K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2017

Thuyết minh về con trâu dưới dạng tưởng tượng (đối thoại theo lối ản dụ )

Trong một cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” Ban Giám khảo sau một hồi vất vả đã chọn ra được ba chú trâu đạt tiêu chuẩn để dự thi từ các hồ sơ, lí lịch được gửi về. Cuộc thi bắt đầu với ba thí sinh: anh Trâu, chị Trâu và Nghé Con.

Cuộc thi vấn đáp bắt đầu. Ban Giám khảo lần lượt hỏi các thí sinh những tri thức đã biết về loài trâu. Út ít thi trước, Nghé Con đứng lên giữa khán đài chờ câu hỏi của Giám khảo.

- Nghé con nghe đây: Họ nhà trâu các ngươi có xuất xứ từ đâu, có phân ra mấy loại? - Giám khảo Sư Tử hỏi?

Nghé Con trả lời rất chững chạc:

- Dạ, xuất xứ của con là: mẹ con đã đẻ ra con ạ! Phân loại thì nhà con có phân loại ạ! Là: Trâu bố con nè! Trâu mẹ con nè, và con là Trâu con đây ạ!

Nghe câu trả lời của Nghé mà cả hội trường ai nấy cứ ôm bụng mà cười. Chúa sơn lâm cười chảy cả nước mắt nhưng vẫn cố gắng kìm lại và giải thích cho Nghé Con hiểu:

- Ngươi còn bé nên chưa biết rõ hay sao ấy! Chứ họ hàng nhà ngươi từ xa xưa, ông tổ nhà ngươi ở trong rừng thuộc sự giám sát của chúa tể sơn lâm họ nhà ta, nhưng sau đó, họ nhà ngươi đã bỏ rừng mà đi đến các làng mạc, được con người thuần hoá từ trâu rừng trở thành trâu nhà hiền lành, có ích cho người nông dân. Còn về phân loại ư? Không có đâu Nghé Con ạ! Họ nhà ngươi chỉ có một loài nhà ngươi mà thôi. Con cái mà ngươi nói ấy là thứ bậc trong gia đình thôi.

Nghe thế Nghé Con ngại quá, lủi thủi bước lại chỗ ngồi. Thương hại Nghé Con, chú bé còn non nớt quá, Giám khảo Sư Tử gọi Nghé Con lên xoa đầu và hỏi thêm để chú bé bớt buồn.

- Thế ngươi thuộc họ gì? Và có những đặc điểm gì khác nữa không?

Mắt Nghé sáng loé lên, lấy lại sự tự tin và trả lời.

- Dạ, con thuộc họ Bò, có bộ guốc chẵn, là lớp thú có vú, nhóm sừng rỗng và đặc biệt hơn cả mà con thấy ở các bác lợn, gà, chó, mèo... không có là việc nhai lại các thức ăn sau khi đã nuốt vào bụng ạ! Việc đó giúp cho hấp thụ, tận dụng hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Dạ, thưa hết ạ!

Nghé Con trả lời xong, cả khán đài vỗ tay cổ vũ Nghé, khiến cho chú ngẩng cao đầu mà bước về chỗ. Phần thi vấn đáp của chị Trâu bắt đầu:

- Chị Trâu, chị hãy miêu tả đôi nét về mình? - Giám khảo Khỉ láu hỏi.

Chị Trâu kiêu hãnh trả lời sau một tiếng “e! hèm!”.

- Thưa Ban Giám khảo, Trâu tôi đây có thân hình vạm vỡ, dưới lớp lông dày là làn da đen bóng, mỡ màng, béo tốt. Dáng thấp, mình ngắn không khiến cho tôi và họ hàng của tôi thấy khó chịu, trái lại, chiếc bụng to kềnh kếnh cang như chiếc thùng không đáy lại giúp tôi có thể nạp rất nhiều năng lượng để được to béo, chắc khoẻ như bây giờ. Nhưng điều mà khiến họ hàng nhà Trâu chúng tôi tự hào nhất chính là cặp sừng hình lưỡi liềm to, khoẻ. Đó chính là vũ khí lợi hại nhất. Còn cái đuôi vắt vẻo, cái tai ve vẩy chính là những dụng cụ để xua đuổi lũ ruồi nhặng đáng ghét. Thưa hết ạ!

Lời nhân xét của Ban Giám kháo dành cho chị là: “Rất hay, rất sinh động và rất xuất sắc!”. Một tràng pháo tay nổ ran để ủng hộ cho chị.

- Phần thi vấn đáp của chị Trâu đã kết thúc, bây giờ đến lượt anh đấy! Anh Trâu, anh thấy loài trâu có những ích lợi gì? - Giám khảo Voi liếc mắt qua cặp kính to cồ mà cất cái giọng khàn khàn hỏi.

- Thưa Ban Giám khảo, ích lợi mà chúng tôi đem lại, thì có rất nhiều: nào là cày ruộng này, trâu tôi đây có thể cày cả mẫu ruộng trong vài ba ngày, nào là chở gỗ này: con người không thể nào đưa những cây gỗ to từ trên núi cao xuống được khi ấy họ lại nhờ đến chúng tôi. Riêng về mặt ẩm thực không thể nào không có mặt của tôi. Các món ăn, vừa ngon, vừa bổ được chế biến từ thịt trâu đã tô đậm nền ẩm thực Việt Nam.Không những thế, lễ tết cố truyền thì phải kể đến lễ hội chọi Trâu nổi tiếng ở Đồ Sơn - Chọi Trâu không phải là hình thức mọi người đem chúng tôi ra làm trò chơi, trò đùa để lấy vui mà qua đó, họ mong ước sẽ được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người người no ấm. Cách đây không lâu họ nhà Trâu chúng tôi vinh dự được làm biểu tượng “Trâu vàng” của Sea-game 22, qua đó nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc. Chúng tôi còn hạnh phúc hơn khi được các nhà thơ, hoạ sĩ khắc hoạ hình ảnh của mình vào trong tác phẩm để đến bây giờ ai cũng thuộc, cũng nhớ những câu ca như:

“Trâu ơi, ta bảo trâu này...”

“Thuở còn thơ ngày hai buổi tới tường

Yêu quê hương qua từng trang sách mở

Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”

Thật là hay phải không các bạn. Phần trả lời của tôi đến đây là kết thúc, xin quý khán giả cổ vũ cho tôi.

Mọi người ai nấy đều khâm phục sự hiểu biết của anh Trâu. Và lời nhận xét của Ban Giám khảo dành cho anh:

- Anh trả lời như thế là rất tốt, nhưng anh đã bỏ sót một điều. Đó chính là những chú mục đồng coi lưng anh là cung điện để nằm ngủ, nghỉ ngơi, có khi lại như một trường học, cầm quyển sách ngâm nga mở rộng tầm hiểu biết, lại có khi là nơi trình diễn văn nghệ với tài thổi sáo, thả diều... Thật là những kỉ niệm đáng nhớ phải không?

Nghe đến thế, anh Trâu xúc động vô cùng, cầm mi-cờ-rô nói to:

Tôi yêu các bạn nhiều lắm, những người bạn nhỏ thân thiết luôn bên cạnh tôi.

Mấy đứa trẻ ở dưới chạy xô lên. Chúng đội lên đầu anh, đeo vào cổ anh những tràng hoa đồng nội thật đẹp và chúc anh thi tốt các phần thi còn lại để đạt giải quán quân. Sau rất nhiều vòng thi: “Trâu thông thái”, “Trâu khoẻ mạnh”, “Trâu vui chơi, Trâu ca hát”... cuối cùng Ban Giám khảo cũng đã chọn ra được hai người. Anh Trâu và Nghé Con đã bước vào vòng chung kết với phần thi “Trâu tài năng”. Hai người sẽ phải trổ hết tài năng của mình trong lĩnh vực thêu thùa. Thật không ngờ anh Trâu lại thêu giỏi đến thế: “Một chú trâu đang nằm nghỉ dưới rặng tre đầu làng”.Còn Nghé Con thì sao? Nhìn vào khung thêu của chú ai cũng đặt ra câu hỏi “Vệt sáng trắng vàng xen kẽ kia là gì?”. Nghé Con giải thích đó chính là sao băng, Nghé nghe mẹ kể rằng “gặp được sao băng thì mong ước của con sẽ thành hiện thực” và Nghé mong mình sẽ đạt được giải quán quân để đem phần thưởng về cho mẹ tuy biết rằng mình không có đủ tài bằng anh Trâu.

Ban Giám khảo đã động lòng trước sự hồn nhiên, ngây thơ của Nghé và đã trao giải Đồng quán quân cho hai người. Cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” đến đây là kết thúc, chúc mọi người có thêm tri thức về loài trâu này và hẹn gặp lại vào lần sau.

5 tháng 9 2017

Xin chào các bạn, mình xin tự giới thiệu mình là cây lúa, hôm nay mình sẽ kể cho bạn nghe về cuộc đời của mình. Nếu như các bạn nào ở đồng quê thì chắc chắn là được nhìn thấy tớ thường xuyên rồi còn những bạn trên thành phố chắc mới chỉ nghe qua chứ chưa bao giờ được biết về tớ đâu nhỉ. Vậy thì hôm nay mình sẽ kể cho các bạn biết về cuộc đời và những gì mình phải trải qua nhé.

Mình sinh ra từ những hạt thóc được chọn lọc kĩ càng và lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của những người nông dân. Những hạt thóc mẩy nhất sẽ được chọn ngâm nước cho mọc mầm rồi sau đó người ta sẽ mang ra đồng ruộng để gieo chúng xuống đất. Khi lớn lên mầm của những hạt thóc ấy nảy ra những cây màu xanh nhỏ nhắn và dễ gãy mà người ta thường gọi là mạ. Thế rồi nhờ những bàn tay khéo léo của người nông dân cùng sự cần cù chăm chỉ bán lưng cho trời bán mặt cho đất mà những cây mạ được trồng thẳng tắp trên những ruộng vuông vắn. và khi nó được đặt xuống đất thì những cây lúa như tớ ra đời. Người nông dân rất biết canh tác cho chúng tớ đủ chỗ ở mà vẫn gần nhau. Mỗi cây cách nhau có gang tay thôi nhưng thế đã đủ cho tôi sống hấp thụ được những tinh túy của đất trời.

Một thời gian sau những cây lúa như tôi phát triển rễ bám chặt vào đất mà đứng vững lên không còn siêu vẹo như hồi đầu nữa. Thế rồi tôi lớn lên qua sự chăm sóc của ngươi nông dân, họ giúp tôi tránh xa những kẻ thù đáng sợ. Khi cây lớn hơn một chút thì những loại sinh vật cũng sẽ đến tìm và ăn thịt chúng tôi. Trong đó đáng sợ nhất là những con ốc biêu vàng. Chúng chỉ cần mở cái miệng to ngoác của nó ra là coi như chúng tôi đi tong. Từ xưa đến nay họ hàng nhà lúa chúng tôi vẫn không thẻ nào tránh khỏi chúng. Nhìn những người thân bên cạnh bị chúng ngốn lấy hết cả thân hình vào mà lòng tôi lo lắng thương xót. Thế nhưng biết làm sao được vì ngàn đời này vẫn thế. Ngoài con vật đáng ghét ấy chúng tôi còn phải đối mặt với những con bọ giầy hút đi nhựa trong cây chúng tôi. Ở cũng không được bình yên vì những loại có sức sống mạnh hơn xâm lấn và nhiều khi còn đè lên đầu lên cổ chúng tôi mà sống ý. Đó là những cây cỏ dại như vẩy ốc, cỏ chạc chão…

Đến thì con gái thì cũng đỡ hơn vì khi ấy thân hình chúng tôi đã đủ lớn để không để một con ốc một cây cỏ nào có thể vươn lên mà dìm chúng tôi xuống được, có ăn thì cũng chăng hết. Khi ấy nhìn cả cánh đồng chúng tôi trở nên là những mĩ nữ tuyệt đẹp. Và cũng chính khi ấy những hạt lúa thơm ngon mới chỉ có sữa bên trong được ấp ử trong những thân hình ấy. Nó giống như là người phụ nữ của con người các bạn mang thai vậy. Thế rồi sau bao lâu nó bắt đầu lớn lên tách những lá lúa, thân lúa vươn ra ngoài tìm ánh sáng. Một cây lúa chúng tôi sẽ ra nhiều nhánh lúa. Có khi mấy cô câu chăn trâu chăn bò thường xuyên rút những hạt lúa non non của tôi để ăn. Trông mặt các bạn ấy ăn ngon lành và còn thấy khen là ngọt tôi cũng thấy vui lắm. Bởi vì chính họ là người mang đến sự sống cho tôi và tôi sinh ra là để phục vụ con người.

Sau bao ngày hưởng thụ những ánh nắng những hạt mưa cùng những giọt sương mai đã làm cho những bông lúa kia trở nên mẩy hơn. Tôi vui sướng nhìn những bông lúa trên đầu mình đang dần dần lớn lên và chuyển sang màu vàng. Khi ấy thì lá tôi cũng màu vàng nhưng thật sự là rất khổ khi chính khi ấy bọn bọ giầy lại hoành hành nhiều hơn. Tuy nhiên chúng tôi gắng gượng đấu tranh với chúng khi chúng tôi vàng chín cả cánh đồng nhìn thật đẹp. Thế rồi người nông dân đi gặt chúng tôi về. kết thúc một cuộc đời của cây lúa.

Thế đấy cuộc đời của chúng tôi như vậy đây. Có lẽ đến đây các bạn đã có cái nhìn thật mới về chúng tôi chứ. bản thân tôi là một cây lúa luôn cảm thấy tự hào trước những lợi ích và những thu nhập của tôi mang lại cho con người.

Mỗi khi em đạt thành tích cao thì ba mẹ thường đưa em đi chơi tại sở thú. Đấy chính là món quà mà em luôn mong ước. Nơi đó có biết bao con thú đáng yêu. Em được tận mắt ngắm nhìn các loài động vật hoang dã, các loài chim, thú. Trong các con thú nơi đây, em luôn bị thu hút nhất chính là những màn biểu diễn nhào lộn của một chú khỉ Bạc Má.

Chú khỉ này có tên thật hay và khá ngộ nghĩnh - Bạc Má. Tên gọi như vậy vì ngay trên má chú khỉ này có đám lông bạc trắng. Chú khỉ Bạc Má này nổi bật và tinh nghịch nhất trong đàn, với bộ lông màu vàng nâu rất đẹp. Lông của chú không mượt như lông những chú mèo mà hơi xù lên trông rất ngộ nghĩnh. Phần lông càng gần đầu càng dài hơn và có màu vàng cam, trông đẹp lắm! Khuôn mặt chú có rất nhiều điểm tương đồng với khuôn mặt con người, chỉ khác là mắt thì to và tròn, gò má thì nhô cao, mũi hơi hếch lên trông thật nghịch ngợm. Và ấn tượng nhất là lúc chú ta cười, cái miệng đã rộng khi cười lại càng mở lớn hơn, mỗi khi cười là lộ ra cả hàm răng nhỏ nhắn, khá đều đặn và trắng như sữa. Chú cười rất nhiều nhất là khi được cho ăn. Thân hình chú hơi gầy, hai tay dài khẳng khiu và những ngón tay thon thon phủ một lớp lông vàng nhạt. Tuy gầy như vậy nhưng chú nhanh nhẹn lắm, chú có thể bám chắc vào một thân cây rồi đu cả người mình vài vóng quanh thân cây đó điêu luyện như một nghệ sĩ xiếc tài ba rồi lại chuyền cành nhanh thoăn thoắt. Thấy mọi người đứng xem làm cho Bạc Má có vẻ thích trí hơn nên trổ tài biểu diễn mua vui cho mọi người. Đang đứng trên lóc cái lồng nhỏ, thoắt cái, chú ta lấy đà, rồi bật nhanh lên một cành cây, một tay bám vào cành tay kia gãi gãi làm trò. Không cần lo chú ta bị ngã đâu, Bạc Má đã luyện chiêu này thành tài rồi. Mọi người vỗ tay, nó càng khoái trí buông cả hai tay mà dùng đuôi cuộn chặt lấy cành cây, đu mình xuống miệng kêu "khẹc, khẹc..." Rồi tưởng chừng như chú bị rơi khi đuôi bị tuột ra, nhưng không, chú đã lại dùng tay đang đánh đu trên một cành cây khác. Tinh nghịch là vậy nhưng những lúc làm nũng mẹ cũng đáng yêu lắm, chú thường được mẹ ôm vào lòng rồi bặt giận cho. Trông thật tình cảm và thân thiết.

Mẹ đưa em mộ quả chuối. Em đên lại gần Bạc Má. Em giơ giơ quả chuối. Chú ta liền chìa bàn tay nhỏ xinh ra xin. Ánh mắt chú nhìn trái chuối chín vàng một cách thèm thuồng. "Đây, ta cho chú mày đấy!" Em vừa vứt chuối vào. Chú ta liền chạy ra lấy chuối liền. Bạc Má có vẻ vui lắm. Chú ta kêu khẹc khẹc rồi nhảy tót lên cao. Bằng một động tác điêu luyện, Bạc Má đã bóc xong trái chuối một cách kheo léo. Ai cũng khen sao chú ta tài thế. Chú ăn chuối ngon lành. Em thấy chú ta ăn, em vui lắm!

Cứ mỗi lần chuẩn bị ra về là em lại quay lại chuồng khỉ để chào tạm biệt Bạc Má. Em mong sao Bạc Má và những chú khỉ ở đây sẽ được chăm sóc tốt hơn, để lần sau trở lại thăm vườn thú, em sẽ được gặp lại những chú khỉ tinh nghịch, thông minh, nhưng khỏe mạnh và xinh xắn hơn.

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà, những công việc thường ngày trong gia đình đều cần đến chúng tôi, không những vậy, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, thủ công nghiệp, y tế (so sánh)… chúng tôi là một vật dụng rất quen thuộc. Chắc hẳn các bạn đã đoán chúng tôi là ai rồi chứ, chúng tôi là họ hàng nhà kéo đấy.

Chúng tôi được sinh ra ở đâu và tự bao giờ thì vẫn còn là sự tranh cãi giữa mọi người trong dòng tộc. Xuất phát điểm cho sự phát triển của họ hàng nhà tôi dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể chúng tôi đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Họ hàng nhà Kéo chúng tôi không hề ít người tí nào đâu nhé! Chúng tôi có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo bấm, kéo khớp…

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Chúng tôi được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Ngoài ra, Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm, hay dùng trong y tế khi phẫu thuật…

Tóm lại, họ hàng nhà Kéo chúng tôi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo lại được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có chúng tôi, mọi người sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay mà con người không thể làm tốt được. Họ nhà Kéo của tôi rất tuyệt vời phải không nào?

11 tháng 12 2016

Đề 1 :

Sáng nay khi vừa bước chân ra chỗ để xe, em đã lén nghe được cuộc tranh cãi kịch liệt giữa chị xe đạp, anh xe máy và anh ô tô. Chẳng là nhà tôi mới mua thêm chiêc ô tô, mọi người hay sử dụng nhiều hơn nên mới xảy ra cuộc tranh cãi này.

Chị xe đạp bao giờ cũng là người dậy sớm. Mỗi khi thức dậy chị vươn vai, cố ghé mình vào khe cửa để đón những tia nắng ấm áp đầu tiên, khoan khoái nói: "Chà chà! Thế là một ngày làm việc mới lại bắt đầu rồi!". Vô tình anh xe máy cũng bị đánh thức, quá tức giận anh ta vừa ngáp vừa cười nhạo nghễ:

- Gớm! Dù ngày mới có đến thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với loại xe đạp cũ kĩ như chị...!

Chị xe đạp quay quắt ra vẻ tức giận lắm:

- Cái gì mà cũ kĩ? Anh thì có gì hơn tôi?

Anh xe máy còn khoái chí cười to hơn:

- Cổ hủ! Quá cổ hủ! Chị đi chậm rì rì, đâu như tôi vừa nhanh lại vừa bảnh trai!

Nói rồi anh ta giơ vành xe sáng loáng ra rồi nói tiếp:

- Thấy chưa! Tôi được sơn màu bạc quý phái từ đầu đến chân. Đã thế tôi có động cơ chạy êm ru, ăn đứt cái bàn đạp lỗi thời của chị. A! Mà chị có muốn gặp các bạn của tôi không? Nào là SH, Space, Vespa... toàn là xe "xịn"!

Anh ô tô cũng thức dậy, cất tiếng nói vọng sang

- Có chuyện gì mà sáng sớm cãi nhau um sùm thế? - A, hóa ra hai anh chị đang cãi nhau - Anh chị như nhau cả thôi! Tranh luận làm gì cho mệt! Tôi đây mới là nhất này.

Anh xe máy và chị xe đạp trố mắt, anh ô tô lại tiếp lời:

- Tôi được trang trí điều hòa, lò sưởi, máy nghe nhạc, gương. Chà chà! Ngồi lên tôi mà lướt đi trên phố thì chỉ có mà an tâm, lại còn được những ánh mắt thèm muốn nhìn theo mà thôi! Trông tôi hoành tráng thế cơ mà!

Anh xe máy huýt một cái:

- Hoành tráng thật đấy! Xì! Có mà hoành tráng "béo" thì có. Trong giờ cao điểm thì loại xe "đồ sộ" như cậu đố mà qua được đấy! Nhẹ nhàng như tôi đây thì mới lướt được này, lúc như thế anh thử xem ai được ưa chuộng hơn ai.

Chị xe đạp nghe thấy cũng bực tức và lên giọng rằng:

- Các anh hơi quá đáng rồi đấy! Các anh tuy đi nhanh, nhưng thử nhìn lại dằng sau xem, các anh xả khói phì phì, ô nhiễm môi trường. Không có tôi thì làm gì có hình ảnh những dạy phố thanh bình. Tôi góp phần làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Người thanh lịch luôn lấy tôi làm lựa chọn hàng đầu.

Xe máy và ô tô cs vẻ như hiểu ra chuyện, ô tô phân trần rằng:

- Thôi từ giờ chúng ta không cãi nhau nữa, tôi nhận thấy tất cả đều có ích, không ai hơn ai mà cũng chẳng ai kém ai. Xe máy cũng có lợi ích mà tôi và xe đạp không thể có, xe đạp cũng có lợi ích mà xe máy và ô tô không thể có. Vì vậy từ hôm nay chúng ta sẽ yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ lợi ích của con người.

Cả ba xe im lặng ra vẻ đồng ý. Tôi bước xuống lấy chiếc xe đạp, đạp đến trường, trong lòng có một cảm giác vui sướng đến lạ thường. Tôi không ngờ phương tiện giao thông cũng có ý thức đến như thể. Tôi thấy mình phải cố gắng học tập tốt, cố gắng giữ gìn phương tiện của mình, để nó gắn bó với tôi được lâu hơn.

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

11 tháng 12 2016

c.mơn

20 tháng 12 2021

Tham khảo nè bà :33

Ở một nơi xa xôi của châu Âu, nơi mùa đông giá rét, ngồi bên lò sưởi lửa cháy, hơi ấm của ngọn lửa phả vào mặt khiến tôi nhớ về bếp lửa nhỏ sớm mai và hình bóng bà tôi của tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa nhỏ chờn vờn trong sương sớm và người bà hết mực yêu thương khiến nỗi nhớ trong tôi khôn nguôi.

Tôi sinh ra trong thời điểm đói kém, khi mà nhân dân ta cùng chống thực dân Pháp xâm lược. Đất nước chìm trong chiến tranh và khủng hoảng. Cuộc sống khó khăn và ngột ngạt nhất là người nông dân. Năm tôi lên bốn, thiên tai, hạn hán khiến cho sản xuất nông nghiệp mất mùa, thất thu. Cái đói len lỏi và từng gia đình. Tiếng người chết, khóc thương khiến khung cảnh trở nên u ám.

Bố mẹ tôi làm quần quật mưu sinh để lo cho cuộc sống, còn bà ở nhà chăm nom tôi. Cả tuổi thơ của tôi chỉ ở bên bà. Mỗi khi nhóm lửa, ngồi bên bếp lửa ấm vô cùng. Khói bếp cay xè mắt, nước mắt, nước mũi chảy. Nhớ về những hình đó khiến tôi như cay cay trên sống mũi. Bố mẹ theo cách mạng kháng chiến chống lại kẻ thù. Tôi ở cùng bà vượt qua nhiều khó khăn và tôi dần khôn lớn trong vòng tay người bà thân yêu. Thời gian trôi qua chiến tranh ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tấn công ngôi làng, chúng cướp sạch, đốt sạch. Chúng gieo rắc sự sợ hãi cho nhiều người dân vô tội.

Bà con bên cạnh giúp bà tôi dựng lại túp lều tranh, gây dựng lại từ đống đổ nát, trong tâm trí của mọi người cũng không biết ngày mai thế nào? Tuy khổ nhọc nhưng bà vẫn dặn dò tôi có viết thư cho bố thì chớ kể chuyện nhà. Bảo rằng bà vẫn mạnh khỏe. Dù thế nào đi chăng nữa bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến, mong bố mẹ tôi an tâm công tác. Bà nhóm ngọn lửa như cháy lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, niềm tin và khát vọng gửi gắm đến tương lai.

Hòa bình trở lại với chúng tôi, bố mẹ tôi trở về quê hương đoàn tụ. Bà vui mừng đến nỗi khóe mắt cứ rưng rưng. Dù nắng hay mưa, mấy chục năm qua bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lên bếp lửa, ngọn lửa tuổi thơ trong tôi. Ôi ngọn lửa kỳ lạ và thiêng liêng, có tắt đi rồi lại cháy lên mãnh liệt. Ngọn lửa như nhắn nhủ tôi luôn nhớ về người bà yêu thương, hi sinh vì con cháu và cả quê hương đất nước.

Dù sau này có đi xa, hưởng cuộc sống sung túc, tôi vẫn không quên hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu, đồng thời luôn nhắc nhở trách nhiệm của tôi với bà cũng như quê hương, đất nước.

7 tháng 6 2019

Mở bài:

- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm.

Thân bài:

- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa...)

- Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, ...)

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

    + Những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

    + Những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

    + Tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ.

- Những suy nghĩ của bản thân.

Kết bài:

- Chia tay người lính lái xe.

- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.

16 tháng 3 2017
Dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ ( không gian, địa điểm, thời gian, nhân vật)

   

B. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ

Khắc họa hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm chiến tranh kết thúc.

+ Giọng nói, tiếng cười, trang phục, lời nói...

Tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với người lính lái xe

- Trao đổi về hoàn cảnh chiến đấu thời chống Mĩ khốc liệt như thế nào

- Hỏi về cảm xúc của người lính lái xe khi phải đối mặt với hiểm nguy

- Khi không có các phương tiện còn giặc lại có vũ khí hiện đại tối tân làm thế nào chúng ta có thể chiến thắng được

- Bày tỏ suy nghĩ về chiến tranh, về những trang sử hào hùng của cha ông

C. Kết bài

Khoảnh khắc chia tay người lính lái xe, ấn tượng về nhân vật và giấc mơ.

Bài mẫu

“Không có kính là xe không có kính”… À “Không có kính bởi xe có kính”… Không phải... Aaa… Sao mãi không thuộc vậy? Tôi tức tối ném cuốn sách giáo khoa vào góc bàn không học nữa. Tôi đi ngủ nhưng không hiểu sao tôi lại đi lạc giữa một rừng. Ddang lo lắng, sợ hãi tôi gặp một ông già mặc bộ quân phục xanh. Ông giới thiệu ông là bộ đội, nay tìm về chiến trướng xưa để thăm bạn.

Tôi vẫn chưa hết sợ hãi cho đến khi ông bảo sẽ giúp tôi tìm đường về nhà. Ông hỏi tôi sao lại lạc đến đây, một mình rất nguy hiểm. Lúc này tôi mới dám để ý kĩ đến ông. Ông có nụ cười thân thiện, tuy đã già nhưng trông ông vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh. Tôi hỏi ông là ai? Ông bảo cứ gọi ông là ông lính, ông là lính lái xe dọc tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước. Năm 1969, ông hay lái xe qu tuyền đường Trường Sơn, tuyền đường huyết mạch nối liền Bắc Nam, kẻ thù hay tìm cách bắn phá để ngăn sự viện trợ của quân ta. Cánh rừng này là nơi bí mật trước kia ông với đồng đội nghỉ ngơi, tránh sự truy tìm cảu kẻ thù. Giờ đi theo đường mòn nhỏ kia là ra được đường quốc lộ, tôi có thế bắt xe về nhà. Tôi mừng quá, đi theo ông, vừa đi tôi vừa hỏi rất nhiều thứ.

- Ông ơi, thế hóa ra ông là những người lính trẻ giống như trong bài thơ của ông Phạm Tiến Duật ạ? Cháu chả tin là có nên học mãi bài thơ mà không thuộc.

- Ông cười hà hà: Đúng đấy cháu, không có thật sao có thể đi vào bài thơ.

- Tôi bảo: Chả nhẽ cái xe nào cũng mất kính, mất đèn hả ông? Thế thì lái làm sao được?

- Ông bảo: Đúng thế cháu ạ. Thực tế còn có những chiếc xe bị hỏng hóc nặng hơn trong bài thơ viết nữa cơ. Cuộc chiến ấy thực sự khốc liệt. Ông và đồng đội đã lái xe vượt qua bao bom đạn của kẻ thù. Có lúc chúng bắn phá vào xe, có lúc lại dội bom làm hỏng đường. Xe chạy liên tục hàng nghìn cây số, từ ngày này qua ngày khác. Mà đường ngày ấy toàn đất đá, không phải trải nhựa như bây giờ. Vì vậy các xe đều hư hỏng vài bộ phận cháu ạ. Vẫn lái tốt… Ông cười hà hà tự hào

Tôi càng nghe càng hứng thú, tôi tỏ ý muốn ông kể cho tôi nghe về những người lính, những chiếc xe của ông. Ông vui vẻ đồng ý. Ông nhắc tôi đi theo ông, đi cẩn thận, vừa đi ông vừa kể.

- Những năm tháng ấy là những năm tháng không thể nào quên. Khó khăn gian khổ những đầy tự hào. Quân Mĩ không chỉ phá đường còn đốt rừng, phá hủy nơi ẩn nấp của bộ đội ta. Ông cùng các bạn ngày đêm lái xe để viện trợ cho anh em trong miền Nam ruột thịt. Đường bị bom phá thì các ông nhờ đến các cô gái thanh niêm xung phong dẫn đường. Đấy cháu xem, như thế thì người con vỡ còn xước huống chi là xe. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi là vì lẽ đó. Lái xe không kính cũng vui lắm cháu ạ, gió táp vào mặt mát rượi, không cần quạt gió. Có bụi bẩn thì dùng tay xoa một cái là xong. Bụi phủ trắng cả tóc, mặt mũi thì lấm lem, nhưng ông và các bạn vẫn vui vẻ, hăng hái lái xe lắm. Có vài người châm điếu thuốc phì phèo, trêu đùa cười ha ha lấn át cả tiếng bom đạn cháu ạ. Giờ các cháu trẻ cứ thích tắm mưa mà không được vì bố mẹ mắng chứ trước các ông tắm mưa suốt. Ở đây, cứ mưa là mưa rất to, mưa ngấm vào da vào thịt làm các ông tê tái. Đi xe trong đêm mà gặp hôm sương muối nữa thì da thịt như có kim châm ấy cháu ạ. Lạnh, đói, rét các ông ngồi sát vào nhau để truyền nhiệt. Nhưng vì miền Nam, vì Tổ Quốc các chú lại tặc lưỡi đùa với nhau, lát nữa gió lùa là khô nhanh thôi. Xe không kính cũng có cái hay của nó cháu ạ. Các ông có thể thoải mái ngắm chim bay, ngắm sao trời. Gặp đồng đội chả cần xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau. Khổ nhọc mà vui cháu ạ. Có gian khổ mới biết trân trọng những lúc an bình. Đó là những giây phút ông cùng đồng đội nấu cơm chung, ăn chung. Lúc nấu cơm cũng cần cẩn thận, nấu bằng bếp Hoàng Cầm để khói không bay lên. Khói mà bay lên địch phát hiện ra ngay, chúng sẽ mang trực thăng đến thả bom là nguy. Các ông cứ gặp được nhau là quý cháu ạ, coi nhau như anh em một nhà, như người trong gia đình hết. Nhưng đáng tiếc thay, giờ đội lái xe ấy chỉ còn ông và một ông nữa đang nằm ở bệnh viện… Mà sao cháu lại khóc? Không phải sợ, kìa, ông cháu mình ra đến đường lớn rồi.

Tôi lắc đầu, ông ơi, cháu cảm động quá, cháu thực sự rất khâm phục các ông. Các ông vĩ đại quá, các ông thật anh hùng. Vậy mà… Có một bài thơ cháu cũng không chịu khó học. Ông lại cười thích thú… Ông xoa đầu tôi…

Tôi choàng tỉnh. Ồ, hóa ra là một giấc mơ những giấc mơ này thật chân thực. Cuốn sách giáo khoa vẫn ở kia. Tôi bồi hồi kết nối lại toàn bộ giấc mơ. Tôi cầm sách lên, trân trọng từng con chữ. Lạ thật, chỉ một lát sau tôi đã thuộc lòng cả bài thơ, tôi còn hiểu hết nội dung ý nghĩa của bài thơ nữa chứ:

   “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

   Chỉ cần trong xe có một trái tim”