K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2018

1, Bố cục:

– Phần mở đầu: Giới thiệu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Phần thân bài: Việc vua Lê Lợi lấy được gươm thần từ rùa vàng, sự cứu giúp đầy ý nghĩa, Lê Lợi với thanh gươm báu cùng với nghĩa quân của mình ra trận.
– Phần kết bài: Sự thắng lợi cuộc chiến anh hung, cách giải thích cho tên gọi “ Hồ Gươm”.

2. Ý nghĩa truyện.

– Truyện giải nghĩa được tên gọi “Hồ Gươm”, đồng thời đề cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta, một việc chính nghĩa đáng ngợi ca.
– Đề cao sự lãnh đạo tài trí của Vua Lê Lợi, một vị vua anh minh, yêu nước, thương dân.
– Truyện thể hiện khát vọng ngàn đời của nhân dân được sống trong hòa bình, một đất nước ấm no, hạnh phúc.

Có 3 phần : + Phần mở bài

                 : + Phần thân bài

                 : + Phần kết bài 

25 tháng 8 2016

Sự tích Hồ Gươm gồm  2 đoạn:

Đoạn 1:"Vào thời Giặc Minh....trên đất nước": Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

Đoạn 2:" Một năm....hồ Hoàn Kiếm": Long Quân đòi lại gươm thần.

26 tháng 8 2016

Cảm ơn bạn Trần Thiên Kim nhiều lắm

12 tháng 9 2017
a. Đoạn 1 : Giới thiệu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn b.Đoạn 2 : Việc bắt được gươm và Lê Lợi dùng gươm thần cùng nghĩa quân đánh giặc. c. Đoạn 3 : .Giải thích cách gọi tên hồ.
26 tháng 9 2021

Ba lần thả lưới đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có khắc chữ "thuận thiên". Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà. Chuôi gươm nằm ở trên ngọn cây đa. Lưỡi gươm tự nhiên động đậy. Rùa Vàng lên đòi gươm.

  
18 tháng 9 2018

– Bố cục: 3 phần
• Phần 1: Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc
• Phần 2: sức mạnh của gươm thần
• Phần 3: Long Quân đòi lại gươm thần

18 tháng 9 2018

Bố cục: Chia làm 2 đoạn

+Đoạn 1. Từ đầu …… "Đất nước": Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc

+Đoạn 2. Còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước đã hết giặc .

24 tháng 9 2021

Tham khảo

Đại ý: 

Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh nhưng nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. Lê Thận đánh cá ba lần đều bắt được thanh sắt, nhìn kĩ lại dưới mồi lửa mới nhận ra là thanh gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm sáng rực lên, trên đó có khắc chữ "Thuận Thiện", nhưng không ai biết đó là báu vật. Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy vào rừng, bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Ông đem về tra vào lưỡi ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm, nghĩa quân chiến thắng liên tiếp, đuổi hết quân xâm lược. Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi ở hồ Tả Vọng. Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm. Từ đó hồ mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Bố cục:

-  Đoạn 1 :Từ đầu đến tên giặc nào trên đất nước : Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm và quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh.

- Đoạn 2 : Còn lại : Lê Lợi trả gươm.

29 tháng 11 2021

tham khảo:

Câu hỏi của ♥✪BCS★Mây❀ ♥ - Ngữ Văn lớp 6 - Học trực tuyến OLM

29 tháng 11 2021

Tham khảo

Vẻ đẹp tỏa sáng được miêu tả qua hình ảnh gươm thần chính là sự tụ hội của chuôi gươm và lưỡi gươm. Chuôi gươm được tìm thấy trên núi, do Lê Lợi tìm thấy. Còn lưỡi gươm được Lê Thận - một người nông dân kéo lưới được mà sau này đã trao gươm báu và đầu quân cho nghĩa quân. Lưỡi gươm và chuôi gươm khi xuất hiện đều có ánh sáng xanh hào quang xuất hiện như một chi tiết kì ảo báo hiệu sự xuất hiện của gươm báu. Và ý nghĩa của những vẻ đẹp tỏa sáng này chính là việc hợp nhất giữa ánh sáng xanh trên núi và dưới nước, giữa nhân dân và người lãnh đạo. Nhờ sự hợp nhất này mà đã tạo nên sức mạnh đoàn kết đánh tan quân Minh xâm lược. Đó chính là ý nghĩa của vẻ đẹp tỏa sáng thông qua hình ảnh gươm thần.

10 tháng 2 2019
Thanh gươm nhà Lê Lợi đâu phải là gươm thường, mà là gươm thần, là khí thiêng của đâ't tròi, sông núi, là khát vọng niềm tin, sự đoàn kết trên dưới một lòng của nhân dân khắp mọi miền đất nước kết thành. Gươm thần chỉ núi núi tan, chỉ sông sông cạn. Sức mạnh của nó là vô địch. Vì vậy mà nó tỏa ánh sáng khác thường. Lúc ở nhà Lê Thận, gươm tỏa sáng ở góc nhà tối. Cuộc khỏi nghĩa chống quân Minh không phải bắt đầu từ triều đình mà bắt đầu từ chốn thôn cùng ngõ hẻm, từ núi rừng Lam Sơn. Chính từ nhân dân, cuộc khởi nghĩa đã được nhóm lên. Thanh gươm tỏa sáng như thúc giục lên đường. Lúc Lê Lơi bị giặc đuổi trong rừng, chuôi gươm cũng tỏa ra một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Anh sáng đó củng cố niềm tin, đem đến sức mạnh cho người anh hùng trong những ngày cuộc kháng chiến còn gian nan vất vả. Thanh gươm tỏa sáng có sức tập hợp người xung quanh Lê Lợi. Lệ Thận nhận được gươm thần cho nên đã lôi kéo được rất nhiều người theo mình. Anh sáng của thanh gươm là ánh sáng của chính nghĩa. Lúc chiến đấu, gươm sáng rực biểu hiện tinh thần, khí thế sức mạnh của nghĩa quân. Gươm thần tung hoành ngang dọc, mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước. Khi gươm được trả cho Rùa Vàng: ánh sáng vẩn còn le lói như ánh sáng của chính nghĩa, hào quang của thắng lợi còn lưu lại mãi muôn đời. Dân gian đã sáng tạo nên trong truyền thuyết này hình tượng “gươm thần tỏa sáng” vừa đẹp vừa dồi dào ý nghĩa để huyền thoại hóa câu chuyện người anh hùng áo vải đất Lam Sơn lảnh đạo nhân dân đánh tháng giặc Minh xâm lược. “Gươm thân tỏa sáng” trở thành biểu tượng của sức mạnh nhân dân chống ngoại xâm đã được miêu tả bằng những chi tiết hoang đường, những chữ dùng trang trọng, càng tôn thêm vẻ trang nghiêm và thiêng liêng cho câu chuyện kể, đem đến cho ngưòi đọc niềm tự hào mảnh liệt về một dân tộc anh hùng trong một thời kì rực rỡ chiến công không thể nào quên.
15 tháng 12 2016

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.