K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2019

Tham khảo:

Ở phần dầu của đoạn trích do có sự cách biệt về địa vị, hoàn cảnh, thái độ, tính cách giữa các nhân vật cho nên cách xưng hô cũng rất cách biệt.

Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng lại đang thiếu sưu nên phải hạ minh, nhịn nhục, xưng hô là cháu, nhà cháu - ông.

Còn cai lệ, người nhà lí trưởng cậy quyền, cậy thế nên rất hống hách, xưng hô là ông - thằng kia, mày.

Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông, dấu hiệu của sự phản kháng. Sau đó, không thể chịu được nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù và chuyển sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị

24 tháng 1 2019

- Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ cách biệt về địa vị, hoàn cảnh giữa

+ Chị Dậu: người dân thấp cổ bé họng, thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông

+ Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền thế nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày

Cuối cùng khi bị o ép, dồn đến đường cùng chị Dậu chuyển sang xưng tôi - ông, rồi bà - mày

→ Cách xưng hô thể hiện sự “tức nước- vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị

28 tháng 8 2019

Tham khảo:

Ở phần dầu của đoạn trích do có sự cách biệt về địa vị, hoàn cảnh, thái độ, tính cách giữa các nhân vật cho nên cách xưng hô cũng rất cách biệt.

Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng lại đang thiếu sưu nên phải hạ minh, nhịn nhục, xưng hô là cháu, nhà cháu - ông.

Còn cai lệ, người nhà lí trưởng cậy quyền, cậy thế nên rất hống hách, xưng hô là ông - thằng kia, mày.

Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông, dấu hiệu của sự phản kháng. Sau đó, không thể chịu được nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù và chuyển sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị

22 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A.

14 tháng 4 2017

a, Dế Mèn- nhân vật kể chuyện xưng “tôi”

- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ban đầu là anh- chú mày, về sau là tôi - anh

- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: ban đầu là em – anh , về sau tôi - anh

Trong đoạn (1), hai nhân vật rất khác nhau, xưng hô hô vị thế kẻ mạnh, kiêu căng, hách dịch với kẻ yếu

- Đoạn (2) có sự thay đổi tình huống, vị thế giao tiếp. Dế Choắt - Dế mèn xưng hô bình đẳng như những người bạn

12 tháng 7 2019

Mở bài

Giới thiệu về tác giả tác phẩm, vị trí đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Nêu nội dung, nghệ thuật đoạn trích, nhấn mạnh tới nhân vật chị Dậu

Thân bài

1. Người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con

     + Chạy vạy khắp nơi mong có tiền nộp thuế, để anh Dậu được về nhà

 

     + Nấu cháo loãng và bón từng thìa cho anh để anh Dậu mau hồi sức

2. Là người hi sinh, nhẫn nhục giỏi

     + Bọn cai lệ đòi bắt anh Dậu đi, chị Dậu van xin bằng những lời khiêm nhường, nhẫn nhịn (cách xưng hô, điệu bộ)

3. Là người mạnh mẽ, dám đứng lên chống trả bất công

     + Khi bọn cai lệ xông tới đòi đánh anh Đạu chị đã vùng lên, đánh tay đôi với bọn cai lệ, lý trưởng

     + Chị tỏ ra thái độ căm phẫn trước hành động ác độc của bọn lý trưởng, cai lệ (xưng hô tôi- ông, bà – mày)

     + Chị Dậu đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng bằng sức mạnh của lòng căm thù, tức nước thì vỡ bờ, có áp bức, có đấu tranh.

→ Tình yêu thương chồng con, quê hương đất nước

19 tháng 1 2019

Chọn đáp án: A

13 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc".

Thân đoạn:

- Nêu nội dung chính của hai văn bản:

+ "Tức nước vỡ bờ" lên án chính sách và bộ mặt bọn thực dân phong kiến tàn bạo, đồng thời thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

+ "Lão Hạc" nói về số phận nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.

- Làm rõ cuộc đời của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ nghèo khổ khốn khó, sống trong cảnh bị đàn áp và xã hội không có sự công bằng.

+ người phụ nữ nông dân quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn vì bị bọn cường hào vơ vét hết.

- Làm rõ tính cách của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ là một người phụ nữ thương chồng thương con qua chi tiết chị đứt ruột bán cái Tí để lo nộp thuế cho người em chồng đã mất trước đây 3 năm.

+ là một người phụ nữ vô cùng lễ phép, đầy đủ đức hạnh qua chi tiết Chị nói chuyện với bà lão hàng xóm.

+ là người không chịu khuất phục trước sự đàn áp, có sức mạnh tiềm tàng đứng lên đấu tranh thể hiện chân lý "Có áp bức ắt có đấu tranh".

- Làm rõ cuộc đời của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.

+ túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.

- Làm rõ tính cách của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.

+ là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng.

=> Từ hai nhân vạt trên, ta thấy được cuộc đời của nông dân trong xã hội cũ vô cùng túng quẫn, nghèo khó, khốn khổ rất đáng thương.

=> Mặc dù họ có phẩm chất vô cùng đẹp đẽ, nhưng những người nông dân vẫn không có cuộc sống tốt đẹp.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề

Ví dụ: Dưới ngòi bút của các tác giả, phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao. ngoài ra các tác phẩm còn có tính chiến đấu thắng đậm cảm hứng nhân đạo, nhân văn.

b) Minh nhận được tin nhắn mời dự đám cưới của bạn là một cô gái người anh đang hok tiếng việt : thứ 7 tuần sau chúng ta làm lễ kết hôn mời anh tới dự . lời mời trên có sựu nhầm lẫn trong cách xưng hô như thế nào ? vì sao có sự nhầm lẫn đó c) nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô va thái độ của người nói trong câu chuyện sau : Chuyện kể một danh tướng có lần đi qua trường học cũ của mình...
Đọc tiếp

b) Minh nhận được tin nhắn mời dự đám cưới của bạn là một cô gái người anh đang hok tiếng việt : thứ 7 tuần sau chúng ta làm lễ kết hôn mời anh tới dự . lời mời trên có sựu nhầm lẫn trong cách xưng hô như thế nào ? vì sao có sự nhầm lẫn đó

c) nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô va thái độ của người nói trong câu chuyện sau : Chuyện kể một danh tướng có lần đi qua trường học cũ của mình liền ghé vào thăm . Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa : thưa thầy thầy có nhớ con ko ? con là .... Người thầy giáo già hoảng hốt : .... (vvv)

d) Chị dậu xám mặt vội vàng đặt con xuống đất chạy đến đỡ lấy tay hắn : - Cháu van ông nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho ! - Tha này ! tha này ! Vừa nói hắn vừa bịch vào ngực chị dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu ....(vvv)
+ Xác định vị thế xã hội thái độ tính cách của hai nhân vật ( chị dậu và cai lệ ) trong đoạn trích . Nhận xét về sự thay đổi trong xưng hô của chị dậu và giải thích lí do thay đổi

GIÚP MIK V MN ƠI MAI CÔ PẢI KIỂM TRA ÙI :((

0
30 tháng 5 2021

THAM KHẢO

-Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều là:

- Nghệ thuật ước lệ, bút pháp lí tưởng hoá.

- Nghệ thuật gợi tả: tác giả sử dụng nhiều phép ẩn dụ, điển tích điển cố, thành ngữ để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em.

- Nghệ thuật đòn bẩy: Nguyễn Du miêu tả Vân trước rồi Kiều sau để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: Vân hiện lên với qua đẹp ngoại hình qua bốn câu thơ. Còn Kiều mang cả vẻ đẹp ngoại hình, tài năng phẩm chất và tâm hồn qua 12 câu thơ. ( dung lượng câu thơ lớn cùng nghệ thuật đòn bẩy cho thấy dụng công của Nguyễn Du nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều)