K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2017

Tác giả vạch trần bản chất tàn bạo, xảo quyệt của thực dân bằng lý lẽ và sự thật xác đáng:

- Thực dân Pháp kể công “khai hóa”, thực tế chúng “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”

   + Dẫn chứng cụ thể vạch mặt chúng về chính trị, xã hội, kinh tế

   + Đưa ra hình ảnh thực tế đất nước ta “xác xơ, tiêu điều”, nhân dân “nghèo nàn, thiếu thốn”

   + Điệp từ “chúng” liệt kê hàng loạt tội ác chồng chất, cứa sự căm thù của thực dân

- Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” nhưng thực tế “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:

   + Mùa thu 1940 thực dân Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” → Pháp hèn nhát, vô trách nhiệm

   + Chúng “thẳng tay khủng bố Việt Minh” khi bỏ chạy còn “nhẫn tâm giết tù chính trị”

- Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Người khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật

Nước ta đứng lên giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

→ Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh khẳng định sự thật, lý lẽ thuyết phục, khẳng định nền độc lập dân tộc nhờ đấu tranh.

11 tháng 5 2017

Trong phần 2 của bản Tuyên ngôn, tác giả tập trung tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta trong suốt 80 năm đô hộ nhằm bác bỏ nhũng luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, phù nhận lí lẽ “bảo hộ”, vạch trần bản chất xâm lược và bóc lột, đập tan âm mưu xâm lược trở lại của chúng cũng như để chứng minh tính tất yếu của Cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở cho tuyên bố độc lập. Hồ Chí Minh đã lần lượt đưa ra những dẫn chứng thật tiêu biểu:

- về chính trị: Chúng không cho... chúng thi hành... chúng lập ra nhà tù... chúng ràng buộc... chúng dùng thuốc phiện

- về kinh tế: Chúng bóc lột... chúng cướp... chúng giữ...

- về quân sự: khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương... thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng... bỏ chạy... không bảo hộ được ta... bán nước ta hai lần cho Nhật... lại thẳng tay khủng bố Việt Minh... nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị...

Đoạn văn được viết với khí thế hừng hực của ngọn lửa căm hờn quân xâm lược và lòng yêu nước, thương dân. Những hình ảnh chân thực, tư liệu chính xác, điệp từ chúng nhắc lại liên tiếp làm cho âm hưởng đoạn văn càng thêm nhức nhối, tạo nên sức mạnh cho lời tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam:

“Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam ”

7 tháng 5 2021

Ở cuối thế kỷ IX nhé

7 tháng 5 2021

xin lỗi nhéNgộ cute .tớ viết nhầm bạn vào phần 1 nhé 

hần 1: từ đầu đến “không ai có thể chối cãi được”: Nêu nguyên lí làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho bản tuyên ngôn: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

– Phần 2: tiếp đến “phải được độc lập”: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Chứng minh thực dân Pháp là kẻ làm trái nguyên lí; nhân dân ta là người thực hiện đúng nguyên lí đã tự đứng lên giành chính quyền. Đập tan âm mưu tái xâm lược của thực dân Pháp và xoá bỏ tất cả các đặc quyền, đặc lợi của chúng ở nước ta.

– Phần 3: Đoạn còn lại: Lời tuyên bố quyền độc lập, tự do của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với thế giới và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam.

11 tháng 5 2017

1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn

– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn

– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận

Đọc đoạn văn sau:"Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

"Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."(Hồ Chí Minh).

Phần chêm xen trong đoạn văn trên là:

A. "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa"

B. "Vì những lẽ trên"; "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa"

C. "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa"; "và thật sự đã thành một nước tự do, độc lập"

D. "Chúng tôi"; "và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập"

1
16 tháng 3 2018

Đáp án C 

15 tháng 8 2021

Bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể:

+ Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục và kinh tế.

+ Hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, “Không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh…”.

15 tháng 8 2021

bn chia 2 cột giúp mik vs

Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?

a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Phát

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

1
14 tháng 7 2018

a, Câu lặp cú pháp:

- Sự thật là từ mùa thu năm 1940… thuộc địa của Pháp nữa.

- Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

Kết cấu phép lặp ở trên:

    + Sự thật là…, CN (dân ta) – VN (thành thuộc địa), bổ ngữ

    + Dân ta (đã/ lại) – VN

→ Mục đích nhấn mạnh, tô đậm, khẳng định sự thật, chân lí

22 tháng 8 2019

Đáp án là A

22 tháng 10 2018

“Tuyên ngôn độc lập” tố cáo tội ác của Pháp và Nhật.

Đáp án cần chọn là: D