K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Trợ từ:

- Trợ từ để nhấn mạnh: những, cái, thì, mà, là, …

Ví dụ:      

+ Bây giờ thì tôi quay lại phía biển         (Nguyễn Thị Kim Cúc)

+ Bà đồ Uẩn đặt lên chiến một mâm đầy những thịt cá..     (Dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn)

- Trợ từ biểu thị thái độ, sự đánh giá sự việc, sự vật: có, chính, ngay, đích, …

Ví dụ:      

+ Đích thị hôm qua bạn đi xem

+ Chính là qua anh cán bộ huyện (…) Nam Tiến biết được tôi hiện nay ở đâu.  (Bùi Hiển)

b) Thán từ:

- Thán từ dùng để bộc lộ tình cảm: ôi, ối, chà, eo ơi, hỡi, hỡi ai, trời ơi, khổ quá, chao ôi, …

Ví dụ:      

+ Hỡi ơi lão Hạc           (Nam Cao)

+ ối, đau quá!

+ Khốn nạn!                 (Ngô Tất Tố)

- Thán từ dùng để gọi đáp: hỡi, ơi, ê, vâng, …

Ví dụ:      

+ Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ                     (Ngô Tất Tố)

+ Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo cơm một hạt, đắng cay muôn phần              (Ca dao)

c)Từ ngữ địa phương và Từ ngữ toàn dân:

   Giời -Trời

   Răng,rứa-Thế nào, thế

   Đọi -Bát

   Thơm -Dứa

   Hĩm-Con gái

d) Biệt ngữ xã hội:

 - Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép bài làm của người khác hoặc tài liệu lén lúc mang theo khi kiểm tra), học gạo (cắm đầu học không còn chú ý đến việc khác, chỉ nhằm học thuộc được nhiều)..

 - Của giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khỏe), chính (cựa), dốt (nhát), nạp (xáp đá)…

10 tháng 10 2018

thán từ:trời ơi!con bé bị ngã cầu thang kìa

Ôi chao!cô gái kia đẹp quá

biệt ngữ:mỗi ngày đến trường em đều được bác sĩ gây mê xuyên suốt giờ học

bọn cướp nhìn thấy cớm liền bỏ chạy

địa phương:mẹ tôi mần xong cơm nước,liền gọi chúng tôi vào ăn

bà tôi nhặt rác bỏ vô bị

27 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Ý 1:

 

* Từ ngữ địa phương

- Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.

- Ví dụ

   + Mẹ: bầm, u, má, 

   + tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …

* Biệt ngữ xã hội

- Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu.

- Ví dụ

+ Trong xã hội phong kiến: hoàng đề, long nhan, trẫm, hoàng tử, băng hà,...

+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…

Ý 2:

a, + Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo); nia; dần; sàng (đồ dùng để sẩy gạo, thóc); bò (đơn vị để đong gạo)…

+ Trung Bộ: nhút; chẻo – nước mắm…

+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm…

b, 

+ Biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến xưa có thể kể đến: Hoàng đế, Quả nhân, Trẫm, Khanh, long thể, long nhan, dung nhan, băng hà…

+ Biệt ngữ hội của những người bên Thiên Chú giáo: nữ tu, ơn ích, cứu rỗi, lỗi, ông quản…

 

+ Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ…

Tác dụng: Để phân biệt từ ngữ giữa các vùng miền

 

 

6 tháng 1 2021

trâu - tru

lợn- heo

thằn lằn -thạch sùng 

ngô - bắp,bẹ

mận - roi

trứng gà - hột gà

lạc - đậu phộng

hoa - bông

táo - bom

 

 

26 tháng 2 2019

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

19 tháng 10 2017

Chọn đáp án: B

10 tháng 10 2018

Chọn đáp án: A

6 tháng 1 2022