K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5

tk

Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là một quần thể kiến trúc đền tháp cổ của người Chăm pa. Theo những thông tin của sử sách, khu du lịch thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 4, với hơn 70 đền tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ VII-XIII. Khi xưa, đây chính là vùng đất để tôn thờ thần thánh, là nơi trú ẩn nếu kinh đô Trà Kiệu bị xâm lấn. Tiền thân của khu thánh địa là từ một ngôi đền làm bằng gỗ, mục đích chính là để thờ thần Diva Bhadresvera. Đến cuối thế kỷ VI, ngôi đền đã bị thiêu cháy. Cho đến thế kỷ VII, vua Sambhuvarman đã dùng chính những viên gạch vũ để bắt đầu xây dựng lại, và đó cũng là di tích còn lưu giữ lại cho đến tận ngày nay. Các triều vua sau đó tiếp tục cho tu sửa các đền tháp cũ, cùng lúc xây thêm các đền tháp mới. Tháp Mỹ Sơn trải qua nhiều triều vua Chăm Pa  Tìm hiểu đi du lịch Đà Nẵng có gì đẹp Vào năm 1898, một người học giả Pháp đã đến du khảo Việt Nam và phát hiện ra khu di tích thánh địa Mỹ Sơn. Nhờ vào các tấm bia ký, cùng với sự phát triển qua các triều đại đã được nghiên cứu cho thấy, Mỹ Sơn là thánh địa cực kỳ quan trọng của dân tộc Chăm từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ thứ XV. Đến năm 1999, khu di tích thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Kể từ đó đến đây, Mỹ Sơn đã được đưa vào danh sách những địa điểm du lịch, tham quan nổi tiếng của miền

Nguồn bài viết: https://tourdanangcity.vn/gioi-thieu-ve-thanh-dia-my-son/

8 tháng 5

Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Được xây dựng bởi dân tộc Chăm từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn là một trung tâm tôn giáo và văn hóa của vương quốc Chăm Pa xưa. Với kiến trúc độc đáo và các tượng thần Hindu, Thánh địa Mỹ Sơn thu hút du khách bởi sự huyền bí và nghệ thuật tinh tế của nó.

6 tháng 5 2023

bạn sao ko tra gg

Bài nè

Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Theo lịch sử, Thánh địa Mỹ Sơn được hình thành từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII, là trung tâm tôn giáo tập trung vương quyền và thần quyền của vương quốc Chămpa gần 1000 năm, khoảng thời gian mà các vị vua đã dâng lên thần linh những đền tháp tuyệt mỹ, cũng là cách để ghi công đức của mình. Trải qua chiến tranh Thế giới lần thứ 2, chiến tranh Đông dương lần thứ 1, đặc biệt chiến tranh Đông dương lần thứ 2, nhiều đền tháp đã bị phá hủy, tuy nhiên những đền tháp còn lại đã được bảo tồn tốt, hé mở bí ẩn về nền văn minh Chămpa cổ xưa.Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, dựa vào thiên nhiên để dựng nên một Thánh địa Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết được

 

1 tháng 11 2023

                                                          Bài làm

Mỗi tư liệu hiện vật đều mang trong mình những giá trị, ý nghĩa riêng. Trong đó, trống đồng Đông Sơn là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ, và là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp lúa nước phát triển rực rỡ trên lưu vực sông Hồng. Trống đồng ra đời với nhiệm vụ làm nhạc khí, làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo… Ngoài ra, trống đồng cũng là tài sản quý, được làm đồ tùy táng khi người chủ qua đời. Nhờ trống đồng Đông Sơn mà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được lưu truyền và phát huy.

- Trách nhiệm của bản thân em trong việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tư liệu hiện vật là:

+ Tích cực chung tay giữ gìn, bảo vệ nguồn tư liệu hiện vật.

+ Tuyên truyền về lợi ích của việc giữ gìn và bảo vệ nguồn tư liệu hiện vật.

+ Lên án, phê phán những hành động làm tổn hại nguồn tư liệu hiện vật.

12 tháng 2 2022

Tham khảo

 

- Trong các thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ đại, em ấn tượng nhất với “Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng”.

- Giới thiệu về: Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng

Năm 1974, người ta đã tìm thấy ở lăng Ly Sơn (Thiểm Tây, Trung Quốc) khoảng 8000 bức tượng binh lính bằng đất nung. 

Kết quả khai quật cho thấy chủ yếu tượng được đúc kết hợp giữa mô hình thật với phương pháp nặn tượng. Người ta lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu nặn tượng. Trước hết làm phần đầu, phần thân và chân tay, bên trong tượng đúc rỗng, sau đó lắp ghép từng bộ phận lại với nhau, đợi đến sắp khô mới bắt đầu chạm khắc các chi tiết như tai, mũi, mắt, miệng, tóc, trang phục... Sau khi tượng hoàn thành, phải đợi tượng khô hoàn toàn mới cho vào lò nung. 

=> Việc khai quật binh mã rỗng vào năm 1974 một lần nữa đánh thức nền văn minh thời cổ Trung Quốc, mở ra cánh cửa để người đương đại tìm hiểu kho tàng lịch sử bị vùi trong hàng ngàn năm. 

21 tháng 3 2021

 

Năm 1999 UNESCO công nhận thánh địa Mĩ Sơn là di sản văn hoá thế giới Đúng hay sai

 

=> Đúng 

21 tháng 3 2021

Đúng

18 tháng 11 2016

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.

22 tháng 4 2018

dài dòng quá đi àlimdim

24 tháng 4 2023

Thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa: Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm sáng tạo ra chữ Chăm cổ gọi là A-kha Ha-y-áp. Sau hơn 1000 năm sử dụng, người Chăm hoàn thiện A-kha Ha-y-áp thành A-kha Thơ-ra làm chữ viết phổ biến của vương quốc.

Người Chăm sử dụng chữ viết rất sớm. Từ thế kỷ II, bia Võ Cạnh (Nha Trang) khắc chữ Phạn trở thành phương tiện ghi chép chính thống suốt thời gian tồn tại của quốc gia Champa, rất được xem trọng. Điều đáng chú ý là, trên cơ sở chữ Phạn, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. Chữ viết Chăm cổ gồm có 16 nguyên âm, 31 phụ âm và 32 dấu âm sắc. Bia khắc chữ Chăm cổ đầu tiên là bia ở Đồng Yên Châu (Quảng Nam), dựng vào thế kỷ IV. Đây là tấm bia cổ nhất ghi bằng chữ địa phương ở Đông Namá .

Người Champa hầu như không biết làm giấy. Bia đá trở thành chất liệu để con người ghi lại những sự việc trong đời mình, do đó hầu như các triều vua đều có dựng bia, các đền chùa có dựng bia. Champa không có văn học và giáo dục, mặc dầu trong nhân dân còn truyền tụng nhiều câu chuyện cổ tích hoặc dân gian.

Người Chăm theo lịch Xaca của ấn Độ, tính bắt đầu từ ngày tháng 3 (hay 3 tháng 3) năm 78. Mỗi năm gồm 12 tháng và cũng có tên gọi như lịch âm của Trung Quốc và Việt Nam, mỗi tuần có 7 ngày.

 
24 tháng 4 2023

rảnh vãi đánh tay cả đoạn này