K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2021

D ạ

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam[2][3]. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnhKhammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha[4]. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2[1]. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam[5][6]. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Namvà Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên 5 km, cao 200 m, và rộng 150 m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak,Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác [7].

Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á[8].

Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực[5]. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á[5]. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chíđịa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015

1 tháng 4 2017

Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Hình ảnh :

8 tháng 9 2021

kiều bào nha

 

NG
26 tháng 10 2023

Tiềm năng của ngành khai thác, nuôi trồng, và chế biến hải sản:

- Nguồn tài nguyên dồi dào: Đại dương và biển cả chiếm một phần lớn diện tích của hành tinh và cung cấp một lượng lớn tài nguyên thực phẩm. Các nguồn tài nguyên như cá, mực, sò điệp, tôm, và hải sản khác rất dồi dào và cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho nhân khẩu thế giới.

- Nguồn thu nhập và việc làm: Ngành này cung cấp việc làm cho hàng triệu người trên khắp thế giới, đặc biệt là tại các vùng ven biển và đảo quốc. Nó cũng tạo ra cơ hội thu nhập cho nhiều người nghèo.

- Thực phẩm chất lượng cao: Hải sản thường được coi là thực phẩm chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng cung cấp các loại protein, axit béo omega-3, và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe con người.

Thực trạng và thách thức của ngành khai thác, nuôi trồng, và chế biến hải sản:

- Khai thác quá mức: Một số vùng biển và đại dương đã bị quá khai thác, dẫn đến giảm nguồn tài nguyên. Quá khai thác có thể dẫn đến tình trạng đám đông cá suy giảm và ảnh hưởng đến cơ cấu loài và sinh thái biển.

- Sự ô nhiễm và biến đổi khí hậu: Sự ô nhiễm biển, biến đổi khí hậu, và tình trạng biến mất nền san hô là những vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường biển và tài nguyên hải sản.

- Thiếu quản lý và kiểm soát: Một số quốc gia và khu vực vẫn thiếu quản lý và kiểm soát hiệu quả về khai thác và nuôi trồng hải sản. Điều này có thể dẫn đến việc khai thác không bền vững và sự suy thoái tài nguyên.

- Thị trường quốc tế: Thị trường hải sản quốc tế phức tạp, và các quốc gia cần đối phó với các quy tắc thương mại quốc tế, vụ việc và kiểm soát chất lượng để tham gia vào thị trường toàn cầu.

- Nuôi trồng hải sản bền vững: Phát triển ngành nuôi trồng hải sản bền vững đang trở thành một giải pháp cho các vấn đề về quá khai thác, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về quản lý, môi trường, và kỹ thuật nuôi trồng.

-> Ngành khai thác, nuôi trồng, và chế biến hải sản có tiềm năng lớn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm và cung cấp việc làm. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, ngành này cần phải đối mặt và giải quyết nhiều thách thức về môi trường, quản lý, và thương mại quốc tế.

25 tháng 10 2016

Mai Minh Hằng 9C LQĐ phải k ak. Nếu đúng thì mình gửi câu tl cho

 

24 tháng 10 2016

làm ơn giúp mk với

6 tháng 10 2016

*công nông thủy sản

- Thuận lợi:

   + Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
    + Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
      + Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

 + Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
       + Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
       + CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.

Khó khăn:

+ Chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc.

+ Cơ sở hạ tầng vẫn còn nghèo việc thu hút đầu  tư của nước ngoài vẫn còn hạn chế

  + Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới. 

   + Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.    + Công nghiệp chế biến còn hạn chế.

 

7 tháng 10 2016

Thanks nhé bạn. Câu trả lời rất hay!!!!

18 tháng 12 2021

tk

 

Tình hình phát triển:

   + Giao thông vận tải: Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.  Đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc; là cửa ngõ ra biển của Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.

   + Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.

   + Du lịch.

Số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch ngày càng tăng. Với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.


 

18 tháng 9 2018

Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Phố cổ Hội An và di tích thánh địa Mĩ Sơn.

Đáp án: D.