K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2019

Câu 3: mik nhé!!!

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Trong gia đình mẹ là người bảo ban, chăm sóc và gần gũi với em nhất. Mẹ cũng là người mà em yêu quý, kính trọng, người đã hi sinh nhiều vì hạnh phúc của em.

Năm nay em 10 tuổi thì mẹ cũng đã bước qua tuổi 35. Mẹ có dáng người cao ráo và đầy đặn. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với mái tóc mượt mà như làn suối, buông xõa ngang lưng. Mẹ có đôi mắt đẹp, rất đỗi hiền từ, luôn mang một ánh những trìu mến với mọi người. Trong ánh mắt ấy, em cảm nhận được sự yêu thương, lo lắng của mẹ dành cho em. Làn da mẹ trắng mịn và tươi tắn, cùng nụ cười luôn thường trực trên môi làm nổi bật hàm răng trắng đều. Nụ cười mẹ phúc hậu, em rất thích nhìn mẹ cười, khi mẹ cười em thấy thanh thản và yên bình đến lạ. Đó là nụ cười hài lòng khi em làm điều hay lẽ phải, là nụ cười khích lệ động viên khi em gặp khó khăn và cũng là nụ cười thứ tha và bao dung khi em phạm lỗi lầm. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương của mẹ luôn nhẹ nhàng, âu yếm vỗ về em.

Mẹ là người không quá cầu kì, mẹ ăn mặc đơn giản nhưng rất thanh lịch. Đặc biệt, khi mang những chiếc váy dài ngang gối trông mẹ thật xinh đẹp và duyên dáng. Ba phải công tác xa nhà, một mình mẹ phải quán xuyến mọi việc rất vất vả. Là người phụ nữ của gia đình vì vậy mẹ rất chu đáo. Mẹ đưa đón em mỗi ngày đến trường, mẹ chăm lo cho em từng bữa ăn giấc ngủ, từng cái áo em mang, từng chiếc quần em mặc. Tối đến, mẹ dọn dẹp nhà cửa và cùng em học bài, cùng em chia sẻ những chuyện vui ở lớp ở trường. Mẹ luôn nhẹ nhàng nhắc nhở em học tập, đưa ra những lời khuyên cho em trong cuộc sống. Đôi khi mẹ cũng rất nghiêm khắc, nhưng em biết mọi điều mẹ làm đều vì lo cho em. Mỗi lần em bị ốm, mẹ lo lắng trằn trọc đến không ngủ được, suốt đêm thao thức vì em.Tình thương của mẹ thật vô bờ bến, mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ cho em. Trong công việc, mẹ luôn tỉ mỉ và nghiêm túc. Đối với mọi người, mẹ luôn cư xử hoà nhã, quan tâm và giúp đỡ những người khó khăn. Em học được rất nhiều điều từ mẹ.

Mẹ yêu ơi! Mẹ thật tuyêt vời, con luôn tự hào vì được làm con của mẹ. Cuộc đời còn chưa một lần làm mẹ tự hào, cũng ít lần làm mẹ hạnh phúc mà chỉ khiến mẹ buồn phiền và lo lắng. Nhưng con hứa từ nay sẽ học thật giỏi, chăm ngoan để sau này báo đáp công lao mẹ, vì con, mẹ hãy sống thật hạnh phúc và khoẻ mạnh bên con mẹ nhé! Con thương mẹ.!

"Cám ơn mẹ khi phần đời còn lại
Luôn vì con mà gồng gánh gian lao
Đã tiếp thêm niềm tin mãi dạt dào
Tay dìu dắt như thuở nào thơ dại".

   


 

  
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:"Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp"Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp"

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì?

Câu 3: Chỉ ra phép nhân hóa được sử dụng trong câu văn " Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp" và nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Câu 4: từ hình ảnh và vẻ đẹp của cây tre, em hãy viết một đoạn văn khoảng 7- 9 câu nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của con người Việt Nam.

0
7 tháng 8 2017

a.

   CN: Bóng tre

   VN: trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

   → Câu miêu tả

   TN: Dưới bóng tre của ngàn xưa

   VN: : thấp thoáng

   CN: mái đình, mái chùa cổ kính.

   → Câu tồn tại

 

   TN: Dưới bóng tre xanh

   CN: ta

   VN: gìn giữ một nền văn hóa từ lâu đời.

   → Câu miêu tả

CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời ,...
Đọc tiếp

CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời , kiếp kiếp . ” . | ( Trích Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6 - Tập hai , NXB Giáo dục ) a . Nêu nội dung chính đoạn trích trên . ( 1 . 0 điểm ) b . Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu : “ Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thôn ” . ( 1 . 0 điểm ) c . Viết từ 2 đến 3 câu nêu suy nghĩ của em về hình ảnh cây Tre của làng quê Việt Nam . ( 1 . 0 điểm ) CÂU 2 : ( 2 . 0 điểm ) Ca dao có câu : “ Một cây làm chẳng nên non , Ba cây chụm lại nên hòn núi cao . ” Viết đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 câu ) nêu suy nghĩ của em về câu ca dao trên . CÂU 3 : ( 2 . 0 điểm ) Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh sum họp của gia đình em vào buổi

0
Phần III: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ​“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời,...
Đọc tiếp

Phần III: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ​“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 97) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn văn trên diễn tả điều gì ? Hãy tìm một câu văn nêu bật được ý đó. Câu 3: Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng. Câu 4: Xác định các TP chính, phụ trong từng câu. Các câu đó có phải là câu trần thuật đơn không ? Vì sao ? Câu 5: Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

1
2 tháng 8 2021

Câu 1 

đoạn văn trên trích trong văn bản : Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới

Câu 2 

đoạn văn trên diễn tả sự gần gũi của cây tre đối với con người 

câu nêu bật được ý đó : '' Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn ''

Câu 3

BPTT : nhân hóa 

tác dụng : cho ta thấy được sự gần gũi của cây tre đối với con người từ thưở sơ khai

Câu 4

 

+ “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. 

-> Bóng tre là thành phần chính : CN

-> câu này là câu trần thuật đơn vì có đầy đủ CN , VN

->  trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.  là thành phần chính : VN

+ Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. 

-> Dưới bóng tre của ngàn xưa là thành phần phụ : TN

-> thấp thoáng là thàh phần chín h: CN

->  mái đình, mái chùa là thành phần chính CN

-> cổ kính là tính từ : thành phần phụ

-> đây là câu tragfn thuật đơn vì có đầy đủ CN , VN

+  Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời

->  Dưới bóng tre xanh là thầnh phần phụ ; TN

-> ta là thành phần chính : CN

->  gìn giữ một nền văn hoá lâu đời là thành phần chính : VN

-> câu này là câu trần thuật đơn vì có đầy đủ CN , VN

+  Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

->Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, là thành phần phụ : TN

-> người dân cày Việt Nam là TP chính : CN 1

 -> dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. là TP chính : CN1

-> tre ;à TP chính : CN 2

-> e ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.” : VN2

Câu 5 Tham khảo

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .

 

5 tháng 8 2021

mình giải như: sau

(Dưới bóng tre của ngàn xưa : trạng ngữ ), (thấp thoáng : vị ngữ ) (mái đình mái chùa cổ kính : chủ ngữ ).( Dưới bóng tre xanh: trạng ngữ ), (ta gìn giữ : chủ ngữ ) (một nền văn hóa lâu đời. : vị ngữ )