K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2021

- Do khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới, nhiều kiểu khác nhau: Khu vực có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, có nhiều sông, sông lớn( Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Bắc á). Khu vực khí hậu khô hạn sông ngòi kém phát triển.

- Ngoài nước mưa các sông Châu Á còn được cung cấp bởi cácnguồn nước do băng, tuyết tan nên chế độ nước khá phức tạp.

tham khảo:

Mạng lưới sông dày không phải do đặc điểm địa hình mà là do chế độ mưa nhiều, vì nước mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu của các con sông. Mùa mưa của khí hậu là mùa lũ của sông và mùa khô của khí hậu là mùa cạn của sông.
Ngoài nước mưa các con sông còn nhận nước từ băng tuyết tan. Sông ngòi ở bắc Á cũng khá dày đặc và nhiều sông lớn, các sông bắt nguồn từ vùng núi trung tâm đổ ra Bắc Băng Dương. Về mùa đông khu vực Bắc Á có khí hậu rất lạnh, cuối xuân đầu hạ băng tuyết tan nên sông đầy nước vào cuối xuân đầu hạ

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Mục đích các nước phương Tây xâm lược Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á là để mở rộng thuộc địa, khai thác tài nguyên thiên và chiếm hữu những vị trí chiến lược quan trọng.

Đứng trước nguy cơ bị thôn tính, nhân dân Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á đã vùng lên đấu tranh quyết liệt, chống lại các thế lực xâm lược phương Tây.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sang thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây phát triển mạnh, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Trong bối cảnh đó, do Việt Nam có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên và nhân công nên cũng trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.

- Trước hành động xâm lược của tư bản Pháp, nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm phải nhiều sai lầm trong chỉ đạo đấu tranh, dẫn đến hậu quả Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

- Đối lập với thái độ của triều đình, nhân dân Việt Nam đã kiên quyết đứng lên đấu tranh ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, mặt khác, quá trình đấu tranh của nhân dân cũng có sự chuyển biến: từ đấu tranh chống Pháp xâm lược sang kết hợp giữa đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Sang thế kỉ XIX, tình hình châu Á và khu vực Đông Nam Á có nhiều biến động trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực đân phương Tây. Trong bối cảnh đó, theo em, lịch sử Việt Nam sẽ chịu tác động và điễn ra theo chiều hướng nào? Nhà nước phong kiến có đối sách như thế nào, nhân dân ta có thái độ và hành động ra sao để đương đầu với những thử thách to lớn của lịch sử?

Theo em, đây là một thời kì vô cùng khó khăn của dân tộc khi chúng ta phải đối đầu với các thế lực xâm lược phương Tây hung hãn. Họ hơn chúng ta về mọi mặt, đất nước đứng trước nguy cơ bị thôn tính bất cứ lúc nào. Để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, không chịu khuất phục, sự quyết tâm đấu tranh chống giặc ngoại xâm là vô cùng cần thiết.

NG
14 tháng 8 2023

 Tham khảo: Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896)

- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.

- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin.

- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.

- Ngày nay, ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin, tại nơi Hô-xê Ri-xan bị xử tử, người ra đã xây dựng một quảng trường để tri ân công lao của ông đối với dân tộc.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo 

- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
 

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

 Nguyên nhân khiến các cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Nam Á thất bại:

+ Một là: Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.

+ Hai là: Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

+ Ba là: Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

+ Ách cai trị hà khắc, bóc lột nặng nề của các nước phương Tây đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân các nước Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ hàng loạt các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á.

+ Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm và hình thức đấu tranh nhưng đều cùng mục đích: chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân, giành lại nền độc lập cho dân tộc.

+ Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Mặc dù diễn ra quyết liệt, song, do nhiều nguyên nhân các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vẫn chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.

+ Dù thất bại, nhưng các cuộc đấu tranh này có ý nghĩa lịch sử to lớn: thể hiện lòng yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm; đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào yêu nước sau này.