K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc - hiểu văn bản Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. Sau trận bão, chân trời, ngắn bể sạch như một tấm kính lau hết máy, hết bụi. Mặt trời nhủ lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thắm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân...
Đọc tiếp

Đọc - hiểu văn bản Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. Sau trận bão, chân trời, ngắn bể sạch như một tấm kính lau hết máy, hết bụi. Mặt trời nhủ lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thắm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ứng hồng. Y như một mầm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muốn thuở biển Đông. Câu hỏi 1. Nếu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn bản? 2. Em hãy nêu khái quát nội dung của doạn văn bản?3. Trong đoạn văn bản, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nếu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? 4. Đoạn văn đã khơi gợi trong em tình cảm gì với biển đảo quê hương? Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết biển đảo Việt Nam có vai trò gì đối với đời sống con người và dân tộc ta? Là học sinh, em có thể làm gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?

Làm ơn hãy trả lời câu hỏi của mình.

0
Thưở ấy ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần  của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông...
Đọc tiếp

Thưở ấy ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần  của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông ra để học trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ tôi khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu như đưa theo bàn tay của các em. Đến khi xem lại những chữ học trò tròn trịa ngay ngắn, mẹ tôi khẽ gật đầu. Rồi mẹ tôi cất tiếng đọc, một giọng thanh thoát nhẹ nhàng để trẻ con bắt chước theo. Nghe học trò đọc, không thấy ngọng nữa, mẹ tôi mỉm cười trìu mến lắm.
                                                               ( Trích Nụ cười của mẹ - Lê Phương Liên)
Câu 1 (0.5 điểm): Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trên?
Câu 2 (0.5 điểm): Xác định ngôi kể, nhân vật chính của đoạn văn ?
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn trên, tác giả muốn thể hiện tình cảm gì?
II. TẬP LÀM VĂN:  (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Em có cảm nhận gì về người mẹ qua đoạn trích trên (khoảng 10 câu)
Câu 2 (5.0 điểm): Kể về một cuộc gặp gỡ đi thăm các chú bội đội.Câu hai xác định ngôi kể nhân vật chính của đoạn văn trên

0

2 Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.

1 giống 

chăm chỉ biết gúp đỡ người khác..,

khác

tS làm việc bằng tay

CBes bút vẽ

“Sơn Tinh Thủy Tinh” là một truyền thuyết rất hay và độc đáo của nền văn học dân gian Việt Nam. Tác phẩm được xây dựng bằng trí tưởng tượng của con người, trong đó truyện mang đậm những yếu tố thần thánh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời qua đó, tác phẩm cũng thể hiện mơ ước của nhân dân trong việc chống lại thiên tai, đem đến một cuộc sống thanh bình no đủ hơn.

Truyện kể về hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh tài giỏi cùng đến xin vua Hùng được kết hôn cùng công chúa Mị Nương xinh đẹp. Vua Hùng rất khó xử bèn ra điều kiện thách cưới. Cuối cùng Sơn Tinh đã đem được lễ vật đến trước nên cưới được Mị Nương. Thủy Tinh vì thua cuộc nên mới tức giận hô mưa gọi gió hòng tiêu diệt Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương. Thế nhưng Sơn Tinh cũng quyết tâm chống trả lại. Cuối cùng, Thủy Tinh đành phải rút lui nhưng hàng năm vẫn nhớ mối thù xưa cũ nên dâng nước làm lũ lụt khắp nơi.

Đề 1:Phần 1: Đọc hiểu:Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi          Cả nhà đi học      Đưa con đến lớp mỗi ngày    Như con mẹ cũng" thưa thầy"," chào cô"      Chiều qua bố đón tình cờ    Con nghe bố cũng" chào cô"," thưa thầy"...      Cả nhà đi học, vui thay!   Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà      Hèn chi mười điểm hôm qua   Nhà mình như thể được... ba con mười.Câu 1:Xác định thể...
Đọc tiếp

Đề 1:

Phần 1: Đọc hiểu:

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

          Cả nhà đi học

      Đưa con đến lớp mỗi ngày 

   Như con mẹ cũng" thưa thầy"," chào cô"

      Chiều qua bố đón tình cờ 

   Con nghe bố cũng" chào cô"," thưa thầy"...

      Cả nhà đi học, vui thay!

   Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà

      Hèn chi mười điểm hôm qua

   Nhà mình như thể được... ba con mười.

Câu 1:Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2: Em bé trong bài thơ reo lên:" Cả nàh đi học, vui thay!" vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4: Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

Phần 2: Tạo lập văn bản:

Câu 1: Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn( khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2: Cho bài thơ sau:

      Đàn chim se sẻ

   Hót trên cánh đồng

      Bạn ơi biết không

   Hè về rồi đó

      Chiều nay bạn gió

   Mang nồm về đây

      Ôi mới đẹp thay!

   Phượng hồng mở mắt

      Dòng sông trong vắt

   Trườn lên bãi xa

      Một chuyến đò qua

   Mang theo lũ bướm

      Cánh diều bây lượn

   Thênh thang lúa đồng

      Bạn ơi thích không

   Hè về rồi đó

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài hơ, kết hợp với trí tưởng tượng của minh, em hãy viết thành một bài văn miêu tả

Ai nhanh mình tich nha

Mình cần gấp lắm 

 

2
21 tháng 2 2020

tham khảo nha

https://hoidap247.com/cau-hoi/236892

22 tháng 2 2020

câu đó là của mình đấy

bn cx học 247 hoidap à

                                                                                ĐỀ BÀI I.Đọc hiểu:Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:                                                 Con đi trăm núi ngàn khe                                       Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm                                                 Con đi đánh giặc mười năm                                        Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.1.Nêu...
Đọc tiếp

                                                                                ĐỀ BÀI 

I.Đọc hiểu:

Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

                                                 Con đi trăm núi ngàn khe

                                       Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

                                                 Con đi đánh giặc mười năm

                                        Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

1.Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

2.Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ "khó nhọc".

3.Điền từ hoàn thành các hành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ "Một ... hai sương".

4.Chỉ ra phép so sánh trong đoạn thơ và nêu tác dụng của phép so sánh.

5.Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) cảm nhận của em về người mẹ trong đoạn thơ trên và nêu nhưng suy nghĩ của em về đạo làm con.

II.Tập làm văn:Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với em.

0
24 tháng 11 2021

Câu chuyện Cậu bé và cây si già là câu chuyện nhân văn gửi gắm thông điệp về việc đừng bắt người khác làm những việc mà mình còn không chịu được. Trong truyện, cậu bé đã khắc dao lên cây si làm cho cây đau đớn; khi cây si bảo sao cậu bé không khắc lên người mình, cậu bé bảo đau thì cây si đã hỏi cậu rằng tại sao cậu bắt cây nhận điều mà chính cậu cũng không muốn. Qua câu chuyện, em nhận thấy được là điều mình không muốn nhận thì cũng đừng bao giờ làm đối với người khác. Việc ta cần làm là có thái độ sống nghĩ cho cả những người xung quanh, mở rộng tấm lòng bao dung và không làm tổn thương người khác. Đó chính là điều kiện căn bản để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc. Tóm lại, câu chuyện đã gửi gắm bài học về thái độ sống nhân ái và bao dung của người với người trong cuộc sống

Đầu tháng 12, trường chúng em tổ chức một chuyến đi giao lưu với một trường THCS ở vùng cao. Đó là ngôi trường của các bạn học sinh ở vùng núi, còn nhiều khó khăn. Nhờ chuyến đi đó, mà em được gặp, được làm quen với những tấm gương sáng biết vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập.

Sáng hôm đó, em và các bạn tập hợp từ sớm ở trước cổng trường. Sau gần hai giờ di chuyển gập ghềnh, cuối cùng chúng em cũng đến nơi. Khi đặt chân xuống ngôi trường đó, em đã vô cùng bất ngờ. Bởi ngôi trường này khác những gì em vẫn thường nghĩ. Ở đây thực sự rất lạnh, nó lạnh hơn rất nhiều so với nội thành Hà Nội. Từng cơn gió buốt rít qua bên tai khiến em co rúm hết cả người lại. Xung quanh trường là rất nhiều cây cối, bao bọc cả khu lại, khiến nơi đây cô đơn đến lạ lùng. Để đi đến khu chợ, sinh hoạt thì phải di chuyển ít nhất là ba mươi phút chạy xe máy. Chính vì thế, trong tuần các học sinh và thầy cô sẽ ở lại trong trường, đến cuối tuần mới trở về cùng gia đình. Một nơi cô đơn và lạnh giá như thế này, chính là nơi hơn một trăm thầy trò đang cùng nhau học tập, kiên trì. Điều đó khiến em vô cùng khâm phục. Tiến vào trường học, chúng em được vào một căn phòng lớn, ấm áp, ở đó, một nhóm các bạn học sinh đã chờ sẵn. Các bạn ấy đại diện cho trường cùng chúng em giao lưu, chia sẻ. Em ngồi cạnh một bạn nữ người dân tộc trông rất cao và khỏe mạnh. Đúng lúc em đang ngập ngừng chưa biết chào hỏi như thế nào thì bạn ấy đã bắt chuyện trước. Em thực sự rất bất ngờ trước khả năng nói tiếng phổ thông của bạn ấy, nó không khác gì chúng em cả. Sau một hồi, em mới biết được, bạn ấy nói tiếng Anh cũng siêu giỏi. Thật là quá tuyệt vời, một lúc cậu ấy phải học cả hai ngôn ngữ khác so với ngôn ngữ bản xứ. Vậy mà loại nào bạn ấy cũng giỏi. Điều đó khiến em cảm thấy rất ngại ngùng về bản thân. Nhưng chẳng để em suy nghĩ nhiều, Mi Lan - bạn nữ vừa quen ấy đã dẫn em đi tham quan trường. Bạn ấy dẫn em đến các phòng học, khu nội trú, sân thể thao. Em nhận thấy rằng, tuy có phần nhỏ và đơn sơ hơn các ngôi trường ở thành phố, nhưng ở đây trường học được dọn dẹp rất ngăn nắp và sạch sẽ. Đặc biệt, em rất yêu thích vườn rau trái do các bạn học sinh và thầy cô nơi đây chăm sóc. Vườn rau xanh mướt, lung linh dưới ánh nắng dịu nhẹ của mùa đông. Đứng im đón làn gió mang hơi thở của núi rừng, lặng nghe tiếng chim kêu trên vòm lá. Em thực sự cảm thấy đây chính thiên đường trên mặt đất. Và em đã hiểu được tại sao các bậc hiền phu ngày xưa sẵn sàng rời bỏ chốn kinh đô xa hoa để về ẩn cư nơi thế ngoại đào viên như thế này. Và những bạn học sinh ở đây, chính là những sĩ tử đang ngày ngày rèn luyện, đối đầu với những khó khăn thử thách để chờ một ngày vượt vũ môn - cá chép hóa rồng. Em có niềm tin rất mãnh liệt ở điều đó, bởi sự thông minh và hiếu học bất chấp mọi gian khổ của các bạn học sinh nơi đây.

Mãi đến lúc trở về nhà, em vẫn không thể quên được những gì mình được nghe, được nhìn thấy trong chuyến đi vừa rồi. Nhờ các bạn ấy, mà em có thêm quyết tâm học tập, rèn luyện chăm chỉ hơn. Quyết không phụ sự tin tưởng, yêu thương của thầy cô, bố mẹ.