K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Tóm tắt

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
  • Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
  • Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.

Chi tiết

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chấn động cả cõi Nam. Từ trong ngọn lửa của cuộc nổi dậy oanh liệt ấy tỏa ra chân lý lịch sử "Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng tự mình đã dựng nên, làm chủ đất nước và số phận mình. Không một sức mạnh nào tiêu diệt được nó". Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là kết tinh của cả một quá trình đấu tranh, khi âm thầm, lúc công khai của nhân dân Việt Nam. Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân, vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ.

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà tiêu biểu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về Hai Bà Trưng!

26 tháng 9 2021

là  để lấy lại hòa bình cho dân tộc bạn nhé

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

- Truyện kể về những bài học đầu tiên trong cuộc đời của chàng Dế Mèn 

  Các sự việc chính trong truyện. 

+ Miêu tả ngoại hình cường tráng của Dế Mèn

+ Sự khinh bỉ của Dế Mèn đối với mọi người xung quanh và Dế Choắt

+ Cái chết của Dế Choắt

+ Bài học đường đời đầu của Dế Mèn

- Những nhân vật trong truyện: Dế Mèn. Dế Choắt, chị Cốc...Trong đó nhân vật chính: Dế Mèn

- Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào?

+ Hình dáng miêu tả giống con người:

Dế Mèn: thanh niên cường tráng, đi bách bộ, đầu, to ra thành từng tảng, đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy, kiểu cách con nhà ra võ

Dế Choắt: gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, lưng, mạng sườn, mặt mũi ngẩn ngơ ngơ

+ Tính cách: bướng, hung hăng, hống hạch láo, trịnh thượng, yếu ớt

+ Ý nghĩa câu truyện muốn gửi gắm: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ sẽ mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. Bài học ấy rất có ý nghĩa với chúng ta

- Truyện ngắn muốn nhắn nhủ tới người đọc bài học rằng trong cuộc sống tuyệt đối không được tự cao, cho mình là nhất. Vì điều đó sẽ không chỉ mang đến hậu quả cho bản thân mà còn mang tới hậu quả cho những người khác. Bài học đó rất có ý nghĩa với em. Nó giúp em biết tu dưỡng đạo đức, sống khiêm tốn, biết yêu thương mọi người.

26 tháng 3 2019

có ý chí đấu tranh giành lại đọc lập

27 tháng 3 2019

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa

/Lịch Sử /Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa

  •  19/07/2018 
  •  Lịch Sử

 Số lượt đọc bài viết: 26.112

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vốn là trang lịch sử hào hùng và sáng chói mà biết bao thế hệ người Việt vẫn luôn nhắc đến. Vậy cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa như nào? Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây nhé! 

Mục lục [hide]

  • 1 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
    • 1.1 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì 
    • 1.2 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
      • 1.2.1 Nguyên nhân trực tiếp
      • 1.2.2 Nguyên nhân gián tiếp
  • 2 Tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
    • 2.1 Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên
    • 2.2 Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên
  • 3 Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • 4 Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chúng ta cùng xem xét đến định nghĩa, khái niệm liên quan đến cuộc khởi nghĩa này.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì 

Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.

hình ảnh mô tả cuộc khởi nghĩa hai bà trưng

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

  • Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc:  Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
  • Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

  • Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.

Tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:

diễn biến cuộc khởi nghĩa hai bà trưng

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

  • Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
  • Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

hình ảnh cuộc khởi nghĩa hai bà trưng

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

  • Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
  • Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa  và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
  • Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
  • Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường
13 tháng 2 2019

Hai Bà Trưng có công lao là dũng cảm đứng dậy chống giặc, giải phóng được dân tộc và tuy đã bị giặc bao vây, truy đuổi nhưng hai bà đã kiên quyết ko đầu hàng cho đến phút cuối cùng. Tuy thời gian tự chủ đất nước của hai bà ngắn nhưng cũng chứng tỏ được khí phách anh hùng,  là nền móng của những cuộc nổi dậy sau này.

Để biết ơn Hai Bà, nhân dân ta đã lập đền thờ Hai bà ở quê nhà, tưởng nhớ đến hai vị nữ anh hùng đã hi sinh lẫm liệt cho đất nước.

25 tháng 10 2016

Sự việc chính trong truyện Thạch Sanh:

- Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch sanh

- Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.

- Đi canh miếu và diệt chằn tinh

-Giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.

- Hồn chằn tinh và đại bàng báo oán, Thạch sanh bị bắt oan vào ngục.

- Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi câm, vạch mặt Lý Thông và giải oan cho mình.

- Thạch Sanh đối đầy với 18 nước.

- Về già, vua truyền ngôi cho Thạch Sanh.

Tác dụng của thứ tự kể trong văn bản thằng Ngỗ là:

- Làm cho người đọc cảm giác cuốn hút.

- Là loại thứ tự kể khó.

 

14 tháng 8 2017

mình cũng đồng ý banhqua

Câu 1: Ai đã chỉ huy cuộc khởi nghĩa đầu tiên dành lại độc lập của dân tộcViệt Nam ?A. Hai bà Trưng C. An Dương VươngB. Bà Triệu D. Lý Nam ĐếCâu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng diễn ra vào thời gian nào ?A. Năm 179 TCN C. Năm 40B. Năm 40 TCN D. Năm 248Câu 3: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc nhằm mục đích gì?A. Xóa tên Âu Lạc trên bản đồB. Đồng hóaC. Cai trịD. Bóc lộtCâu 4: Trong...
Đọc tiếp

Câu 1: Ai đã chỉ huy cuộc khởi nghĩa đầu tiên dành lại độc lập của dân tộc

Việt Nam ?

A. Hai bà Trưng C. An Dương Vương

B. Bà Triệu D. Lý Nam Đế

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng diễn ra vào thời gian nào ?

A. Năm 179 TCN C. Năm 40

B. Năm 40 TCN D. Năm 248

Câu 3: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc nhằm mục đích gì

?

A. Xóa tên Âu Lạc trên bản đồ

B. Đồng hóa

C. Cai trị

D. Bóc lột

Câu 4: Trong các chính sách cai trị của nhà Hán, chính sách nào là thâm

độc nhất ?

A. Nộp nhiều thứ thuế đặc biệt là thuế sắt, thuế muối

B. Cống nạp các sản vật quý

C. Thực hiện chính sách lao dịch và binh dịch nặng nề

D. Đồng hóa

Câu 5: Hai bà Trưng chọn nơi nào sau đây là đất đóng đô ?

A. Cổ Loa C. Luy Lâu

B. Mê Linh D. Cấm Khê

Câu 6: Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa tại đâu ?

A. Mê Linh C. Lãng Bạc

B. Hát Môn (Hà Tây) D. Cổ Loa

4

Câu 7: Thủ phủ của Châu Giao được đặt ở

A. Luy Lâu

B. Cổ Loa

C. Thăng Long

D. Hoa Lư

Câu 8: Từ việc sắp đặt quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút

ra nhận xét:

A. Nhà Hán muốn người Hán cùng người Việt cai quản đất nước.

B. Nhà Hán muốn nhường quyền cai quản cho người Việt.

C. Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện xã chúng chưa vươn tới

được phải giao cho người Việt.

D. Nhà Hán bố trí người Hán cai quản từ trên quận đến tận làng xã.

Câu 9: Ðại Nam Quốc Sử Diễn Ca có đoạn thơ

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Ðuổi ngay Tô Ðịnh, dẹp yên Biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

Ðoạn thơ này để kể công đức của ai?

A. Hai Bà Trưng

B. Bà Triệu

C. Huyền Trân Công chúa

D. Thánh Chân Công Chúa [nữ tướng Lê Chân]

Câu 10: Nước ta kháng chiến chống quân Hán tiếp tục xâm lược năm

 A. 41 – 42    C. 43 – 44

 B. 42 – 43    D. 44 – 45

Câu 11: Vào tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt tại

 A. Cấm Khê C. Lãng Bạc

  B. Cổ Loa D. Hợp Phố

 Câu 12: Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến

 A. tháng 01 năm 43

 B. tháng 11 năm 43

 C. tháng 01 năm 44

 D. tháng 11 năm 44

1a

2b

3c

bốn: a

5a

6a

17 tháng 4 2016

-Chuyện hiện đại dược phân tích theo phương diện: chủ đề tư tưởng, nhân vật, ngôn ngữ… trong khi nghệ thuật trần thuật nói chung, nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu nói riêng – những yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi theo hướng hiện đại của truyện ngắn đầu thế kỷ XX chưa được quan tâm khảo sát một cách toàn diện.

Mình chỉ biết thế thôi.Mk mới học lớp 6 ^.^

18 tháng 4 2016

Thanks nhiều nhé nhờ bạn mà mình đã có lời giải đáp