K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2021

giúp mik đi trước sáng ngày mai cx đc

 

19 tháng 12 2021

Người mẹ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Mẹ không chỉ có công ơn sinh thành, mà còn có công ơn dưỡng dục. Mẹ cũng chính là điểm tựa tinh thần to lớn của mỗi người. Nụ cười của mẹ đem đến nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.

Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da đã rám nắng, nhưng trông càng khỏe khoắn. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Nhưng điểm thu hút nhất trên khuôn mặt của mẹ chính là nụ cười. Một nụ cười duyên dáng nhưng đã in hằn dấu vết của thời gian.

Trong hành trình gian nan của cuộc sống, người mẹ luôn đồng hành với mỗi người. Và nụ cười của mẹ giống như nguồn động lực to lớn để giúp chúng ta bước qua những chặng đường đó. Nụ cười của mẹ giống như là một nguồn động lực to lớn của em. Nụ cười tự hào khi em đạt được thành tích tốt trong học tập. Nụ cười hạnh phúc khi em giúp đỡ những công việc trong gia đình.

Còn nhớ kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường. Trước khi tôi bước vào lớp, mẹ đã mỉm cười động viện. Nụ cười đã tiếp thêm sự tự tin cho em trong hành trình đầu tiên của cuộc đời. Rồi đến khi dần trường thành, không ít lần em mắc lỗi khiến mẹ phải phiền lòng. Nhưng sau đó, mẹ lại mỉm cười ôm lấy em vào lòng. Mẹ cảm thấy hạnh phúc khi em đã nhận ra lỗi lầm của bản thân. Em nhận ra rằng không có người mẹ nào là không thể tha thứ lỗi lầm cho đứa con của mình. Có những khi em bị ốm, mẹ lo lắng thức bên cạnh chăm sóc em. Đôi bàn tay ấm áp của mẹ nắm chặt lấy tay em không rời. Khi em tỉnh lại, ánh mắt mẹ rạng rỡ hẳn lên, mẹ khẽ nói: “Con yêu của mẹ” cùng với một nụ cười ấm áp, động viên. Em càng lớn khôn, càng hiểu hơn những vất vả của mẹ. Bởi vậy mà em cố gắng học tập thật tốt, giúp đỡ mẹ công việc nhà. Hai mẹ con vừa làm việc vừa trò chuyện với nhau rất vui vẻ. Mẹ hỏi chuyện học hành, bài vở cho tới chuyện bạn bè. Không chỉ nụ cười của mẹ, mà còn nụ cười của em đã khiến gia đình thêm hạnh phúc.

4 tháng 3 2022

anh đi học hay học olnline

4 tháng 3 2022

các bạn giúp mình nha

26 tháng 11 2019

I. Mở bài: Giới thiệu mắt kính

Ông bà ta thường có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, chính vì thế mà đôi mắt rất quan trọng của mỗi con người. Để tránh tác hại của môi trường xung quanh ta phải cần một vật dụng bảo vệ, đó là mắt kính. Mắt kính không chỉ để bảo vệ mắt mà còn có nhiều công dụng khác, ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

- Mắt kính ra đời đầu tiên ở Ý và vào năm 1620.

- Qua nhiều năm thì mắt kính được cải tiến và sử dụng rộng rãi

- Năm 1877 chiếc kính áp tròng đầu tiên được ra đời

2. Cấu tạo

2 bộ phận:

- Mắt kính: Tùy vào công dụng mà sử dụng các mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh hoặc nhựa

+ Mắt kính thủy tinh: Mắt kính này trong suốt nhưng có nhược điểm là dễ vỡ

+ Mắt kính nhựa: Mắt kính này có ưu điểm là nhẹ nhưng nhược điểm là dễ xước

- Gọng kính: Gọng kính cũng có 2 loại là gọng nhựa và gọng kim loại

+ Gọng kim loại: Gọng này dược làm bằng sắt, đeo cảm thấy cứng cáp và khó chịu

+ Gọng nhựa: Gọng nhựa rất dẻo bền và chịu được áp lực khi bị tác động.

3. Công dụng của mắt kính

- Kính thuốc: Kính dùng cho người có bệnh về mắt như kính cận, kính loạn, kính lão,….

- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;

- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời

- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về mắt kính

Kính luôn là một vật dụng cần thiết cho con người, là một người bạn thân thiết không thể thiếu của mỗi con người trong cuộc sống hiện đại đầy khói bụi hiện nay.

26 tháng 11 2019

1. Mở bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: Kính thuốc, kính áp tròng, kính thời trang).

2. Thân bài: (Có thể giới thiệu theo thứ tự: Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)

a. Nguồn gốc:

- Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.

- Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.

- Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.

b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: Tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: Hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):

- Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:

+ Mắt kính

+ Gọng kính

- Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng:

+ Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.

+ Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.

+ Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.

- Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính.

- Mắt kính chia làm hai loại: Thủy tinh và nhựa

+ Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ

+ Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước

- Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.

c. Công dụng (theo từng loại kính):

- Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;

- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;

- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;

- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;

3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

23 tháng 11 2021

Tham Khảo nhé !!

I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen em ngoan

Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào.

II. Thân bài:

1. Hoàn cảnh xảy ra việc:

Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn và đi học muộnTrên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đườngChắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rụt rè và lo sợTôi chấp nhận đi học muộn để giúp bà cụ qua đường

2. Diễn biến sự việc:

Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không?Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ”Tôi đề nghị giúp bà qua đườngThoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ýTôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùngTrong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhauTôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học muộnTối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ ngheBa mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác. 

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình

Tôi tự hào về việc làm của tôiTôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa
2 tháng 1 2020

mk có học lớp 4 

2 tháng 1 2020

@Ash Creninja: Ko s đâu ak

4 tháng 10 2016

Bạn tham khảo nhé 

Khác với mọi ngày, chiều nay em đi học về thấy cánh cửa nhà mở thật rộng. Qua hàng rào hoa dâm bụt em thấy trong nhà có một bóng người cao lớn đang đi lại… Em thắc mắc tự hỏi '' ai đây nhỉ ? '' và đi vội về…

Vừa bước đến cửa thì một gương mặt thương nhớ hơn hai năm nay đối với em hiện ra làm em xúc động lặng người. Em vứt cái cặp xuống, chạy ào đến ôm cái thân hình vạm vỡ đầy sương gió và kêu lên : '' Ôi, bố ''.

Em hỏi bó trong lời nghẹn ngào, '' Bố về bao giờ thế ? '' và đôi dòng nước mắt trào ra. Bố em vừa cốc nhẹ lên đầu em, vừa nói :

- Con gái bố lớn quá rồi.

Em vừa xoa đôi má rám nắng, vừa hôn lên nước da ngăm đen mặn mùi nước biển ấy, thế rồi hai bố con bỗng nhiên cười rất to…

4 tháng 10 2016
Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn. 
2 tháng 5 2019

Số sách của trường Trần Quốc Toản là:

       (8320+230) : 2 =4275 (quyển)

Số sách của trường Lê Lợi là:

      4275 - 230 = 4045 (quyển)

                    Đáp số: Trường Trần Quốc Toản: 4275 quyển

                                  Trường Lê Lợi: 4045 quyển

27 tháng 2 2020

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng
em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật
tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ
những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ U, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp
phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống
sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài
phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi
bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên
cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với
những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu
nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài
không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.