng trống tan trường vang lên. Vậy là đã hết một năm học. Giờ đây tôi đã lên lớp 6, xa mái trường tiểu học , xa cây bàng trước lớp, xa cây phượng đỏ màu khăn thắm, xa những ngày đầu bước vào lớp 1 và xa ngưỡng cửa đầu tiên. Ngưỡng cửa  ấy giờ là cấp hai. Tôi sẽ nhớ lắm ngọn gió mát rượi hay ghé qua mỗi khi tôi học ở lớp. Mùa hè thật nhộn nhịp , vui vẻ , nhưng đối với những người học sinh lớp 6 như tôi , thì lại khác vì tôi thấy buồn. Buồn vì những năm tháng tiểu học trôi đi như một cơn gió . Mùa hè là mùa chia li, là mùa khởi đầu và cũng là một mùa để nhớ...

23 tháng 8 2018

Không copy trên mạng nha

22 tháng 10 2021
THAM KHẢO:
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.  
22 tháng 10 2021

Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.