K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2018

tớ củng đăng nè minh kết bạn lun nha

10 tháng 4 2018

mình không biết

10 tháng 4 2018

giải giùm mình nha

15 tháng 4 2018

gfguukfyfuky

25 tháng 5 2018
A B
Câu có dấu gạch ngang Tác dụng của dấu gạch ngang
- Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. - Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
- Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao - Pa-xcan nghĩ thầm. - Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính - Pa-xcan nói. - Dấu gạch ngang thứ nhất dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan. Dấu gạch ngang thứ hai dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
23 tháng 11 2017

Ở nhà nội em có trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây tre, nó mọc lên từng bụi, cho ra rất nhiều cây tre.

 

Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.

Nguyệt Cầm thân mến!

Mình viết thư thăm bạn đây. Bạn có khỏe không? Học tập ra sao, chắc giỏi lắm phải không? Mình nghe mẹ mình kể về bạn nhiều lắm. Chưa gặp bạn mà mình đã cảm mến bạn rồi đây. Hè này, mẹ mình nói cho mình hay là dì Hồng sẽ đưa Nguyệt Cầm về nhà mình chơi. Vậy là chúng mình sắp gặp nhau rồi đấy. Mình mong đến hè quá chừng!

Nguyệt Cầm ơi! Quê mình là vùng đồng bằng thẳng cánh cò bay, có thể nói là rất trù phú. Đứng ở đường làng mà nhìn ra cánh đồng vào ngày mùa thì thích lắm. Màu vàng trải dài lút cả tầm mắt. Trên các thửa ruộng, những chiếc máy tuốt lúa chạy ầm ầm, tung những cọng rơm lên trời và những chiếc xe bò hối hả lăn bánh chuyển thóc về sân phơi, trông thật nhộn nhịp. Thôn quê bận bịu nhất vẫn là những ngày thu hoạch. Tuy vất vả nhưng nét mặt ai cũng toát lên vẻ phấn khởi, tươi vui như đi dự hội vậy. Bạn xuống chơi cho biết thế nào là thôn quê và niềm vui của những ngày mùa ở quê mình nhé! Mình dừng bút đây. Chờ tin bạn nhiều.

                              bạn bè

                                 ký tên



 

8 tháng 5 2017

a) - Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.

b) - Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa hồng bằng cách so sánh với mùi thơm của các loài cây khác, cho mùi thơm của hoa hòa quyện với các hương vị khác của đồng quê.

- Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu.

- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.

- Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với nhữn

18 tháng 1 2018

Trưa hè êm ả, gió thổi nhè nhẹ. Cơn buồn ngủ ập đến nhanh đến nỗi hai mắt em dần nhắm lại và chìm vào giấc ngủ êm đềm. Trong giấc mơ, bỗng nhiên em nghe thấy âm thanh lúc to lúc nhỏ ở đâu đó. Thì ra là hai cuốn sách Văn và Toán đang nói chuyện. Em liền lắng nghe.

Advertisement: 0:02

Cô Văn nhanh nhảu nói trước:
- Sách Văn tôi đây thật là may mắn khi được cô chủ yêu thương và nâng niu cẩn thận. Anh nhìn xem chiếc áo của tôi có đẹp không? Một màu trắng tinh khôi xen kẽ những ngôi sao lấp lánh, không những thế tôi còn được cô chủ chọn cho chiếc biển hiệu tên đẹp nhất, được trang trí bằng những bông hoa tươi tắn nữa nhé! Nhưng đó vẫn chưa là gì cả. Hằng ngày, tôi và cô chủ tới trường cùng nhau, tôi giúp cô chủ phát biểu xây dựng bài, tối đến nhờ tôi mà cô chủ viết lên những bài văn, câu thơ mang nhiều ý nghĩa và nội dung sâu sắc. Vào những ngày nghỉ rảnh rỗi, anh có thấy cô ấy cầm tôi lên đọc rồi kể những gì cô ấy biết cho cha mẹ biết không? Anh hãy nhớ lại rằng cô ấy đã bao giờ làm thế với anh chưa? Tôi thì lúc nào đọc xong cô ấy cũng giữ gìn cẩn thận. Còn nữa, tôi đã giúp cô chủ biết nhiều lời hay ý đẹp để ăn nói, cư xử với những người xung quanh. Anh thấy tôi nhỏ bé mà lợi hại chưa nào?
Anh Toán sau một hồi kiên nhẫn lắng nghe cô Văn kể lể dài dòng cũng ấm ức lắm, nhưng thấy mình là con trai thì phải biết độ lượng và cho dù anh có nói gì đi chăng nữa thì cô Văn cũng sẽ không thể biết và kể được công dụng trong sách của anh. Lúc này anh mới ôn tồn giải thích:
- Em Văn này, đúng là em có ích, là một môn học rất quan trọng và anh thấy em cũng rất dễ thương. Có thể em được cô chủ yêu quý hơn anh nhưng không có nghĩa là anh không có ích đâu nhé, vì nếu thiếu anh làm sao mà cô chủ trở thành học sinh giỏi được. Này nhé, anh giúp cho cô chủ biết tính toán nhờ áp dụng công thức và bảng cộng trừ nhân chia, làm thế để cô chủ không cần phải giơ các ngón chân, ngón tay xem bằng bao nhiêu như hồi lớp 1 lớp 2 nữa mà chỉ cần áp dụng kiến thức là ra ngay. Cực nhanh mà cũng rất dễ nhớ, tuy anh không được cô chủ nâng niu, giữ gìn bằng em và vào những ngày nghỉ, cô chủ cũng chưa cầm anh đọc lần nào nhưng anh đã giúp cho cô chủ biết nhiều thứ về học tập cũng như ngoài xã hội. Đó chẳng phải là anh cũng có ích lắm chứ em Văn?
Em đứng nghe một hồi lâu cuộc đối đáp giữa hai bạn Văn và Toán có vẻ như không có hồi kết bèn đâm ra lo lắng: “Liệu mình đã đối xử công bằng với cả hai chưa nhỉ? Hay đúng như lời Văn, Toán nhận xét về mình? Cả hai đều rất có ích cho mình, một bên thì giúp mình viết ra những bài văn hay, biết nói lời đúng mực; một bên thì giúp mình biết tính toán để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. 
Nghĩ ngợi lúc lâu, em hít một hơi và mạnh dạn bước đến bên hai bạn Văn và Toán, em ân hận nói:
- Tớ đã lắng nghe những gì các cậu nói và tớ hiểu được nhiều công dụng có ích từ các bạn. Hơn thế nữa hai bạn đã giúp tớ hiểu là phải biết đối xử công bằng với các bạn. Có như thế thì mới không gây nên sự ấm ức, đố kị và làm cho người khác kiêu ngạo. Các bạn hãy cư xử tốt với nhau và tớ hứa sẽ luôn đối xử công bằng với hai môn Văn, Toán trong học tập. Lúc này cả hai bạn Văn và Toán đều gật đầu đồng ý, cùng nắm tay nhau trông thật đoàn kết.
Bỗng em thấy có tiếng gọi:
- Vy ơi! Dậy học bài đi con!
Ồ thì ra là một giấc mơ. Em chợt bừng tỉnh và ngồi dậy để học bài. Mở ngăn bàn học ra, nhìn thấy hai quyển sách Văn và Toán, em nhớ lại giấc mơ kỳ lạ ban nãy rồi chợt mỉm cười vì cũng chính nhờ giấc mơ này mà em đã biết được một bài học thật quý giá trong việc học tập, đó là luôn luôn đối xử công bằng giữa các môn học với nhau, dù là môn học chính hay môn học phụ bởi tất cả các môn học đều có ích cho mỗi chúng ta.
(Tôi đã miêu tả thực tế với hình ảnh của mình, luôn chỉ yêu thích môn Văn mà không để tâm đến môn Toán- 1 môn chính không kém gì môn Văn.

19 tháng 1 2018

y đang làm bài tập toán thì gặp một bài khó nghĩ mãi không ra. Sau đó, Ly đã hỏi Hương:
- Hương ơi! Cậu dạy tớ bài toán này được không?
- Ừ! Cậu đưa tớ đọc đề bài xem nào.
Hương suy nghĩ rồi sau đó trả lời:
- Bài này cậu phải tính khối lượng của cam trước rồi sau đó cậu mới tính được tổng khối lượng của cả cam và quýt
Ly đọc lời giải một lúc và bạn ấy cũng hiểu ra vấn đề. Ly sung sướng khi đã hiểu được cách làm của bài tập đó và rối rít cảm ơn Hương 

8 tháng 12 2018

làm rồi  nhưng dài quá 

9 tháng 12 2018

phần A dài lắm . Mình chỉ làm phần b thôi :

em thích nhất là hai ngăn vì nó chứa những đồ vật quan trọng . Ngăn đầu em để sách giáo khoa , vở ô li và cái bảng con . Ngăn thứ hai em để hộp bút và nhiều đồ dùng khác.

7 tháng 12 2017

Bài làm thuyết minh về cái cặp sách

Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dụng học tập.

Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được thiết kế với nhiều kiểu mẫu đẹp hơn, đa dạng hơn. Họ hàng chúng tôi có nhiều loại: cặp đeo, cặp mang trên vai, cặp xách. Chất liệu để làm ra chúng tôi cũng phong phú hơn xưa. Có loại làm bằng da mềm, có loại làm bằng vải dù, vải gin, vải bố… Riêng tôi, tôi có một thân hình tương đối đẹp, được làm bằng một loại vải da tốt. Bên ngoài có trang trí nhiều hình vẽ và màu sắc nổi bật. Tôi thích nhất là hình chú chó Pikachu ngộ nghĩnh, đáng yêu ở phía trước mặt cặp. Bên trên là nắp cặp với một cái khóa bằng sắt bóng loáng để đóng, mở. Mỗi khi đóng, mở cặp, những âm thanh vang lên lách cách rất vui tai. Bên dưới nắp cặp là một cái túi phụ có dây kéo để các cô, cậu học trò đựng các đồ vật nhỏ cần thiết. Bên hông là một cái túi lưới để đựng những chai nước mà các cô, cậu thường hay mang đến lớp. Tôi không chỉ có quai đeo mà còn có một cái quai nhỏ để xách. Bên trong quai có lót xốp nên sử dụng rất êm. Quan trọng nhất là bên trong cơ thể tôi. Nơi ấy có ba ngăn chính dùng để đựng sách vở. Ngoài ba ngàn chính tôi còn có một ngăn phụ để đựng bút, thước, compa. Mỗi ngăn cặp được ngăn bởi một miếng vải mỏng và bền.

Tuy thân hình chúng tôi cấu tạo chỉ như thế nhưng chúng tôi rất có ích. Nhờ có chúng tôi, các cô, cậu chủ cảm thấy tiện lợi hơn, thoải mái hơn khi đến trường. Chúng tôi che nắng cho sách, vở. Và chúng tôi chũng lấy làm vinh dự với chức năng bảo vệ nguồn tri thức của các cô, cậu học trò. Có chúng tôi, nguồn tri thức ấy sẽ không bị mất đi, không bị mai một đi khi trải qua mọi sự thay đổi của thời tiết.

Để chúng tôi phát huy hết vai trò của mình thì cần phải có sự bảo quản của con người. Cách bảo quản chúng tôi cũng dễ thôi: Khi đi học về, các cô, cậu chủ nhớ treo chúng tôi lên móc, để ở nơi sạch sẽ. Khi chúng tôi bị ướt, các cô, cậu chỉ cần dùng khăn lau khô rồi phơi lên. Chúng tôi cũng cần được giặt sạch rồi phơi khô để vải không bị mục hoặc mốc. Khi có bụi bám vào, cần lau chùi cho chúng tôi sạch sẽ, nhìn vào sẽ trông đẹp hơn, mới hơn. Đặc biệt, để dây kéo hoặc ổ khóa được bền thì cần sử dụng nhẹ nhàng, cẩn thận. Nếu không cẩn thận thì các bộ phận này dễ bị hỏng.

Chúng tôi cũng không tầm thường chút nào đấy chứ! Chúng tôi là những người bạn tốt của các bạn học sinh, luôn đồng hành cùng các bạn, giúp các bạn mang theo mình nhiều tri thức để sau này trở thành những người tài đức vẹn toàn, giúp ích chó đất nước và mở ra cho mình một tương lai mới.

28 tháng 1 2022

Bài làm thuyết minh về cái cặp sách

Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dụng học tập.

Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được

ok nha  
  
  

 

11 tháng 4 2018

1 Dấu chấm(.)

Dùng để kết thúc câu tường thuật.

Ví dụ:

- Mục tiêu học tập của cá nhân mỗi người học đặt ra thường không hoàn toàntrùng khớp với mục tiêu do giáo viên thiết kế.

2.Dấu hỏi(?)

Dùng để kết thúc câu nghi vấn (câu hỏi).

Ví dụ:

- Nghiên cứu khoa học nhằm mục đích gì? Nghiên cứu khoa học khó hay dễ ?

3.Dấu chấm lửng (dấu ba chấm)(…)

 Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề.

Ví dụ:

- Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại họcY Dược, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghệ thông tin vàTruyền thông,…là các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên

Ngoài ra, dấu chấm lửng còn sử dụng để:

- Đặt cuối câu khi người viết không muốn nói hết ý mình mà người đọc vẫnhiểu những ý không nói ra

- Đặt sau từ ngữ biểu thị lời nói đứt quãng

- Đặt sau từ ngữ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh

- Đặt sau từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước hoặc gây bất ngờ trong suynghĩ của người đọc

4.Dấu hai chấm(:)

- Báo hiệu một sự liệt kê (Ví dụ như: Sóng địa chấn, nhịp tim của bệnh nhân,lưu lượng của các dòng chảy hay âm thanh, sóng điện từ, tín hiệu số,…)

Ngoài ra, dấu hai chấm còn sử dụng để:

- Nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp

- Chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước

- Dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại

5. Dấu chấm than(!)

Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến

Ngoài ra, dấu chấm than còn sử dụng để:

- Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp

- Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu

6.Dấu gạch ngang(-)

- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê

- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại

- Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu

- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau

- Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm

7.Dấu ngoặc đơn(())

Ví dụ:

- Các tài liệu và các công trình khoa học nghiên cứu về hệ Truyền động điệnkinh điển (thế kỷ 20) mặc dù chất lượng chưa cao nhưng nó là nền tảng và là động lựclớn cho sự ra đời của các công trình khoa học, các tài liệu có chất lượng cao

Tác dụng của dấu ngoặc đơn là:

- Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác

- Dùng để giải thích ý nghĩa cho từ

- Dùng để chú thích nguồn gốc của dẫn liệu

8.Dấu ngoặc kép(“”)

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu

Ví dụ:

Hàng loạt sách và giáo trình như “Kỹ thuật biến đổi”, “Truyền độngđiện” “Cảm biến”, “Lý thuyết điều khiển tự động”, “Đo lường và điều khiển”, “Truyền động điện hiện đại”… đã ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế cáchệ truyền động tự động với chất lượng cao.

Trong nhiều văn bản in hiện nay, thay vì đánh dấu tên tài liệu, sách, báo bằngngoặc kép, người ta in nghiêng, gạch chân hoặc in đậm chúng.

Người viết còn sử dụng dấu ngoặc kép để:

- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp

- Đóng khung tên riêng tác phẩm- Đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý

- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm

9.Dấu chấm phẩy(;)

- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép

- Đứng sau các bộ phận liệt kê

10. Dấu phẩy(,)

Đây là loại dấu câu được dùng nhiều trong các văn bản và có nhiều chức năng

- Dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu

- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép

- Dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng

20 tháng 12 2017

Đặt dấu câu vào câu sau : Đây là Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

=> Đây là Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chúc bạn học tốt!

20 tháng 12 2017

Đặt dấu phẩy sau từ "Việt Nam " nhé