K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2019

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử... từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.


Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

Chúc bạn học tốt !

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán ViệtĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng âmĐặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩaĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phụcb, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu- Chúng em luôn tranh thủ thời...
Đọc tiếp

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )

2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán Việt

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng âm

Đặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩa

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa

3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phục

b, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu

- Chúng em luôn tranh thủ thời gian để học tập

- Qua phong trao thi đua Hai tốt cho thấy được sự cố gắng của thầy cô giáo và các bạn học sinh trên cả nước

- Bạn ấy có thể giúp em học môn Toán để bạn đấy học giỏi

- Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ

4, a, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề học tập . Trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa , một cặp từ đồng âm và gạch chân dưới các cặp từ đó

b, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề quê hương . Trong đó có sử dụng một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt và gạch chân dưới các cặp từ đó

c, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề tự chọn . Trong đó có sử dụng từ một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt , từ trái nghĩa , từ đồng nghĩa và gạch chân dưới các cặp từ đó

3
19 tháng 11 2016

1) Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Từ láy:

là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa

Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu

– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…

-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được

Đại từ:

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

 

19 tháng 11 2016

2)

Hán Việt:

Từ đâu đó có tiếng đàn vi-ô-lông nhẹ nhàng từ từ bay theo những ngọn gió.

Hân là một cô bạn rất dễ thương. ( Hân ở đây giữ chức vụ danh từ và từ Hán việt )

 

11 tháng 11 2019

Mẹ là người vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Mẹ mang nặng đẻ đau, cưu mang, chăm sóc em từ khi em còn bé. Mẹ không những là người mẹ mà còn là một người bạn tri kỉ chia sẻ với em mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Mỗi khi gặp chuyện buồn, mẹ chính là người an ủi, vỗ về, động viên em để em có thêm nghị lực bước đi trên con đường chông gai của cuộc sống. Hình ảnh mẹ tần tảo sớm hôm, cha vất vả mưu sinh sẽ luôn luôn ghi dấu ấn trong tâm trí em. Em nguyện hứa sẽ học thật giỏi để không phụ ơn dưỡng dục của đấng sinh thành.

27 tháng 11 2022

chịu

 

11 tháng 1 2022

Bài tham khảo:

Quê hương tôi rất thanh bình và yên tĩnh. Nơi đây có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát hay vang trời của những người dân hay đi làm cỏ Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

Từ đồng nghĩa: thanh bình, yên tĩnhTừ trái nghĩa: thẳng- quanh co