K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2022

Tham khảo:

“Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người.” Đó là chân lí cuộc sống và cũng là chân lí của văn học. Nếu ví văn chương là con diều bay bổng trên trời cao bao la thì tình thương yêu chính là làn gió mát để nâng con diều ấy bay cao, bay xa đến những thăng hoa nghệ thuật và trường tồn với thời gian. Đọc những tác phẩm từ mọi thời, của mọi nhà văn, ta lại càng cảm nhận sâu sắc cái chân lí vĩnh cửu và xanh tươi ấy.

Mấy ai đã từng cố định nghĩa văn học là gì. Văn học được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Sống trong dòng chảy ngọt ngào của văn học, con người tắm mình trong tình cảm của nhà văn và của chính mình, Nhà văn phải luôn luôn đến với cuộc sống, để cảm nhận, khám phá, thẩm định nó. Văn học ra đời từ cuộc sống, văn học phải quay trở về để khám phá thể hiện lại cuộc sống. Song nếu chỉ dừng lại ở đó, ,văn học chưa là văn học, nó chỉ là cuốn biên niên sử thuần túy. Văn học chỉ thật sự là văn học khi nào từ cuộc sống ấy mà bật lên nét “cảm”, sự rung động của trái tim nghệ sĩ. Nhiệm vụ thiêng liêng của văn học chính là nuôi dưỡng tình thương trong con người, là đề cao tình thương và lên án những gì chà đạp lên giá trị nhân bản ấy.

Thế kỉ XV, đại thi hào Nguyễn Du viết “Đoạn trường tân thanh”. Trong đó, ta bắt gặp những sự thối nát, những cảnh trái ngang, nhưng hơn hết vẫn là một tấm lòng chan chứa nhân ái, yêu thương con người của Nguyễn Du. Truyện Kiều của ông có những hiện thực của “những điều trông thấy” nhưng phải được chắt ra từ những giọt nước mắt “đau đớn lòng”. Đó vừa là sự khẳng định, vừa là sự tiếp nối niềm tin về nhân cách và bản chất tốt đẹp của con người. Nếu sống thờ ơ ghẻ lạnh như một kẻ hành hương bàng quan, quyết Nguyễn Du không thể hòa vào với cuộc đời dâu bể của nàng Kiều để rung lên những tình cảm sâu lắng nhất. Ông đã đồng cảm với nàng Kiều và phát hiện ra cái cao thượng trong số phận tưởng chừng đã bị đạp xuống đáy sâu nhân cách ấy, cái trinh bạch trong con người Kiều giữa xã hội

Trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao qua “Chí Phèo” đã nói một lời thanh minh, một sự khẳng định về phẩm chất tốt đẹp đối với người nông dân trong bi kịch tha hoá. Nhà văn đã cho tình thương - chứ không phải điều gì khác - trở thành một ngọn lửa sưởi ấm trái tim con quỷ làng Vũ Đại. Ông dựng lên mối tình giữa hắn và Thị Nở, với giây phút thức tỉnh hiếm hoi khi lần đầu tiên cảm nhận hai chữ “tình thương”. Với tiếng thét nhức nhối tâm can: “Ai cho tao lương thiện”, cho người đọc nhận ra cái phần Người trong một kẻ tưởng như đã mất hết cả nhân hình và nhân tính.

Nhà văn Thạch Lam thì dùng những trang viết giàu chất thơ để nói lên khao khát của những người dân phố huyện khắc khoải đợi chờ ánh sáng của một thế giới khác hơn đến với cuộc sống tù túng, tẻ nhạt của mình (Hai đứa trẻ). Nguyên Hồng thì khắc họa những “rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” của cậu bé ngày được gặp lại mợ trong “những ngày thơ ấu.” Ở đấy dường như không còn chỉ là vấn đề trái tim, mà là cái nhìn sắc sảo đã quyện hoà vào trong xúc cảm. Người nghệ sĩ phải có tình thương thì mới có thể sáng tác văn học, bởi chỉ có tình thương thì người ta mới vượt qua những bề nổi thông thường để phát hiện trong mỗi thân phận người những nỗi niềm sâu kín, những cảm xúc đa chiều đến vậy.

Và như thế, có một sự chuyển hóa trong tình yêu của tha nhân vào trong nỗi đau của người cầm bút. Và như thế, chính sự bận lòng với nhân tình thế thái, với thăng giáng lịch sử ấy đã biến tình cảm của con người thành tình cảm của một thời đại. Chỉ có thể từ tình thương yêu, nồng mặn gắn bó máu thịt với cuộc đời thì văn học mới mãi mãi đứng vững. Đó là thiên chức, là chiều sâu của văn học.Viết về cái xấu xa để cảnh tỉnh, báo động giúp con người sống với bản tính tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để nâng đỡ cái thiên lương của con người, để cuộc đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn. Có những tác phẩm ríu ran với niềm vui cuộc sống, có những trang văn quằn quại với nỗi đau của cuộc đời. Nhưng tất cả cũng chỉ nhằm mục đích là muốn thắp lên trong mỗi trái tim con người ngọn lửa của tình yêu thương, để một lần nữa chứng minh “thắng lợi của trái tim người trước cái ác.”, để một lần nữa chứng minh, gửi gắm trong văn chương nhiều nhất vẫn là tấm lòng nhân ái, là chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và bền vững.

Càng hiểu thêm về cái gạch nối hữu cơ giữa văn học và lòng nhân ái, ta lại càng cảm thấy những gì mà mình đã học được chỉ như hạt cát giữa biển văn học mênh mông. Phải có đọc thêm, đọc thêm nữa, ta mới càng thấm thía hơn rằng cuộc đời thực không hề thơ mộng,không lãng mạn, không tuyệt đối, không lí tưởng mà còn biết bao nhiêu trái ngang, bộn bề, nhưng như thế thì nó lại càng đáng quý, đáng yêu hơn. Ta lại càng cảm thấy, mình đã học nghèo nàn biết bao nhiêu về văn chương - một môn học mà nếu thiếu nó thì người ta sẽ trở nên “câm lặng trước thế giới, bất lực trong tình cảm”. Ấy vậy mà, khi kết quả thi được như ta mong đợi, với vài lời nhận xét tốt trong ô điểm, ta đã vội chấp nhận và thỏa mãn, ta có ngờ đâu đó chỉ là sự bắt đầu trên con đường học văn. Văn chương đâu phải chỉ là sự trình bày kiến thức, là một trò chơi trí tuệ, là sự phô diễn chữ nghĩa, là đúc câu luyện chữ. Và ta còn phải học, học nhiều lắm để thật sự viết ra được những dòng văn chương cất từ chất liệu cuộc đời, dùng ngôn ngữ mà nói hộ những tiếng lòng nín bặt, những nỗi đau câm lặng mà nhiều khi một con người suốt đời không thể bày tỏ. Những dòng văn được xây dựng từ lòng yêu thương con người khắc khoải và nồng đượm, để từ đó mà vun đắp cho những giá trị tinh thần chân chính và bền vững.

Và ta biết rằng, nếu một ngày nào đó, bài văn của ta chẳng được ai đếm xỉa, điểm thấp và chỉ toàn lời chê bai, ta vẫn sẽ học văn, sẽ thích văn và vẫn sẽ cầm viết. Bởi vì văn học đã là một món quà. Văn học đã dạy cho ta cách để trái tim mình luôn hướng về tha nhân ngoài kia còn đang chờ đợi ta, văn học đã dạy cho ta cách để đôi mắt luôn lắng dõi cho những số phận bất hạnh hơn ta, dạy cho ta cách lắng nghe tiếng đời đang xao động mỗi ngày, tiếng khóc thầm và tiếng cười hi vọng, dạy cho ta cách dùng tất cả lòng nhiệt thành và sự may mắn ta đã được nhận để quay trở lại kia, quay trở lại với cuộc đời nắng gió và những kiếp người nhọc nhằn lo toan, để giúp đỡ, quan tâm và hỗ trợ.

Và nếu ta cũng không thể viết, nếu trí ta bất lực không thể viết được một tác phẩm ra hồn, thì ta vẫn yêu văn và đọc văn. Bởi vì cuộc đời sao mà chông gai quá và mỗi con người đều đang bước trên những bậc thang chênh vênh. …. Ta chỉ mong sao, với những gì ta học được từ những tiết học văn, với những gì ta đọc được trong những tác phẩm văn học, ta sẽ luôn vin vào những điều tốt đẹp để bước qua được những thiếu sót, những hèn hạ trong bản thân mình. Để hoàn thiện mình mỗi ngày. Để rèn luyện trở thành một người tốt. Một người biết mang lại niềm vui. Một người có ích cho cuộc đời. Một người hành động vì tình thương. Một người hiểu hơn điều gì hết, rằng: học văn, trước tiên là học viết một từ ghép tuyệt đẹp “Nhân ái”.

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

7 tháng 3 2016

   "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài" và " văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.." Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Nghệ thuật. Để bình luận về văn chương, ông có viết: " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài" và: văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống..." Văn chương ở đây là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, vẻ đẹp câu văn, lời nói. " Nguồn gốc cốt yếu"có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương..

    Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng "thương người" và" muôn vật muôn loài".Câu văn đã khẳng đinh răng: "Văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái Tất cả mọi vật đều có nguyên nhân nguồn gốc của riêng nó. Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay.Từ lòng thương xot cho số phận của người phụ nữ "long đong, lận đận, sóng gió", nhà thơ bà chúa thơ Nôm hồ Xuân Hương mới có bài thơ :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hay những bài ca dao từ xa xưa của ông cha ta:

"Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông mênh mông bát ngát

Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông bát ngât mênh mông "

Và :

"Thân em như chẽn lúa đòng đong

Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai".

     Từ tình yêu gia đình, ta mới có được những thơ đặc sắc như mẹ ốm của thi sĩ Trần Đăng Khoa, hay như tình bà cháu thật cảm động trong tác phẩm " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh,...kho tàng ca dao dân ca Việt nam rất phong phú, có biết bao câu ca dao cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông núi cao biể rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Hay như bài ca doa: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

     Từ tình yêu quê hương đất nước, ta mới được thửng thức bao bài thơ tuyệt tác. Đó là hình ảnh của vị quan trên bước đường công danh mà tinh quê vẫn vơi đầy trong lòng người li khách trong tác phẩm "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương.  Hình ảnh của Hồ Chủ Tịch giữa cảnh rừng Việt Bắc dưới ánh trăng thơ mộng trong "Cảnh khuya".Nỗi nhớ quê nhà gửi gắm qua ánh trăng của đại thi hào Lí Bạch trong" Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh".Ta còn có thể kẻ thêm 1 số tác phẩm khác như: "bên kia sông Đuống " của Hoàng Cầm, "Từ ấy " của Tố Hữu,"Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên với "tiếng hát con tàu'', "nhớ con sông quê hương " của Tế Hanh, "Lan" của Kim Lân,... Từ tình yêu thiên nhiên, ta có được Những tác phẩm rất nổi tiếng:" Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi,"Nguyên tiêu " của Hồ Chí Minh Từ sự đồng cảm xót xa cho những số phận của nông dân nước ta trong cxã hội thực đân nửa phong kiến, đã bao tác phẩm ra đời: " Sống chết mạc bay" của Phạm Duy Tốn."đông hào có ma" của Nguyễn công hoan,... Và cũng từ tình yêu trai gái, ta cũng được thưởng thức bao bài thơ lãng mạn như: "Sóng ", thuyền và biẻn" của Xuân Quỳnh, hay những câu ca dao mộc mạc chân tình nơi thôn quê ngõ xóm: Cô kia đội nón mới mua Cho anh mượn tạm 1 mùa chăn trâu về nhà mẹ hỏi nón đâu Thì em cứ bảo qua cầu gió bay. Từ đây, ta thấy được lòng thương người là 1 phần to lớn trong các tác phẩm văn chương Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có 1 cách nói riêng, chỉ ra 2 chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kỳ diệu cảu thơ văn. Ví dụ ta đọc những bài thơ như “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, hay “Bài thơ về tiểu đội xe ko kính” của Phạm Tiến Duật........ Ta hình dung được, tái hiện được Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trả qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng: “Ko có kính, ko phải vì xe ko có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng....” (Phạm Tiến Duật)

     Nguồn gốc của văn chương là “tình cảm, là lòng vị tha” ; thơ văn đích thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho đọc giả vui, buồn, mừng, giận...... Đó chính là tính giáo dục của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hoá con người. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, rất đúng đắn. 

26 tháng 11 2021

Tham khảo

Mẫu 1

Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

26 tháng 11 2021

Tham khảo nhé 

Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương. Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm. Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin – thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chử Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn – người cha hết mực thương còn. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội. vân minh hơn, thì tình thương càng phải được, đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình. Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.

28 tháng 3 2022

tham khảo:

Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

 Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong...
Đọc tiếp

 Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản.

+ Tình yêu thương (Thức suốt đêm, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con)

+ Sự hi sinh (Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con)

- Liên hệ bản thân ?

 

HS lưu ý: Trên đây là gợi ý viết đoạn văn. Các em thêm lời văn của mình và diễn đạt đúng theo hình thức của một đoạn văn.

0
Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản.

+ Tình yêu thương (Thức suốt đêm, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con)

+ Sự hi sinh (Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con)

- Liên hệ bản thân ?

1

tham khảo nha:

    Mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình. Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng mà thầm lặng và vị tha. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta càng thấy yêu mẹ hơn vì tình yêu thương vô bờ bến của người dành cho ta. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, cố gắng thành người để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục lớn lao của cha mẹ đối với mình.