K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2018

Nơi em sống là một vùng quê nằm ở ngoại thành. Xung quanh là ruộng lúa sông ngòi. Với những cánh đồng bát ngát, cò bay mỏi cánh hiện lên trong sương sớm.

Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

Đứng giữa cánh đồng màu của hợp tác xã mà em cảm thấy như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ. Cánh đồng mùa xuân như hứa hẹn một mùa bội thu.

13 tháng 9 2018

Quê hương là chùm khế ngọt. Mà trèo lên đọt là chùm khế chua

16 tháng 5 2022

Tham Khảo:

Đặc sản Hà Nội có nhiều, Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.

Không biết, phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng,... Phở, dưới những ngòi bút ấy, gần như chẳng còn ai có thể tả hay hơn nữa, và cũng chẳng cần ai phải tốn công mà viết thêm về Phở nữa vì nó đã quá đủ đầy, đã quá nổi tiếng rồi.

Và cũng không biết từ bao giờ phở đã trở thành món ngon nổi tiếng và khi thưởng thức phở ở Hà Nội người ta mới thấy được hương vị truyền thống. Phở Hà Nội là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội đã có từ rất lâu.

Thạch Lam trong "Hà Nội ba 36 phố phường" viết: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, "nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....

Nguyễn Tuân, nhà văn của "Vang bóng một thời" đã có một tùy bút xuất sắc về phở. Ông cho phở có một "tâm hồn", phở là "một miếng ăn kỳ diệu của tất cả người Việt Nam chân chính". Cố đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa lúc sinh thời kể rằng, có lần ông cùng Nguyễn Tuân đang ăn phở, một người yêu thích nhận ra nhà văn bước lại chào nhưng Nguyễn Tuân vẫn vục đầu vào ăn. Người kia chắc chắn mình không nhầm đã kiên trì chờ đợi. Hết tô phở Nguyễn Tuân mới ngẩng mặt lên bảo "Tôi đang thưởng thức nên không trả lời, anh thứ lỗi". Nhà văn không dùng chữ ăn mà dùng chữ thưởng thức.

Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.

Trong món phở Hà Nội công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào.

Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt...Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo.

Có thể nói, phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.

Tất cả màu sắc đó như một bức họa lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hòa.

Ta có thể thưởng thức nhiều hương vị phở tại Hà Nội. Có ba món phở chính: Phở nước, Phở xào, Phở áp chảo. Trong ba loại phở trên thì phở nước là phổ biến hơn cả. Phở nước gồm có: Phở Bò, phở Gà, phở Tim gan. Tuy nhiên, người sành điệu chỉ ăn phở chuộng nhất phở Bò, thứ đến là phở gà và không chấp nhận những loại phở khác.

Đối với du khách nước ngoài thì phở được coi là món ngon hấp dẫn và lạ miệng bởi sự tinh túy. Để thưởng thức phở ngon thì cần phải để phở trong bát sứ chứ không phải là bát thủy tinh hay bát nhựa. Bát đựng phở không được quá to hay quá nhỏ. Nếu bát quá nhỏ, nước dùng sẽ chóng nguội và không có đủ chỗ để thịt, rau thơm và gia vị. Nếu bát to quá thì chưa ăn hết một bát bạn đã thấy chán vì phở chỉ là một món ăn nhẹ hoặc món ăn thêm.

Khi ăn phở, một tay cầm đũa còn tay kia cầm thìa. Dùng đũa tre là thích hợp nhất vì nó giản dị và không bị trơn khi gắp bánh phở. Bàn ăn phở cần hơi thấp so với bình thường để nước dùng không vương vào quần áo bạn khi cúi xuống gắp sợi bánh phở lên ăn.

Trông bạn sẽ rất kỳ cục nếu bạn uống bia hoặc trà đá khi ăn phở. Tuy nhiên, bạn nhấm nháp một chén cuốc lủi để bát phở thêm ngon thì có thể chấp nhận được. Nhưng thường thì không dùng đồ uống hoặc các đồ ăn khác khi ăn phở, ăn như vậy mới càng thấy phở ngon.

Nếu có cơ hội đến với Hà Nội thì bạn nên thưởng thức hương vị phở đặc trưng này nhé! Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường Việt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm!

Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nói cách khác, quê hương có tác động rất lớn trong quá trình trưởng thành cả về nhân cách và trí tuệ của chúng ta. Ngoài ra quê hương tạo cho chúng ta những mối quan hệ tốt đẹp từ tấm bé và những kỉ niệm tuổi thơ vui vẻ. Khi chúng ta trưởng thành đến những miền đất thì quê hương vẫn sẽ là điểm tựa tinh thần cho chúng ta tìm về sau những lo toan mệt mỏi trong cuộc sống. Đồng thời quê hương cũng là mái ấm để ta trở về trong vòng tay của những người mình thương yêu. Vì vậy mỗi chúng ta phải học cách yêu quý và trân trọng quê hương của mình.

Mỗi nơi trên đất nước ta đều có những đặc sản , món ăn riêng. Những món ăn đó đều mang những nét đẹp truyền thống , không có món ăn nào giống nhau cả. Quê hương tôi ở Hưng Yên nghe cái tên có vẻ ai cũng nghĩ nó chỉ là một vùng quê không được đẹp nhưng các bạn đã sai khi đã nghĩ như vậy. Nơi đây phong cảnh rất đẹp từ con người đến thiên nhiên. Với những bãi ngô đang bắt đầu vào mùa,....Rất nhiều những thứ thú vị và hay nhưng đâu ai biết đặc sản ở đây. Nơi đây có nhãn lồng, bạn đã thưởng thức hương vị của nó chưa. Nhãn lồng bên trong có cùi dầy.Về kích thước: Quả nhãn lồng thường có kích thước khá đều nhau. Cùi và hạt nhãn: Cùi nhãn lồng Hưng Yên dày và khô, còn cùi nhãn Trung Quốc dày nhưng nhiều nước. Đặc biệt, cùi nhãn lồng có hai dẻ xếp rất khít nhau - đây là đặc điểm mà chỉ riêng nhãn lồng Hưng Yên mới có. Trên mặt ngoài cùi nhãn lồng Hưng Yên hình thành các nếp nhăn, các múi bóng nhẵn hạt nâu đen, độ bám giữa cùi và hạt, cùi và vỏ yếu. Hương vị rất tuyệt, mới nhắc đến thôi tôi đã cảm thấy rất muốn thưởng thức nó rồi. Phong cảnh thật đẹp và cả nhãn lồng hương vị tôi yêu.

19 tháng 4 2022

Lễ hội Ling Ông ở Quảng Ngãi này được tổ chức tại miếu và lăng thờ cá Ông. Vào ngày diễn ra hội lăng cá Ông được ngư dân nơi đây trang trí rất hoành tráng, tất cả tàu thuyền sẽ không ra khơi và mọi gia đình ngư dân đều làm lễ cúng cá Ông và treo đèn lồng vào ban đêm. Nghi lễ cúng cá Ông gồm có: Lễ nghinh Ông, lễ túc yết, chánh lễ và nhiều trò chơi hấp dẫn như đấu vật, hát bội, kéo co, đua thuyền, lắc thúng, đua cà kheo... Đây là lễ hội đặc sắc của du lịch Quảng Ngãi và cũng là cơ hội để du khách có cơ hội tìm hiểu nét văn hóa.

2 tháng 5 2021

Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng

20 tháng 11 2016

Quê hương em hiện lên với bao hình ảnh tươi đẹp.Đồng lúa chín vàng ươm như phủ lên một dải lụa vàng trông rất đẹp.Những hàng cây xanh thắm như bao phủ tất cả mọi thứ.Những ngôi nhà mái ngói san sát vào nhau,xen vào đó là những khu vườn.Trong vườn,chim hót líu lo,hội tụ về đây như hát 1 bàn dao hưởng nghe thật êm tai.nhưng vào mùa hè thì sôi động hơn bởi có những tiếng ve sầu kêu râm ran.Chiều chiều,em ra cánh đồng thả diều cùng mấy đứa khác.Có đứa thả cao,cứ đua nhau vươn theo gió,muốn cao hơn nữa,bay xa hơn nữa.Em ngồi 1 chỗ & chú ý lắng nghe tiếng sáo thì mới cảm nhận được tiếng sáo hay như thế nào:Lúc lên cao,lúc hạ xuống,vi vu,trầm bổng. Em cũng ngồi nghĩ sau này quê hương em sẽ khác biệt bây giờ rất nhiều do sự chi phối của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Sau này sẽ không có những cánh đồng vàng ươm mà sẽ được quy hoạch lại thành 1 vùng.Và cũng sẽ không có những hàng cây xanh bao phủ mà là các khu công nghiệp sẽ chen lấn.Không còn những ngôi nhà cấp 4 mà là thay bằng các ngôi nhà biệt thự.Và khi đó cũng không có những khu vườn nhỏ bé để trồng các loại cây mình yêu thích.Không có vườn thì chim chóc cũng không tìm đến và đi tìm 1 mảnh đất .Nhưng dù sao chăng nữa em vẫn mãi luôn yêu quý nó vì đây là nơi chôn rau cắt rốn của mình mà

20 tháng 11 2016

"quê hương" nghe 2 tiếng ấy mới thân thương làm sao. Mỗi lần nhắc đến quê hương mình, lòng em lại xao xuyến, bâng khuâng đến khó tả. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, trưởng thành, là nơi lưu dấu vô vàn kỉ niệm đẹp, ngọt ngào của tuổi thơ mỗi người. Đó là nơi em bi bô tập nói, nơi những bước chân chập chững của em được đặt lên. Nơi những câu hát ru của mẹ được cất lên. Quê hương còn cho em gặp rất nhiều bạn bè tốt.

Chao ôi! Làm sao có thể quên đi những kỉ niệm đẹp, quên đi quê hương- miền đất yêu dấu này được

 

9 tháng 10 2016

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm! 

9 tháng 10 2016

Quê hương em hiện lên với bao hình ảnh tươi đẹp.Đồng lúa chín vàng ươm như phủ lên một dải lụa vàng trông rất đẹp.Những hàng cây xanh thắm như bao phủ tất cả mọi thứ.Những ngôi nhà mái ngói san sát vào nhau,xen vào đó là những khu vườn.Trong vườn,chim hót líu lo,hội tụ về đây như hát 1 bàn dao hưởng nghe thật êm tai.nhưng vào mùa hè thì sôi động hơn bởi có những tiếng ve sầu kêu râm ran.Chiều chiều,em ra cánh đồng thả diều cùng mấy đứa khác.Có đứa thả cao,cứ đua nhau vươn theo gió,muốn cao hơn nữa,bay xa hơn nữa.Em ngồi 1 chỗ & chú ý lắng nghe tiếng sáo thì mới cảm nhận được tiếng sáo hay như thế nào:Lúc lên cao,lúc hạ xuống,vi vu,trầm bổng.&cũng ngồi nghĩ sau này quê hương em sẽ khác biệt bây giờ rất nhiều do sự chi phối của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Sau này sẽ không có những cánh đồng vàng ươm mà sẽ được quy hoạch lại thành 1 vùng.&cũng sẽ không có những hàng cây xanh bao phủ mà là các khu công nghiệp sẽ chen lấn.Không còn những ngôi nhà cấp 4 mà là thay =các ngôi nhà biệt thự.&khi đó cũng không có những khu vườn nhỏ bé để trồng các loại cây mình yêu thích.Không có vườn thì chim chóc cũng không tìm đến &đi tìm 1 mảnh đất .Nhưng dù sao chăng nữa em vẫn mãi luôn yêu quý nó vì đây là nơi chôn rau cắt rốn của mình mà

24 tháng 11 2021

giúp mik với