K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2018

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người nông dân sống lẻ loi "một mình", làm ăn “lận đận" vất vả giữa cuộc đời."Thân cò", lúc thì "ăn đêm", lúc thì "đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì "lên thác xuống ghềnh". Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời "lận đận một mình", "lên thác xuống ghềnh" của "thân cò" đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã "bấy nay" trải qua bao năm tháng giữa chốn "nước non" mênh mông:

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay".

Lời ai oán của "thân cò", của người nông dân đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:

"Ai làm cho bể kia đẩy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con?"

"Bể đầy", "ao cạn" là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. "Ai" là đại từ nhân xưng. "Ai làm" là lời ám chỉ, tố cáo tầng lớp thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ, "cho gầy cò con". Đời cha mẹ đã "lận đận", đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.

Chữ "cho" được điệp lại ba lần: "Ai làm cho..., cho ao kia, cạn, cho gầy cò con" như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: "Đầy", "cạn", "gầy" bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

15 tháng 8 2018

chẳng biết có đúng không nữa.

26 tháng 10 2021

Em tham khảo:

"Nước non lận đận một mình

Thân có lên thác xuống ghềnh bấy nay"

Nghệ thuật : 

Hình ảnh ẩn dụ: “con cò” ⇒ cuộc đời của người nông dân/ người phụ nữ. Từ láy “lận đận” và thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần. Biện pháp đối lập: đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao “Nước non” >< “Một mình”: Đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhở bé cô đơn, lẻ loi của thân cò. “Thân cò” >< “thác ghềnh”, “lên” >< “xuống”: đối lập giữa cái nhỏ bé, yếu đuối của thân cò và sự dữ dội, khốc liệt của thiên nhiên.

24 tháng 11 2016

PTBĐ chính là : biểu cảm

phương thức biểu cảm là: biểu cảm gián tiếp

14 tháng 11 2016

Ở câu thành ngữ trên ta không thể thay hoặc thêm 1vài từ khác vào cụm từ này được vì thành ngữ là 1 cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa gian truân , vất vả . Nói lên thác xuống ghềnh là nói về 1 con đường đi có nhiều khó khăn hiểm trở , gian truân vất vả

11 tháng 11 2021

Em tham khảo:

+ Biện pháp tu từ : ẩn dụ 

Ẩn dụ hình ảnh của con cò với người phụ nữa trong xã hội phong kiến.

+ Biện pháp tu từ  đảo ngữ

+ Sử dụng thành ngữ : lên thác xuống ghềnh

Tác dụng: Làm cho câu văn giàu sức gợi cảm

Cho thấy sự khó khăn, nhọc nhằn của con người trong xã hội cũ mà đặc biệt là người phụ nữ.

13 tháng 5 2021

Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái. Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời" với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.

14 tháng 5 2021

tk 

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển