K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2021

Tham khảo ạ !!

Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng? Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?

“Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về “Sống đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có thể hiểu “Sống đẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sáng. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp

Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất qúy giá, nhưng tất cả đều được tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của mộ t con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy. Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình,

khi chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.

“Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình … Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo … tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều

20 tháng 7 2021

Cuộc sống của con người thật đa dạng và mỗi người đều có một quan điểm riêng của mình về cuộc sống. Có người chỉ biết sống cho riêng mình, cho hiện tại mà chẳng cần biết đến kẻ khác, chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Nhưng cũng có rất nhiều người luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống làm thế nào để có một cuộc sống đẹp theo đúng ý nghĩa của nó.

Cuộc sống của con người thật đa dạng và mỗi người đều có một quan điểm riêng của mình về cuộc sống. Có người chỉ biết sống cho riêng mình, cho hiện tại mà chẳng cần biết đến kẻ khác, chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Nhưng cũng có rất nhiều người luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống làm thế nào để có một cuộc sống đẹp theo đúng ý nghĩa của nó. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Một khúc ca xuân cũng đã từng bâng khuâng: “Ôi sống đẹp đẹp là thế nào hỡi bạn”.

“Sống đẹp” là cách sống không phải chỉ biết sống cho riêng mình, sống theo lối sống cá nhân, ích kỉ, đi ngược lại đạo lí làm người… mà “sống đẹp” là một cách sống biết hi sinh, vị tha, biết đấu tranh cho hạnh phúc của người khác, tức là phải luôn luôn sống theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

“Sống đẹp ” còn là cách sống luôn hướng về một mục đích, một lí tưởng cao đẹp, luôn gắn bó cuộc đời mình với đất nước với nhân dân. Cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một minh chứng hùng hồn cho cách sống đẹp. Vì thiết tha với đất nước, với nhân dân nên cả cuộc đời Bác phải trải qua biết bao nhiêu hi sinh, gian khổ để đấu tranh cho nền độc lập, tự do của đất nước, cho hạnh phúc của nhân dân: “Chỉ biết quên mình cho hết thảy – Như dòng sông chảy nặng phù sa" như nhà thơ Tố Hữu đã nói.

Người có cách sống đẹp là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, có ước mơ trong sáng, có niềm tin và nghị lực vượt qua bao sóng gió của cuộc đời để vươn đến một tương lai tươi sáng. Qua bao kì thi tuyển sinh vào Đại học ta đã thấy có nhiều học sinh con nhà nghèo thiếu sách vở, thiếu thời gian vì còn phải làm việc để phụ giúp gia đình nhưng nhờ có tinh thần hiếu học, luôn nỗ lực trong cuộc sống và học tập nên đã trở thành thủ khoa trong những kì thi tuyển sinh đại học ấy.

“Sống đẹp” sẽ đem lại cho chúng ta một cuộc sống thật vô cùng ý nghĩa. “Sống đẹp" sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trong sáng, thanh cao hơn, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, đẩy lùi cái xấu, phát huy cái tốt, làm cho người gần người hơn, đời sống tinh thần ngày càng phong phú văn minh hơn.

Người học sinh sống đẹp là phải biết chăm chỉ học tập, có đạo đức tót, hiếu thảo với cha mẹ, lễ phép với thầy cô, thân ái, hòa nhã với bạn bè, biết nghe theo những lời hay, lẽ phải mà cha mẹ và thầy cô thường dạy bảo. Hơn nữa một người học sinh sống đẹp là người học sinh ấy phải trung thực trong học tập, không quay cóp trong khi làm bài, không xả rác trong lớp học và nơi công cộng, phải biết yêu thương, trân trọng, giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, phải biết bênh vực và đấu tranh cho lẽ phải, không tham gia vào các vụ bạo lực học đường.

Hơn nữa, khi chúng ta sống đẹp, được mọi người thương yêu, trân trọng thì khi chúng ta gặp rủi ro, hoạn nạn, chúng ta sẽ được mọi người cứu giúp, cưu mang, đùm bọc để chúng ta vượt qua những rủi ro hoạn nạn ấy.

Tóm lại, “Sống đẹp” là biểu hiện cách sống của một con người có văn hóa. Sống đẹp: làm cho nhân cách của chúng la ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần làm cho cuộc sống xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Muốn sống đẹp chúng ta phải luôn đấu tranh với cái ác, cái xấu, tư tưởng cá nhân ích kỉ, tầm thường, nhỏ hẹp; phát huy cái tốt, cái thiện và phải biết trân trọng cái đẹp.

9 tháng 6 2016

    Mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có nhiều băn khoăn về lẽ sống. Nhà thơ Tố Hữu trong những năm tháng tuổi trẻ đã từng cất lên tiếng thơ đầy trăn trở:

“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”

(Một khúc ca - Tố Hữu)

         Tuổi trẻ hôm nay nghĩ gì về câu hỏi ấy và sẽ trả lời nó như thế nào?

        “Sống đẹp” là khao khát đầy lí tưởng của nhiều bạn trẻ. Chúng ta mơ ước đến sự sống được xã hội thừa nhận và tôn vinh. Vậy thế nào là “sống đẹp”?

        Đó là một câu hỏi lớn và thật khó để trả lời cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu từng tâm niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, “Con người muốn sống con ơi - Phải yêu đồng chí yêu người anh em”,... Các Mác từng khẳng định rằng, đối với con người “Hạnh phúc là đấu tranh”,... Vậy đâu là bản chất cùa lối sống “đẹp”?

        Năm tháng dẫu qua đi, cuộc đời hôm nay dầu đổi khác nhưng những quan niệm mang tính khái quát về sự sống, về cách “sống đẹp” vẫn còn đó nhắc nhở chúng ta hướng đến cuộc sống dám ước mơ, biết vươn lên, sống cống hiến, sống hoà nhập để trở thành người có ích đối với cộng đồng.

       Cuộc sống riêng của mỗi người đều có những khó khăn và gian khổ. Một cô bé mồ côi sống với người bà già cả, phải tự lao động kiếm sống nuôi thân. Một thanh niên bị liệt đôi tay phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình, người thân. Một cậu bé sống trong sự giàu sang, sung sướng cùa gia đình nhưng thiếu vắng đi tình yêu thương, sự quan tâm săn sóc của cha mẹ. Hay thậm chí có những bạn trẻ đang sống trong những gia đình bình thường, có một cuộc sống bình thường, việc học tập cũng bình thường,... Cuộc đời những con người ấy có thể đã bị những gian khổ, bế tắc, cám dỗ hay sự tầm thường dìm xuống, cuốn đi. Cô bé tội nghiệp kia có thể suốt đời lam lũ với miếng cơm manh áo nuôi thân. Người thanh niên có thể suô't đời sống bám vào người khác. Cậu bé đáng thương có thể đã bị sự vô trách nhiệm của cha mẹ và sự dư thừa của tiền bạc cuốn vào những tệ nạn. Và hầu hết những bạn trẻ chúng ta có thể bị sự bình thường của cuộc sống cuốn đi những năm tháng tuổi trẻ. Nhưng điều gì đã làm cho cuộc sống tưởng như đầy sắc màu đơn điệu của họ trở lên tươi tắn đẹp đẽ? Không cam chịu với hiện thực phũ phàng, họ đã biết ước mơ và dám mơ ước. Đó là điều vô cùng kì diệu của sự sống, sống đẹp là gì nếu không phải là cuộc sống dám ước mơ, dám ngẩng cao đầu hướng đến những điều kì diệu sẽ xảy ra?

 

      Sống đẹp, đó còn là lối sống biết cống hiến, biết hoà nhập với cộng đồng. Sẽ thật ích kỉ nếu “chỉ nhận riêng mình” mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chia sẻ để nhận về nhiều hơn những điều mình có là bản chất của cuộc đời này và đó là chất kết dính con người thành một cộng đồng vững mạnh. Những giọt máu nóng hổi cho đi có thể cứu lấy sự sống cho ít nhất một người. Một bàn tay tình nguyện vươn đến vùng cao có thể mang đến hạnh phúc cho rất nhiều người. Gần gũi hơn, trong cuộc sống hàng ngày, một lời động viên, an ủi bạn bè, hàng xóm có thể mang đến những động lực để họ vượt qua gian khó; một ánh mắt sẻ chia, một bàn tay nắm lấy có thể giúp người bạn trong phút sa ngã vượt qua cám dỗ, mặc cảm. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ luôn đợi chờ sự góp sức, chung tay của mỗi chúng ta.

        Các Mác từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Điều đó mang rất nhiều ý nghĩa, sống không đơn giản là âm thầm bước đi theo con đường mình đã chọn. Sống cũng không chỉ là trồng cây, ươm trái trên con đường ấy. Sống đẹp còn là biết dẹp đi những chướng ngại, những chông gai trên con đường nhiều thác ghềnh, cám dỗ. Đó là biết đấu tranh với cái xấu, cái ác ở đời để góp phần làm trong lành sự sống. “Hạnh phúc là đấu tranh" - hạnh phúc là được chiến đấu cho lí tưởng, cho ước mơ của bản thân; cho sự an lành của những người ta yêu quý; cho cuộc sống tươi đẹp của toàn xã hội. Phải là những người bản lĩnh, biết yêu thương và cũng biết căm thù dám tránh được thói a dua ở đời và hơn thế là đấu tranh để loại bỏ những điều sai trái quanh mình. Hãy nhìn thế giới quanh bạn. Đã bao giờ bạn lên tiếng để một người hạ điếu thuốc lá xuống? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước vấn đề bạo lực học đường? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước hành vi cóp bài của một người bạn cùng lớp?,... Chỉ cần tỏ thái độ không đồng tình, chỉ cần lên tiếng để ngăn cản những việc làm đi ngược lại lợi ích của cộng đồng là bạn đã thể hiện bản lĩnh sống, khẳng định lối sống “đẹp” của bản thân mình.

        Bồi hồi trước ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có bao dự định và ước vọng trong tương lai. Với sức trẻ, với tiềm năng tri thức chúng ta khát khao được góp phần vào sự phát triển chung cùa xã hội. Vậy thì nếu bạn, nếu tôi cùng chung mơ ước ấy, tại sao chúng ta không cùng nhau chung tay để “sống đẹp”?

9 tháng 6 2016

a. Mở bài: Trong “Một khúc ca”, Tố Hữu viết “¤i sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” – câu thơ k hiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

b. Thân bài

 - Giải thích thế nào là sống đẹp? “Sống đẹp” là gì? Có nhiều cách lý giải nhưng tựu trung lại: “sống đẹp” là cách sống đạt chuẩn mực cao của xã hội, được mọi người ngưỡng mộ.

 - Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp:

 + Biểu hiện của “sống đẹp” khá phong phú. Trước hết, “sống đẹp” phải gắn với lý tưởng cao đẹp. Lý tưởng có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh lịch sử những cái cốt lõi của nó là phải vì dân vì nước. lý tưởng là ngọn đèn soi đường giúp con người có mục đích sống đúng đắn.

 + Người “sống đẹp” phải là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, biết yêu thương những người thân yêu trong gia đình, rộng hơn là yêu nhân dân, đất nước. Biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh éo le, bất hạnh.

 + Không thể “sống đẹp” nếu không có một bộ óc hiểu biết cùng một cơ thể khỏe mạnh. Kiến thức và sức khỏe cũng là một điều kiện cần thiết để con người có thể đạt tới chuẩn mực của “sống đẹp”.

 + “Sống đẹp” phải gắn với những hành động đúng đắn, tích cực vì hành động là biểu hiện cụ thể nhất, dễ thấy nhất của “sống đẹp”. Lý tưởng mà xa rời hành động thì lý tưởng sẽ trở nên vô nghĩa.

 - Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống, trong văn học.

     Có nhiều tấm gương “sống đẹp”. Trong lịch sử dân tộc, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân như: Hai Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh … Trong xã hội hiện tại của chúng ta cũng có biết bao nhiêu tấm gương sống đẹp: anh thanh niên Trần Hữu Ân một mình nuôi hai bà mẹ bị ung thư, cô bé Lê Thanh Thúy (công dân tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007) trong những ngày cuối cùng chiến đấu với bệnh ung thư vẫn tổ chức những hoạt động từ thiện cho bệnh nhi ở bệnh viện ung bướu.

 -  “Sống đẹp” còn đồng nghĩa với việc con người cần phải biết đấu tranh với cái ác, cái xấu, với lối sống “không đẹp” như: trộm cướp, hút chích, ma túy … tồn tại nhan nhản trong xã hội. Phải biết đấu tranh với thói quen nói tục, chửi thề, bệnh thành tích, sự thiếu trung thực trong học tập và thi cử của học sinh, sinh viên.

 - Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.

 - Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

àTóm lại, “sống đẹp” là cách sống mà mọi người nên hướng tới. Để “sống đẹp”, học sinh cần phải nổ lực học tập, rèn luyện, phải nuôi dưỡng trong tâm hồn những t×nh cảm cao đẹp cũng như biết đấu tranh với cái ác, cái xấu tồn tại xung quanh mình.

c. Kết luận

- Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp.

- Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân

30 tháng 8 2021
Tham khảo:

I. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề: lựa chọn lối sống là vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn trẻ.

- Giải thích mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi của nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.

II. Thân bài

1. Sống đẹp là như thế nào ?

- Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.

- Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa

- Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.

- Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

2. Ý nghĩa của việc sống đẹp

- Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.

- Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác.

- Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.

3. Bàn luận, mở rộng

- Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, ...

- Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở những hành động nhỏ nhất trong suốt đời người.

4. Liên hệ bản thân

- Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.

- Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.

- Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

- Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa

III. Kết bài

- “Khi bạn ra đời, bạn khóc, mọi người cười” nhưng hãy sống sao để “khi chết đi mọi người khóc còn bạn cười”.

30 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé:

Dàn ý:

1. Mở bài

    - Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề

    + Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.

    + Gián tiếp: lựa chọn lối sông là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.

    + Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kì, trục lợi.

    - Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực

2. Thân bài

    A. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

    - Câu thơ của Tô' Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sông đẹp trong cuộc sống mỗi con người.

    - Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người tư khi xã hội xuất hiện Hiển văn minh, văn hóa.

    - Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sông có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, người khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến

    - Bị nguời khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sông với tâm hồn, tình cám nhân cách, suy nghĩ khát vọng chinh đáng, cao đẹp.

    - Câu thơ của Tô' Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định con người cần rèn luyện cách sống đẹp.

    B. Biểu hiện của lối sống đẹp

    - Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:

    + Sống tự lập, có ích cho xã hội.

    + Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.

    + Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.

    - Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:

    + Sống hiếu nghĩa với người thân.

    + Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.

    + Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.

    + Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.

    - Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:

    + Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.

    + Học để sống có văn hóa, tiến bộ.

    + Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.

    - Sống phải hành động lương thiện, tích cực:

    + Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.

    + Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.

    C. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.

    - Thói ích ki, vụ lợi không lứiừng làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,

    - Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.

    - Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.

    - Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn ... dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.

    - Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.

    - Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.

    - Xác định mạc đích sông rõ ràng.

    - Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.

3. Kết bài

    - Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp

    + Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người.

    + Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.

Đoạn văn:

Trong cuộc sống, mỗi người đều có một thái độ sống và phong cách sống riêng của chính mình. Thật vậy, theo em, phong cách sống đẹp chính là thái độ sống có mục tiêu, có ước mơ và luôn nỗ lực để theo đuổi ước mơ và mục tiêu sống của chính bản thân mình. Đã bao giờ bạn tự hỏi "Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có ước mơ?". Không có ước mơ, con người chắc chắn sẽ sống một cuộc sống vô định, vô nghĩa. Không có ước mơ thì đồng nghĩa với việc chúng ta chẳng có con đường để đi cho riêng mình, ta sẽ mãi mãi phó mặc cuộc sống của mình cho số phận và điều gì đến thì đến. Vậy nên, không có ước mơ thì ta sẽ mãi phụ thuộc và sống vô nghĩa biết nhường nào. Vì vậy, sống đẹp chính là việc từng ngày được sống, ta luôn nỗ lực phấn đấu theo đuổi ước mơ và mục tiêu của mình đến cùng bằng tất cả những sự nỗ lực và kiên trì. Nỗ lực là khi con người dồn 100% sức lực, tâm trí cho công việc mà mình muốn làm, con đường mà mình muốn đi. Nỗ lực là khi ta vận dụng tất cả những tiềm năng và yếu tố, năng lực, kỹ năng mình có bằng mọi cách khác nhau để đạt được thứ mà mình mong muốn. Kiên trì là khi con người có sức bền bỉ với công việc mà mình đang làm, gặp khó khăn thì không nản mà tìm cách vượt qua bằng các cách khác nhau để đạt được điều mà mình muốn thì thôi. Kiên trì và nỗ lực cũng chính là thông điệp trong câu nói "Có công mài sắt có ngày nên kim": nếu như con người chịu khó, nỗ lực làm việc, phấn đấu và hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ thì sẽ đạt được thành quả tương xứng.Người biết nỗ lực là người biết tìm tòi và khám phá ra những yếu tố và tiềm lực mà mình có để vận dụng vào công việc mình đang làm. Hơn nữa, người nỗ lực cũng là người không từ bỏ 1 cơ hội nào để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công việc mình đang làm, không ngừng thử thách bản thân và tìm đủ mọi cách để đạt được thành công. Chính nhờ sự nỗ lực phi thường ấy mà đã có biết bao con người thành công trên cuộc sống. Trên cả thành công, đó là một thái độ sống đẹp hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, thái độ sống đẹp mà ai cũng cần phải có đó là sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ và kiên trì đến cùng vì mục tiêu của bản thân.

17 tháng 6 2018

Mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có nhiều băn khoăn về lẽ sống. Nhà thơ Tố Hữu trong những năm tháng tuổi trẻ đã từng cất lên tiếng thơ đầy trăn trở:

“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”

(Một khúc ca - Tố Hữu)

Tuổi trẻ hôm nay nghĩ gì về câu hỏi ấy và sẽ trả lời nó như thế nào?

“Sống đẹp” là khao khát đầy lí tưởng của nhiều bạn trẻ. Chúng ta mơ ước đến sự sống được xã hội thừa nhận và tôn vinh. Vậy thế nào là “sống đẹp”?

Đó là một câu hỏi lớn và thật khó để trả lời cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu từng tâm niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, “Con người muốn sống con ơi - Phải yêu đồng chí yêu người anh em”,... Các Mác từng khẳng định rằng, đối với con người “Hạnh phúc là đấu tranh”,... Vậy đâu là bản chất củua lối sống “đẹp”?

Năm tháng dẫu qua đi, cuộc đời hôm nay dẫu đổi khác nhưng những quan niệm mang tính khái quát về sự sống, về cách “sống đẹp” vẫn còn đó nhắc nhở chúng ta hướng đến cuộc sống dám ước mơ, biết vươn lên, sống cống hiến, sống hoà nhập để trở thành người có ích đối với cộng đồng.

Cuộc sống riêng của mỗi người đều có những khó khăn và gian khổ. Một cô bé mồ côi sống với người bà già cả, phải tự lao động kiếm sống nuôi thân. Một thanh niên bị liệt đôi tay phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình, người thân. Một cậu bé sống trong sự giàu sang, sung sướng cùa gia đình nhưng thiếu vắng đi tình yêu thương, sự quan tâm săn sóc của cha mẹ. Hay thậm chí có những bạn trẻ đang sống trong những gia đình bình thường, có một cuộc sống bình thường, việc học tập cũng bình thường,... Cuộc đời những con người ấy có thể đã bị những gian khổ, bế tắc, cám dỗ hay sự tầm thường dìm xuống, cuốn đi. Cô bé tội nghiệp kia có thể suốt đời lam lũ với miếng cơm manh áo nuôi thân. Người thanh niên có thể suốt đời sống bám vào người khác. Cậu bé đáng thương có thể đã bị sự vô trách nhiệm của cha mẹ và sự dư thừa của tiền bạc cuốn vào những tệ nạn. Và hầu hết những bạn trẻ chúng ta có thể bị sự bình thường của cuộc sống cuốn đi những năm tháng tuổi trẻ. Nhưng điều gì đã làm cho cuộc sống tưởng như đầy sắc màu đơn điệu của họ trở lên tươi tắn đẹp đẽ? Không cam chịu với hiện thực phũ phàng, họ đã biết ước mơ và dám mơ ước. Đó là điều vô cùng kì diệu của sự sống, sống đẹp là gì nếu không phải là cuộc sống dám ước mơ, dám ngẩng cao đầu hướng đến những điều kì diệu sẽ xảy ra?

Sống đẹp, đó còn là lối sống biết cống hiến, biết hoà nhập với cộng đồng. Sẽ thật ích kỉ nếu “chỉ nhận riêng mình” mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chia sẻ để nhận về nhiều hơn những điều mình có là bản chất của cuộc đời này và đó là chất kết dính con người thành một cộng đồng vững mạnh. Những giọt máu nóng hổi cho đi có thể cứu lấy sự sống cho ít nhất một người. Một bàn tay tình nguyện vươn đến vùng cao có thể mang đến hạnh phúc cho rất nhiều người. Gần gũi hơn, trong cuộc sống hàng ngày, một lời động viên, an ủi bạn bè, hàng xóm có thể mang đến những động lực để họ vượt qua gian khó; một ánh mắt sẻ chia, một bàn tay nắm lấy có thể giúp người bạn trong phút sa ngã vượt qua cám dỗ, mặc cảm. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ luôn đợi chờ sự góp sức, chung tay của mỗi chúng ta.

Các Mác từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Điều đó mang rất nhiều ý nghĩa, sống không đơn giản là âm thầm bước đi theo con đường mình đã chọn. Sống cũng không chỉ là trồng cây, ươm trái trên con đường ấy. Sống đẹp còn là biết dẹp đi những chướng ngại, những chông gai trên con đường nhiều thác ghềnh, cám dỗ. Đó là biết đấu tranh với cái xấu, cái ác ở đời để góp phần làm trong lành sự sống. “Hạnh phúc là đấu tranh" - hạnh phúc là được chiến đấu cho lí tưởng, cho ước mơ của bản thân; cho sự an lành của những người ta yêu quý; cho cuộc sống tươi đẹp của toàn xã hội. Phải là những người bản lĩnh, biết yêu thương và cũng biết căm thù dám tránh được thói a dua ở đời và hơn thế là đấu tranh để loại bỏ những điều sai trái quanh mình. Hãy nhìn thế giới quanh bạn. Đã bao giờ bạn lên tiếng để một người hạ điếu thuốc lá xuống? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước vấn đề bạo lực học đường? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước hành vi cóp bài của một người bạn cùng lớp?,... Chỉ cần tỏ thái độ không đồng tình, chỉ cần lên tiếng để ngăn cản những việc làm đi ngược lại lợi ích của cộng đồng là bạn đã thể hiện bản lĩnh sống, khẳng định lối sống “đẹp” của bản thân mình.

Bồi hồi trước ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có bao dự định và ước vọng trong tương lai. Với sức trẻ, với tiềm năng tri thức chúng ta khát khao được góp phần vào sự phát triển chung cùa xã hội. Vậy thì nếu bạn, nếu tôi cùng chung mơ ước ấy, tại sao chúng ta không cùng nhau chung tay để “sống đẹp”?

17 tháng 6 2018

Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng? Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?

“Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về “Sống đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có thể hiểu “Sống đẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sáng. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp

Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất qúy giá, nhưng tất cả đều được tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của mộ t con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy. Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình,

khi chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.

“Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình … Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo … tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều


21 tháng 5 2016

     Hưởng thụ và cống hiến là hai quan niệm sống, hai thái độ xử thế, hai vấn đề được mọi người quan tâm đến nhất trong xã hội hiện nay - một xã hội đang từng bước chuyển mình đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, một xã hội mà bước đầu còn có nhiều khó khăn phức tạp. Trong tình hình ấy, ta cần phải chọn cách sống nào trong hai lối sống vừa nói. Nỗi băn khoăn này của chúng ta đã được nhà thơ Tố Hữu giải đáp trong " Một khúc xuân ca" 12/1977.

                                 Nếu là con chim, chiếc lá

                           Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

                                 Lẽ nào vay mà không có trả

                           Sống là cho, đâu chỉ phận riêng mình

          Theo cách nói giả định thì  "Con chim, chiếc lá"  là những sinh linh bé nhỏ trong cõi đời. Tuy nhỏ bé như con chim, chiếc lá, nhưng một khi đã hiện diện trên đời, thì vẫn có trách nhiệm với đời, nghĩa là : 'Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh". Từ đó suy ra con người cũng vậy. Một khi đã sống, đã "vay" nhiều của xã hội thì phải biết "trả". "Lẽ nào vay mà không có trả". Biết nợ xã hội đó là trách nhiệm của con người ở đời "Sống là cho đâu nhận riêng mình". Đúng là con người sống trong xã hội đâu phải là chỉ biết hưởng thụ mà còn phải biết cống hiến.

Quan niệm sống của nhà thơ Tố Hữu hoàn toàn xác đáng. Sống cống hiến là một lẽ sống cao đẹp, vị tha của thanh niên thời đại Bác Hồ. Là một thành viên sống trong cộng đồng xã hội, mỗi con người đều phải hòa đồng và sống có trách nhiệm với nhau. Vay nhiều của xã hội, ai cũng vậy, phải ra sức trả món nợ ấy cho xã hội. Có nghĩa là chúng ta cần cống hiến hết sức lực của mình cho đời, cho người. Nếu ai cũng làm được như vậy, xã hội này, đất nước này nhất định sẽ tiến lên văn minh, công bằng và giầu mạnh. Chúng ta dứt khoát sẽ được sống trong một môi trường xã hội tốt đẹp như mơ.

Em thấy những ai chỉ biết hưởng thụ, vị kỉ, vụ lợi, chỉ biết "vay" mà không biết "trả", sống ở đời mà thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời thì họ chỉ là những kẻ cản trở, gây khó khăn cho xã hội trên bước đường tiến lên mà thôi.

Trong tình hình hiện nay, mỗi con người đều phải xác định đúng việc rèn luyện tu dưỡng bản thân mình, luôn luôn biết sống vì mọi người, thấy được "sống là cho" đó là điều hạnh phúc.

Là học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, chúng ta cần có ý thức sống vì mọi người, sống là cống hiến. Bốn câu thơ của Tố Hữu là một bài học, một lời khuyên sâu xa thấm thía đầy bổ ích với tất cả mọi người trong cuộc sống hôm nay. Nhà thơ đã nêu lên một quan niệm sống cao đẹp cho mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi đều nên noi theo. Để cho đất nước tiến triển, xã hội văn minh, tốt đẹp, mỗi người trong chúng ta cần phải biết sống là cống hiến, "có vay có trả", 'sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

 

 

 

 

16 tháng 8 2016

bài thơ này tui đọc rùingoam

22 tháng 7 2019

Đáp án B

18 tháng 3 2016

           

 

            Tố Hữu là một thi sĩ- chiến sĩ.  Thơ Ông gắn liền với Đảng với quê hương.  Đối với ông, thơ ca không ngoài mục đích phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng.  Trong nguồn mạch thơ trữ tình chính trị, ông tìm về quá khứ của thế hệ cha ông để đồng cảm, thấu hiểu, để tìm nguồn sinh lực mới cho thời đại mới hôm nay.  Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” là một trong những bài tiêu biểu cho việc tìm về quá khứ để đồng cảm trân trọng cha ông xưa.

            Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”được Tố Hữu viết năm 1965,lúc ấy nhà thơ có dịp qua quê hương Nguyễn Du và nhân kỉ niệm hai trăm năm ngày sinh Nguyễn Du.  Ông xúc động viết bài thơ này.  Sau khi  cảm nhận thấm thía lòng thương người  và nỗi niềm trăn trở của Nguyễn Du, Tố Hữu đã thốt lên những vần thơ  thật xúc động:

                                    Tiếng thơ ai động đất trời

                                    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

                                    Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

                                   Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

                                   Hỡi người xưa của ta nay

                                   Khúc vui xin lại so dây cùng người

             Với sự cảm nhận sâu sắc, ngưỡng mộ tài năng và lòng thương người bao la của Nguyễn Du, Tố Hữu đã vết hai câu mở đầu đoạn với lòng trân trọng:

                                                 Tiếng thơ ai động đất trời

                                    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

             Tố Hữu ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi.  Bằng cách so sánh ẩn dụ tài tình, Ông đã nâng tầm cao giá trị của tiếng thơ Nguyễn Du.  Ông đã ví tiếng thơ ấy là “non nước” vọng về từ ngàn năm trước.  Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào hân hoan đón nhận của hậu thế.  Tiến thơ ấy thật đáng trân trọng, thật đáng ngượng vọng.  Hai câu thơ đã khái quáược tầm vóc, giá trị to lớn của thơ Nguyễn Du cũng tài năng của cụ.  Mặt khác hai câu thơ trên còn thể hiện tình cảm cao đẹp của Tố Hữu-  thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khứ của cha ông. Tố Hữu tiếp tục nâng tầm cao giá trị thơ Nguyễn Du có tính vĩnh hằng ở hai câu sau:

                                                Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

                                      Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

             Nghìn năm là mãi mãi, sẽ không quên Nguyễn Du.  “ Nghìn năm” là  khoảng thời gian của bao thế hệ hôm nay và mai sau sẽ nhớ.  Đó là tấc lòng tri ân của các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ không quên thơ Nguyễn Du.  Tiếng thơ Nguyễn Du được ví như “tiếng mẹ ru những ngày”.  Tiếng mẹ gần gũi và thân thiết quá.  Tiếng thơ Nguyễn Du là tiếng thương, tiếng nhẹ nhàng ân tình, gửi bao ước mơ và khát vọng cháy bỏng.  và vì thế tiếng thơ Nguyễn Du là

 

 

tiếng ru của mẹ, ân tình, ngọt ngào lắng đọng vào mỗi thế hệ.  

            Khúc hát ru ân tình ấy là lời thủ thỉ cho con cháu – thế hệ hôm nay vững bước đi lên.  Với sự trân trọng va biết ơn Nguyễn Du, Tố Hữu đã chắp bút viết nên những câu thơ hay như thế.  Hai câu cuối là lời đồng vọng của quá khứ hòa nhập cùng thế hệ hôm nay để vang lên bài ca tự hào

                                            Hỡi người xưa của ta nay

                                  Khúc vui xin lại so dây cùng người

             Nhà thơ khẳng định Nguyễn Du là người của quá khứ nhưng cũng là người của hôm nay là “người xưa” mà “của ta nay”.  Nhà thơ xin hòa ca khúc vui của hôm nay vào  khúc bi ai xưa để chia sẻ, cảm thông và kính trọng quá khứ.

bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn,, giọng điệu ân tình tha thiết, đậm chất dân tộc.  Khổ thơ đã thể hiện rõ lòng trân trọng  thơ Nguyễn Du cũng như tài năng Nguyễn Du với.  Đoạn thơ cũng cho thấy Tố Hữu có sự cảm nhận đầy đủ so với các nhà thơ cùng thời.

              Bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” cũng như Đoạn thơ lục bát này phảng phất hơi thơ Truyện Kiều.  Tố Hữu đã tổng kết đánh giá  cuộc đời Nguyễn Du thật chính xác và sâu sắc.  Đó còn là tiếng lòng trân trọng của hậu thế đối với Nguyễn Du.

 

18 tháng 3 2016
Tháng 11/1965 khi giặc Mỹ bắn phá ác liệt, nhà thơ có dịp qua quê hương của Nguyễn Du và nhân kỷ niệm đúng hai trăm năm ngày sinh của Người, Tố Hữu xúc động viết lên bài thơ này. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm nhận, suy nghĩ và đánh giá của Tố Hữu tiêu biểu cho thế hệ hôm nay nhìn về quá khứ lịch sử của cha ông xưa để từ đó khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ hôm nay của dân tộc. Trong tiếng vọng của tấc lòng tri âm tri kỷ ấy, Tố Hữu đã thốt lên: Tiếng thơ ai động đất trờiNghe như non nước vọng lời ngàn thuNghìn năm sau nhớ Nguyễn DuTiếng thương như tiếng mẹ ru những ngàyHỡi Người xưa của ta nayKhúc vui xin lại so dây cùng Người! Bài thơ trừ bốn câu thơ đầu và cuối, tất cả có năm khổ thơ với ba cặp lục bát tương xứng. Bằng hình thức tập Kiều nhuần nhuyễn, sáng tạo, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, những so sánh bất ngờ... ấy đã diễn tả thật thành công tấm lòng của một người con cúi mình trước đại thi hào vĩ đại của dân tộc Nguyễn Du, một thi hào kỳ tài ấy đã chắp bút lên "Truyện Kiều", một công trình đồ sộ và có giá trị thật lớn lao, góp phần tăng giá trị đạo đức, nhận thức vào kho tàng văn học Việt Nam. Cảm khái và ngưỡng mộ trước tài năng ấy kết hợp với một tấm lòng khát vọng tìm về với quá khứ xưa, Tố Hữu đã viết: Tiếng thơ ai động đất trờiNghe như non nước vọng lời ngàn thu Tố Hữu đã ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi, đến tạo vật muôn loài. Bằng cách sử dụng lối so sánh, ẩn dụ tài tình, nhà thơ đã nâng cao tầm vóc, giá trị của thơ ca Nguyễn Du. Ông đã ví tiếng thơ ấy là "non nước" vọng về từ ngàn năm trước, của thời gian xa xưa, của quá khứ. Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào, hân hoan, đón nhận của một tấm lòng hậu thế muốn đền đáp tấm lòng cha ông xưa. Nỗi niềm ấy, tình cảm ấy thật đáng ngưỡng vọng. Hai câu thơ không những khái quát được tầm vóc, giá trị to lớn của tài năng Nguyễn Du mà còn thể hiện sâu sắc tình cảm cao đẹp của Tố Hữu- thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khá của cha ông. Lối thơ ấy, tiếng lòng hân hoan Tố Hữu lại tiếp tục rộng mở vươn tới những giá trị vĩnh hằng khác: Nghìn năm sau nhớ Nguyễn DuTiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Nghìn năm là khoảng thời gian của hồi tưởng, của ngưỡng vọng, của khát vọng mãnh liệt, của tấc lòng tri kỷ biết ơn của thế hệ hôm nay. Đó còn là khoảng thời gian của thế hệ hôm nay trả lời cho nỗi đau lịch sử của cha ông trong quá khứ.. Một lần nữa cảm hứng ngợi ca chắp bút cho Tố Hữu cất tiếng lòng tự hào trong khúc hát tràn đầy hân hoan, hứng khởi, trong sự ngưỡng vọng trước một thiên tài. Tiếng thơ của Nguyễn Du được ví như "tiếng mẹ", mà "tiếng mẹ" thì gần gũi, thiết tha quá. Đó là lời ru nhẹ nhàng ân tình, chan chứa tình yêu thương và trong ấy gửi gắm bao mơ ước thật cao đẹp. Và vì thế tiếng thơ của Nguyễn Du là tiếng ru của mẹ ân tình, ngọt ngào thổi vào lòng bao thế hệ có sức mạnh thật lớn lao. Tình cảm ấy, khúc hát ru ân tình ấy là lời nhắc nhở, thủ thỉ cho con- thế hệ hôm nay vững bước trưởng thành. Tiếng lòng đồng vọng của cõi xưa nhập cùng thế hệ hôm nay để con lại vang lên lời ca tự hào:  Hỡi người xưa của ta nayKhúc vui xin lại so dây cùng Người! Trên trục kết cấu "xưa-nay", "con-Người" cùng vang lên tiếng lòng khát khao tìm kiếm tri âm. "Con" sẽ cùng "Người" hát tiếp khúc tráng ca ấy chào đón cách mạng. Chữ "cùng" đã thể hiện đầy đủ ước vọng của chúng con và Người. Tình cảm ấy, nghĩa cử ấy thật đáng tự hào và trân trọng. Sáu câu thơ, ba cặp lục bát song hành ấy là tình cảm, tiếng lòng của chúng con thế hệ hôm nay đáp lời quá khứ. Đó cũng là lời hứa chân thành nhất của thế hệ hôm nay cùng ngân vang theo nhịp đập của quá khứ. Bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn, sử dụng hình ảnh có tính gợi hình, giọng điệu ân tình, ngọt ngào, đậm chất dân tộc, khổ thơ đã thể hiện trọn vẹn phong cách thơ Tố Hữu: khuynh hướng thơ trữ tình - chính trị, một giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc. Khổ thơ khép lại nhưng lại mở ra một chân trời mới, tương lai mới trong hành trình chống Mỹ hôm nay: Sông Lam nước chảy bên đồiBỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân