K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2019

b) Sắc thái biểu cảm : - Ở câu thơ thứ 1, tác giả Nguyễn Đình Thi đã sử dụng từ thuần Việt : Đất nước kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ "Mênh mông biển lúa" nghiêng về sắc thái BC, biểu thị những gì gần gũi, thân thương gắn bó với cuộc soongs đời thưởng của người dân VN, nhấn mạnh không gian rộng lớn, so sánh và khẳng định "đâu trời đẹp hơn" là đồng lúa chín, cánh cò bay lả rraajp rờn, là dãy núi Trường Sơn quanh năm mây mù bao phủ... từ đó giúp cho người đọc khám phác tiếp những tiềm ẩn còn lại của đất nước chúng ta.
- Còn ở câu thơ thứ 2, việc dùng tể thơ 7 chữ kết hợp với 2 danh từ Hán Việt : Tổ quốc, Giang sơn biểu lộ sắc thái tranh trongj, tự hào về non sông hùng vĩ, gấm vóc VN anh hùng trong đấu tranh, trong xxay dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2 tháng 1 2019

nek chếLưu thị dung

b) Nhà thơ Nguyễn Đình Thi là nhà thơ nổi tiếng của nước nhà . Ông có số lượng tác phẩm lớn . Nhưng có lẽ trong số các tác phẩm của ông , bài thơ " Việt Nam thân yêu " là bài thơ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất:

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Đây chỉ là một đoạn thơ trong bài nhưng cũng thật hay và đặc sắc.Đoạn thơ bộc lộ rất rõ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Cảnh đẹp trên khắp đất nước : những biển lúa mênh mông , những cánh cò trắng trải rộng trên nền trời xanh thẳm, những dãy núi , những dòng sông trong veo , ... tất cả tạo lên vẻ đẹp trù phú , bình dị và nên thơ cho Tổ quốc.
Hình ảnh " biển lúa " rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào sâu sắc về sự giàu đẹp , trù phú của quê hương. Hình ảnh " cánh cò bay lả dập dờn " gợi vẻ nên thơ , xao xuyến mọi tấm lòng. Nó còn gợi cho ta cái vẻ thanh bình , vui tươi của chốn miền quê . Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ " đỉnh Trường Sơn " cao vời vợi sớm chiều mây phủ . Qua đây ta cảm nhận được tác giả tha thiết yêu quý và tự hào về quê hương , đất nước của mình.

Chúc bạn học tốthihi

Tham Khảo 

undefined

27 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Việt nam đất nước ta ơi

=> Nhân hóa: Làm tăng vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Thể hiện sự tôn trọng đất nước của mình.

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

=> So sánh: Làm tăng mức độ của đất trời, ý nói nơi mình sống là đẹp, đẹp nhất (không nơi nào đẹp hơn). Từ đó toát lên vẻ đẹp thiêng liêng, vốn có của đát nước cũng như thể hiện tấm lòng yêu nước của mình.

ệt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trưởng Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất và in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn... Câu 1/(0,5 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi) Câu...
Đọc tiếp

ệt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trưởng Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất và in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn... Câu 1/(0,5 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi) Câu 2/(1,0 điểm): Chỉ ra các hình ảnh gợi vẻ đẹp của quê hương được nhắc đến trong đoạn đoạn thơ. Các hình ảnh đó được thể hiện qua những từ láy nào? Câu 3/(1,0 điểm): Tìm và nêu hiệu quả của phép tu từ trong hai câu thơ sau: * Cánh cò bay là rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều” Câu 4/(0,5 điểm): Phân tích vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ trên bằng 3 đến 5 câu văn?

1
24 tháng 3 2023

Câu 1:

-Thể thơ: Thơ tự do.-Phương thức biểu đạt: Sử dụng các hình ảnh tượng trưng, ​​mảnh khảnh, các từ ngữ sinh động để diễn tả vẻ đẹp của quê hương, kết hợp với lời kêu gọi tình yêu và quảng bá vẻ đẹp của đất nước.

Câu 2:

Các hình ảnh gợi vẻ đẹp của quê hương được nhắc đến trong bài thơ bao gồm:

-Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn-Cánh cò bay lả tả chạy-Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều-Gái trai cũng áo nâu bã

Các hình ảnh này có thể được hiển thị thông qua các từ láy sau:

-"mênh mông biển lúa" (tả cảnh đất nước Việt Nam rộng lớn, tươi đẹp)."-cánh cò bay", "mây mờ che đỉnh" (tả cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vỹ).-"gái trai cũng áo nâu bã" (tả cảnh người dân Việt Nam giản dị, thân thiện, đa dạng và tràn đầy sức sống).

Câu 3:

Phép tu từ trong hai câu thơ sau đó mang lại hiệu quả như sau:

-“Cánh cò bay lả tả lả lơi” (phóng đại, tạo tượng chân thực, sống động cảnh bay của những chú cò trong chiều tà).-"Mây che đỉnh Trường Sơn sớm chiều" (hình ảnh giấc mơ của mây che đỉnh Trường Sơn, mang lại sự thoải mái, thanh bình).

Câu 4:

Trong đoạn thơ trên, tác giả Nguyễn Đình Thi đã dựng hình ảnh đa dạng, tả cảnh đẹp của quê hương qua nhiều khung cảnh như biển, lúa, cánh cò, mây, đỉnh núi, con người, gợi đến sự rộng lớn của đất nước, sự thiên nhiên hoang sơ, hùng vỹ, cũng như tính giản dị, thân thiện của người dân Việt Nam. Hiện thực đó được diễn tả sinh động, tươi sáng qua hình ảnh tượng trưng và mảnh khảnh, tạo nên một bức tranh đẹp về quê hương Việt Nam.

''Quê hương anh nước mặn,đông chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi hai người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!''a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như...
Đọc tiếp

''Quê hương anh nước mặn,đông chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi hai người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!''

a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?

b) Câu thơ thứ sau trong đoạn thơ trên có từ ''tri kỉ''. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ có từ ''tri kỉ''. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào?

    Về ý nghĩa và cách dùng từ ''tri kỉ'' trong hai câu thơ có điểm gì giống nhau và khác nhau?

c) Câu thơ thức bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu để phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.

Mình xin cảm ơn!

3
26 tháng 5 2021

a) Từ sai"hai" phải đổi thành"đôi"

=> Anh với tôi đôi người xa lạ

-Từ "hai"không thể hiện sắc thái biểu cảm của bài thơ.

b) Câu thơ có từ "tri kỉ":"Vầng trăng thành tri kỉ

-của bài thơ:"Ánh trăng"

-Giông nhau:Từ tri kỉ trong 2 bài thơ đều thể hiện người bạn thân thiết gắn bó

-Khác nhau:+ Ánh trăng: Tri kỉ thể hiện sự gắn bó giữa người và trăng

                    + Đồng chí: Là tình bạn gắn bó giữa người với người. Tình cảm ấy làm nên tình đồng đội,tình đồng chí vô cùng thiêng liêng của những người có cùng chung lí tưởng với nhau.

26 tháng 5 2021

c)Hai từ “Đồng chí" mới mẻ đó đã như là sự kết tinh, sự tụ hội những gì tốt đẹp và tinh hoa trong tình cảm xã hội của con người. Đồng chí là tri kỷ, nhưng cao hơn tri kỷ, mới hơn tri kỷ vì nó là tình cảm của một đội quân đông đảo những người chân đất áo nâu, nó là tình bạn chiến đấu của những người cách mạng.

 Câu c mình đưa ra gợi ý rồi đấy, nếu bạn chưa biết cách làm thì kết bạn và nhắn tin với mình nhé! mình chỉ cho:)))Chúc bạn học tốt

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiLà một kỳ quan hùng vĩ hiến cho người, Sơn Đoòng cũng là một thách thức kinh khủng đối với người. Chặng nào, đoạn nào, vẻ đẹp mời mọc vẫy gọi ta, thì gian nan cũng muốn chặn bước, hạ gục ta. Nên khám phá Sơn Đoòng là khám phá kép. Vừa khám phá hang, vừa khám phá chính mình. Chinh phục thiên nhiên, cũng là chinh phục bản thân. Thấy được...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Là một kỳ quan hùng vĩ hiến cho người, Sơn Đoòng cũng là một thách thức kinh khủng đối với người. Chặng nào, đoạn nào, vẻ đẹp mời mọc vẫy gọi ta, thì gian nan cũng muốn chặn bước, hạ gục ta. Nên khám phá Sơn Đoòng là khám phá kép. Vừa khám phá hang, vừa khám phá chính mình. Chinh phục thiên nhiên, cũng là chinh phục bản thân. Thấy được tự nhiên đến đâu cũng thấy ra mình, thấy ra người đến đấy. Người ham mạo hiểm đến Sơn Đòng để thỏa chí. Người hiếu kỳ đến Sơn Đoòng để có trải nghiệm về cái hang lớn nhất hành tinh. Người nhờ Sơn Đoòng mà đổi đời. Kẻ đến Sơn Đoòng để ghi điểm. Kẻ mượn Sơn Đoòng chốc lát để đánh bóng tên tuổi. Người gắn bó với Sơn Đoòng đến ngỡ như tử vì đạo chỉ để giúp đời…

a, Xác định PTBĐ chính

b, Chỉ ra 1 câu văn sử dụng phép nhân hóa

c, Nêu tác dụng của việc lặp từ Sơn Đòong" Nhiều lần trong đoạn

d, Giải thích ngắn gọn tại sao tác giả viết" Chinh phục thiên nhiên cũng là chinh phục bản thân"

Câu 2: Nhiều học sinh hiện nay thích bắt chước các trào lưu từ mạng xã hội, thể hiện sự hâm mộ quá mức đối với các "thần tượng"

Viết bài ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên

Câu 3: cảm nhận của em về tình yêu thương cha con sâu sắc của nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược ngà

0
16 tháng 7 2018

Những vần thơ “xung trận” của nhà thơ Tố Hữu thời Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa thường bừng bừng khí thế quyết thắng, tràn đầy khí phách Việt Nam, sung mãn tự hào và tự tôn dân tộc. "Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ Có miền Nam anh dũng tuyệt vời " Nước Việt Nam tồn tại đến ngày nay là do tình yêu đất nước và tinh thần phản kháng chống ngoại xâm của nhiều thế hệ con dân và qua nhiều ngàn năm văn hiến. Những năm chống Mỹ, nhà thơTố Hữu không hiếm những câu thơ phản ánh chiến trận thời sự, nhưng trên tất cả là thể hiện được ý chí quyết tâm chiến đấu mãnh liệt và hào khí chiến thắng qua ngữ điệu, thần thái kỳ diệu.