K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2018

rong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

21 tháng 10 2018

Cảm ơn :))))))

28 tháng 12 2021

Tuổi thơ em gắn liền với những cánh diều bay cao trong gió, đem những ước mơ bé nhỏ ,đơn sơ nhưng tình cảm theo, gắn liền với những câu truyện cổ tích mà hằng đêm được nghe bà kể, gắn liền với những lúc đợi mẹ đi chợ về, với những đêm trung thu vui đùa cùng lũ bạn, với những hôm trời mưa, rủi nhau tắm mưa, những gốc đa đầu làng - nơi vui chơi của lũ giặc chúng em - nào là bắn bi, ném dép, nhảy dây, ... là những giờ học lý thú, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ,  giọng nói dịu dàng của thầy cô, những người bạn sách vở,... Tuổi thơ ai cũng vậy,  dù thời gian có trôi qua nhanh thì những kỷ niệm đẹp đẽ đó vẫn không bao giờ phai nhòa. 

Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

28 tháng 3 2021

Tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc hiện nay đang được phát huy rất mạnh mẽ.Như chúng ta đã thấy,tình yêu nước vốn là đạo lí,là truyền thống quý báu của ông cha ta,dân tộc ta.Thế hệ trẻ ngày nay đã và đang kế thừa phát huy tình yêu nước của cha ông ta,thể hiện bằng việc làm cụ thể như : cố gắng học tập,trang bị đầy đủ cho bản thân những tri thức,kĩ năng,đạo đức...để chuẩn bị cho hành trình xây dựng,cống hiến đất nước.Nêu cao tinh thần tự hào,lòng tự tôn dân tộc,quảng bá hình ảnh nước ta ra thế giới qua nhiều lĩnh vực.Luôn đoàn kết,vượt qua khó khăn trên nhiều lĩnh vực như lao động sản xuất,bảo vệ Tổ quốc.Đặc biệt trong tình hình hiện nay,dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra phức tạp,cả nước nói chung và thế hệ trẻ nói riêng đang chung tay đẩy lùi đại dịch Covid gây ra,quyết chiến thắng đại dịch.Bên cạnh đó,vẫn còn một số người quay lưng lại với quê hương,có lối sống lệch lạc,thờ ơ,vô trách nhiệm với quê hương,đất nước,cần lên án và phê phán.Chính vì vậy,cần phải yêu quê hương,đất nước,tự hào về truyền thống tốt đẹp và bảo vệ,giữ gìn truyền thống quý báu đó.Tóm lại,bản thân là một học sinh,cần ra sức học tâp,rèn luyện phẩm chất đạo đức,nâng cao trình độ,giữ gìn a=và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc.

                                                                         Hok tốt

28 tháng 3 2021

Tham khảo nha :

Đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người. Con người phải có tinh thần cống hiến, hi sinh, có tinh thần trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương xứ sở. Đúng như Nguyễn Khoa Điềm đã viết “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” – đó là lời thơ dung dị về tình yêu đất nước trong mỗi con người. Đất Nước là nơi ta sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi ta được đến trường, được yêu thương và được làm người. Vì vậy, tình yêu đất nước là tình cảm thường trực trong mỗi con người chúng ta. Tôi còn nhớ đến một câu nói nổi tiếng của một cố tổng thống Mỹ “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà bạn phải hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc”. Đó là câu hỏi đặt ra với tất cả mọi người chúng ta. Đất nước – dân tộc là thiêng liêng là sự hòa kết giữa nhiều tế bào sống. Vì vậy, sự tồn tại của cá nhân chỉ có ý nghĩa khi hòa nhập vào cộng đồng. Có như vậy mới đem lại sự thành công trong sự nghiệp chung. Bên cạnh đó chúng ta cần phải phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình. Lòng yêu nước là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng, mỗi con người chúng ta cần nhận thức được tình cảm cao đẹp ấy để sống cho ra cuộc sống con người.

4 tháng 1 2022

Dân gian ta đã từng có câu:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Câu dân gian này không những vô cùng đúng đắn mà còn mang đến cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa sâu xa. Mỗi chúng ta khi được sinh ra đã mang ơn nghĩa công lao sinh thành từ cha mẹ; lớn lên mang ơn nghĩa công lao nuôi dưỡng; thành người mang ơn nghĩa công lao giáo dục. Có thể thấy, cha mẹ là những người “thợ xây” xây dựng nên mỗi chúng ta thành người. Để đền đáp những công ơn to lớn đó, mỗi người con chúng ta cần có thái độ và hành động đúng đắn. Đền ơn đáp nghĩa cha mẹ không chỉ bắt nguồn từ tấm lòng, từ suy nghĩ mà đó còn là trách nhiệm của mỗi một người con như chúng ta. Mỗi chúng ta cần cố gắng học hành tập nghiêm túc, trở thành một công dân tốt giúp ích cho đời để bố mẹ tự hào và ngẩng cao đầu. Bên cạnh đó, chúng ta có trách nhiệm hiếu thảo, biết ơn, đền đáp công ơn cha mẹ bằng lời nói, việc làm cụ thể: phụng dưỡng cha mẹ khi về già, giúp đỡ cha mẹ về tài chính;… Hành động của chúng ta đối đáp với cha mẹ nó không chỉ thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn mà đó còn là thước đo giá trị đạo đức của con người. Mỗi chúng ta hãy hành động đẹp đẽ để xứng đáng với truyền thống quý báu của con người Việt Nam.

 

8 tháng 11 2021

giúp tôi

 

8 tháng 11 2021

giúp tôi

 

1 tháng 11 2021

bạn tham khảo nhé:

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.