K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2016

Cơ sở của sinh sản hữu tính là sự phân bào giảm nhiễm mà điểm mấu chốt là sự hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (noãn) và sự kết hợp giữa chúng.
Sinh sản hữu tính làm tăng tính biến dị di truyền ở thế hệ con. Thông qua giảm phân và sự thụ tinh ngẫu nhiên, rất nhiều tổ hợp gen khác nhau sẽ được hình thành từ một số ít bộ gen ban đầu. Mức biến dị di truyền của một quần thể càng lớn thì khả năng thì khả năng thích nghi với môi trường biến động ngày càng cao. Trên nguyên tắc khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột, những cá thể con có mang tổ hợp di truyền biến dị rất khác lạ sẽ có nhiều may, thích nghi hơn những cá thể con có kiểu gen đồng nhất và giống hệt bố mẹ.

19 tháng 3 2018

Đáp án B

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

12 tháng 7 2019

Đáp án C

27 tháng 10 2017

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV) → Đáp án C. (III) sai. Vì cạnh tranh cùng loài không bao giờ làm cho quần thể diệt vong. Cạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao. Khi mật độ quá cao thì xảy ra cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ quần thể. Khi mật độ quần thể giảm đến mức phù hợp thì không xảy ra cạnh tranh cùng loài. Vì vậy, sự cạnh tranh cùng loài không xảy ra đến tận cùng (nó chỉ diễn ra khi mật độ cá thể quá cao).

5 tháng 6 2017

Chọn đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.

III sai vì cạnh tranh cùng loài không bao giờ làm cho quần thể diệt vong. Cạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lện quá cao. Khi mật độ quá cao thì xảy ra cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ quần thể. Khi mật độ quần thể giảm đến mức phù hợp thì không xảy ra cạnh tranh cùng loài. Vì vậy, sự cạnh tranh cùng loài không xảy ra đến tận cùng (nó chỉ diễn ra khi mật độ cá thể quá cao).

28 tháng 1 2018

Đáp án D

Hình bên diễn tả quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.

Tổ hợp đúng là: (1), (3), (5)

(2) sai, quan hệ hỗ trợ không có ý nghĩa là giúp duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường. Đây là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh.

(4) sai, đây cũng là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh.

31 tháng 7 2018

Chọn đáp án D.

Hình bên diễn tả quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.

Tổ hợp đúng là: (1), (3), (5)

- (2) sai, quan hệ hỗ trợ không có ý nghĩa là giúp duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường. Đây là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh.

- (4) sai, đây cũng là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh.

21 tháng 6 2019

Tổ hợp đúng là : (1), (3), (5)

 (2) sai, quan hệ hỗ trợ không có ý nghĩa là giúp duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường. Đây là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh

(4) sai, tương tự, đây cũng là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh

Đáp án D 

3 tháng 5 2019

Đáp án B

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, …

– Vai trò, ý nghĩa

+ (1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường, tồn tại ổn định với thời gian, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường.

+ (3) Tạo hiệu quả nhóm, khai thác tối ưu nguồn sống.

+ (5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Vậy có 3 nội dung đúng → Đáp án B

Các nội dung 2, 4 sai vì đây là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh trong quần thể chứ không phải quan hệ hỗ trợ

Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa : (1) phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau. (2) kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường. (3) CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể. (4) biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống. (5) số lượng cá thể mang kiểu gen quy định kiểu...
Đọc tiếp

Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa :

(1) phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau.

(2) kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường.

(3) CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể.

(4) biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống.

(5) số lượng cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi sẽ ngày một tăng do khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao.

(6) các cá thể mang những biến dị thích nghi với môi trường sẽ được CLTN giữ lại, các cá thể mang biến dị không thích nghi với môi trường sẽ bị CLTN đào thải.

(7) loài mới được hình thành dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.

Phương án đúng là

A. (4), (6), (7). 

B. (1), (2), (4). 

C. (2), (5), (7).      

D. (1), (3), (4).

1
17 tháng 2 2018

Đáp án A

Phương án đúng là: (4), (6), (7)

(1)sai vì phần lớn các biến dị cá thể được

truyền cho đời sau

(2) sai vì kết quả của CLTN đã tạo nên

nhiều loài sinh vật có kiểu hình thích nghi

(3) sai, ông cho rằng CLTN tác động lên

từng cá thể

(5) sai, ông không đề cập tới khái niệm

“kiểu gen”; ông cho rằng cá thể nào có

biến dị di truyền giúp chúng thích nghi với

môi trường sẽ để lại nhiều con cháu hơn