K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 7

Em thích nhân vật Dế Mèn vì ban đầu tuy kiêu căng, hống hách nhưng sau một lần mất đi người bạn quý giá của mình cậu đã rút ra bài học đầu tiên của mình: " Ở đời mà có tính hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang họa vào mình."

hoặc

Em thích nhân vật Dế Choắt vì cậu là một người bạn tốt. Khi bị đổ lỗi oan và chết thay cho Dế Mèn thì cậu vẫn không tức giận hay trách mắng Dế Mèn mà còn khuyên, bảo cho Dế Mèn hiểu về cái tính hung hăng của mình.

31 tháng 8 2016

Nhân vật: ba mẹ, cô giáo , các bạn, Thành và Thủy

  Chi tiết khiến em xúc động nhất

- Khi thành đi đá bóng bị rách áo, Thủy mang kim ra tận sân vật động để vá áo cho anh.

Thể hiện được tấm lòng tình cảm yêu thương của người em dành cho người anh trai yêu quý của mình

- Lúc chia tay, Thành đã nhường hết đồ chơi cho em nhưng em lại sợ anh không có người gác đêm nên cứ một mực buộc anh phải nhận giữ con Vệ Sĩ

Thấy đợc hai anh em Thành và Thủy rất mực yêu thương gẫn gũi , chia sẻ và luôn quan tâm tới nhau.

 ý nghĩa:

Câu chuyện trên tác giả muốn nói : hãy trân trọng những gì bạn đang bạn có và đừng vì một lí do mà đánh mất tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy. Mái ấm gia đình là tài sản vô cùng quý giá đối với con người nhất là những đứa trẻ. Nó gìn giữ những tình cảm yêu thương mà người thân ba mẹ anh em ông bà dành cho.

Trong câu chuyện cuộc chia tay của những con búp bê truyện có những nhân vật nào?

=> Thành và Thủy, 2 con búp bê, Cô giáo, bố mẹ thành và Thủy.

Nhân vật chính là ai?

=> Thành và thủy

 

 

21 tháng 8 2023

Nhân vật mà em yêu thích nhất trong tác phẩm Buổi học cuối cùng chính là thầy giáo Ha-men bởi đây là nhân vật đã để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về một người thầy giáo có lòng yêu nghề mãnh liệt, cũng như yêu nước vô cùng sâu sắc, chân thành. Trong buổi học cuối cùng, thầy đã ăn mặc thật trang trọng, lịch sử : chiếc áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Buổi học cuối cùng diễn ra với những lời giảng đầy bổ ích, những lời tâm sự của thầy với học trò đã cho thấy một trái tim giàu yêu thương, trách nhiệm và tình yêu với đất nước. Thầy giáo Ha-men chính là người thầy mẫu mực và vĩ đại, là một tấm gương về tình yêu dành cho ngôn ngữ dân tộc, cho đất nước.

16 tháng 9 2023

Phrăng là nhân vật mà em rất yêu thích trong truyện Buổi học cuối cùng. Cậu hiện lên với vẻ ngây thơ, hồn nhiên và nghịch ngợm cũng giống như biết bao đứa trẻ bằng tuổi. Phrăng cũng từng định trốn học để đi chơi, chểnh mảng việc học. Để rồi đến khi phải đối mặt với sự việc xảy ra quá đột ngột buổi học cuối cùng còn được học tiếng Pháp, cậu đã cảm thấy đau đớn, xót xa. Trong suốt cả buổi học, cậu chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Nhờ có buổi học cuối cùng này mà cậu đãhiểu được giá trị của tiếng Pháp - đó không chỉ là tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Nhân vật này đã giúp em nhận ra được một bài học giá trị, thêm trân trọng ngôn ngữ của dân tộc.

6 tháng 11 2019

- Trong các nhân vật lịch sử, em ấn tượng nhất với Ngô Quyền. Vì:

   + Ông là ng đã sáng lập ra cách cắm cọc ở sông Bạch Đằng

   + Xây dựng đất nước tự chủ.

6 tháng 11 2019

em thích ngô quyền...

Thời bấy giờ nhà Đường ở Trung Quốc cai trị nước Việt. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường phải đối phó với hai biến cố lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Năm 907, nhà Đường mất, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.[5]

Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 930, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ.[6]

Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

11 tháng 12 2019

Lý Thái Tông 

20 tháng 8 2016

- Những sự việc chính của câu chuyện:

+ Thành và Thuỷ chia nhau đồ chơi để Thuỷ mang đi ở cùng mẹ.

+ Thuỷ đến lớp chia tay cô và các bạn.

+ Thuỷ theo mẹ lên xe đi nơi khác.

- Truyện có 4 nhân vật: mẹ Thuỷ, Thành, Thuỷ và cô giáo Thuỷ. Nhân vật chính là Thành và Thuỷ.

- Chi tiết khiến em xúc động nhất là Thuỷ nhường con vệ sĩ lại cho Thành để tối gác đêm cho anh ngủ. Vì chi tiết thể hiện rõ tình yêu thương cao cả mà Thành và Thuỷ dành cho nhau.

- Ý nghĩa :

+ Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Vì vậy bài văn đề cao và nhắc nhở các bậc cha mẹ và con cái phải cố gắng gìn giữ mái ấm gia đình hạnh phúc của mình.

Chúc ban học tốt!

28 tháng 8 2017

Những sự việc chính trong truyện :

+ Thành và Thủy chia đồ chơi để Thủy mang về cùng mẹ

+ Thủy đến lớp chia tay cô và các bạn

+ Thủy theo mẹ đi về nơi khác

- Truyện có những nhân vật :

+ Cô giáo , mẹ Thủy , Thủy , Thành

- Nhân vật chính là :

+ Thành và Thủy

- Chi tiết khiến em xúc động nhất là :

+ Thủy nhường con vệ sỉ cho Thành để tối gác đêm cho anh ngủ . Vì chi tiết thể hiện rõ tình cảm cao cả mà 2 anh em dành cho nhau.

- Ý nghĩa của câu truyện :

+ Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng . Vì vậy bài văn đề cao và nhắc nhở các bậc cha mẹ và con cái phải giữ mái ấm gia đình hạnh phúc của mình .

chúc bạn hoc tốt !

8 tháng 8 2019

1. Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứu tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành lại được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.

Ví dụ:

+ Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn phong kiến phương Bắc không thể đồng hóa được nhân dân ta, tuy chúng ta có tiếp thu tiếng Hán nhưng tiếng Việt vẫn không mất đi

+ Dưới thời Pháp thuộc, các nhà trường chủ trương dạy bằng tiếng Pháp ...Tiếng Việt của chúng ta không những không mất đi mà ngày nay, tiếng Việt của chúng ta vẫn được giữ gìn và phát triển.

+ Mỗi chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

2. Dế Mèn vừa đáng khen vừa đáng chê:

- Đáng chê ở chỗ:

 Dế Mèn thể hiện ngây thơ, yêu đời, tự tin nhưng vô cùng kiêu căng, ngạo mạn, tự phụ, hống hách, hung hăng với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ đã gây tai họa oan cho kẻ khác. Chính trog nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phải nhận hậu quả thay bằng cả tính mạng của mình.

- Đáng khen ở chỗ:

Trước cái chết Dế Mèn gây ra cho Dế Choắt, chú Dế kiêu ngạo ngày nào đã rút ra cho mình một bài học đáng nhớ và dần dần thay đổi.

8 tháng 8 2019

cho biết danh tính đi bạn, dù sao cungx cảm ơn

13 tháng 2 2022

Em thích nhân vật Mừng vì hoàn cảnh gia đình của Mừng và Mừng đã anh dũng hi sinh để giúp các chú bộ đội giết giặc

Tham Khảo 

Mừng là nhân vật xuất hiện sớm nhất, nhà nghèo, mẹ bị mắc bệnh hen suyễn nặng và bị người cha nuôi lợi dụng bóc lột. Mừng tham gia vào "Vệ quốc đoàn" (Đội thiếu niên trinh sát) chỉ vì trong sân huấn luyện có lá tầm gửi để chữa hen suyễn cho mẹ. Sau khi gia nhập Mừng lập chiến công dẫn đường cho các chiến sĩ đi đánh "ngôi lầu kiên cố của thằng thực dân cáo già Lơ-bơ-rít". Mừng nhờ người đưa lá tầm gửi về cho mẹ rồi tiếp tục theo bộ đội rút lên chiến khu, tại chiến khu em làm liên lạc. Mừng phát hiện âm mưu ăn cắp bản đồ của Kim điệu - gián điệp của quân đội Pháp trà trộn vào chiến khu. Mừng cố ngăn chặn nhưng không được và bị cả chiến khu nghi là Việt gian. Em hy sinh khi giúp bộ đội giật bom giết địch lúc quân Pháp siết chặt vòng vây vào chiến khu Hòa Mỹ. Em được minh oan và đã lấy tên em và mẹ em cho một ngọn núi: "núi mẹ con em Mừng".